Chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tới châu Phi trong tuần này diễn ra trong bối cảnh trao đổi thương mại và đầu tư của Trung Quốc tại châu lục này đang gia tăng nhanh chóng.
Các nhà phân tích nói rằng một mục tiêu chính của Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến công du lần này là để đảm bảo rằng Hoa Kỳ không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng cũng như tăng cường đầu tư.
Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, và khối lượng thương mại tiếp tục gia tăng đáng kể.
Thông thương hai chiều trị giá 160 tỷ đôla năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức 10,6 tỷ đôla một thập kỷ trước và so với mức chỉ 1 tỷ đôla 20 năm trước nữa.
Viện trợ và đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi cũng gia tăng nhanh chóng trong lúc Bắc Kinh coi lục địa giàu tài nguyên này như là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của mình.
Các giới chức Trung Quốc công bố tháng trước rằng hiện có khoảng 2.000 công ty Trung Quốc làm ăn tại châu Phi, với mức đầu tư khoảng 14,7 tỷ đôla, tức tăng 60% trong 2 năm.
Tại một diễn đàn mới đây ở Bắc Kinh với sự tham dự của các giới chức cấp cao từ hơn 50 nước Phi châu, trong đó có Tổng thống Nam Phi, Tổng thống Bờ Biển Ngà và Thủ tướng Kenya, Thủ tướng Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ca ngợi mối quan hệ hợp tác với Phi châu.
Trong khi hướng tới châu Phi vì các nguyên liệu thô, Bắc Kinh cũng coi châu lục này là một thị trường đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các mặt hàng chế tạo của Trung Quốc.
Theo một Bạch thư được Quốc vụ viện Trung Quốc công bố năm 2010, xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi trong những năm 80 và 90 chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp nhẹ, lương thực và các sản phẩm hóa chất. Nhưng trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc ngày càng mang bán nhiều các mặt hàng điện tử, ô tô và máy móc.
Sự hiện diện ngày càng gia tăng về mặt kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi đã chuyển hóa thành ảnh hưởng chính trị lớn.
Tuy nhiên, một số người cho rằng sự hiện diện này đã gây ra các quan ngại về vấn đề ngược đãi lao động và tham nhũng, trong khi một số giới chức Mỹ ở Washington đã chỉ trích Trung Quốc cung cấp tài chính cho các nước có hồ sơ nhân quyền kém cỏi.
Các nhà phân tích nói rằng một mục tiêu chính của Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến công du lần này là để đảm bảo rằng Hoa Kỳ không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng cũng như tăng cường đầu tư.
Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, và khối lượng thương mại tiếp tục gia tăng đáng kể.
Thông thương hai chiều trị giá 160 tỷ đôla năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức 10,6 tỷ đôla một thập kỷ trước và so với mức chỉ 1 tỷ đôla 20 năm trước nữa.
Viện trợ và đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi cũng gia tăng nhanh chóng trong lúc Bắc Kinh coi lục địa giàu tài nguyên này như là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của mình.
Các giới chức Trung Quốc công bố tháng trước rằng hiện có khoảng 2.000 công ty Trung Quốc làm ăn tại châu Phi, với mức đầu tư khoảng 14,7 tỷ đôla, tức tăng 60% trong 2 năm.
Tại một diễn đàn mới đây ở Bắc Kinh với sự tham dự của các giới chức cấp cao từ hơn 50 nước Phi châu, trong đó có Tổng thống Nam Phi, Tổng thống Bờ Biển Ngà và Thủ tướng Kenya, Thủ tướng Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ca ngợi mối quan hệ hợp tác với Phi châu.
Trong khi hướng tới châu Phi vì các nguyên liệu thô, Bắc Kinh cũng coi châu lục này là một thị trường đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các mặt hàng chế tạo của Trung Quốc.
Theo một Bạch thư được Quốc vụ viện Trung Quốc công bố năm 2010, xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi trong những năm 80 và 90 chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp nhẹ, lương thực và các sản phẩm hóa chất. Nhưng trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc ngày càng mang bán nhiều các mặt hàng điện tử, ô tô và máy móc.
Sự hiện diện ngày càng gia tăng về mặt kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi đã chuyển hóa thành ảnh hưởng chính trị lớn.
Tuy nhiên, một số người cho rằng sự hiện diện này đã gây ra các quan ngại về vấn đề ngược đãi lao động và tham nhũng, trong khi một số giới chức Mỹ ở Washington đã chỉ trích Trung Quốc cung cấp tài chính cho các nước có hồ sơ nhân quyền kém cỏi.