Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton bắt đầu chuyến công du châu Phi bằng chặng dừng tại Senegal.
Các nhà phân tích nói rằng chuyến thăm đến nhiều nước châu Phi này của bà là nhằm đối lại với ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu lục giàu tài nguyên này.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong chuyến công du dài 10 ngày này, Ngoại trưởng Clinton sẽ nêu rõ kế hoạch của Hoa Kỳ tăng cường cho các định chế dân chủ, mở rộng phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và thăng tiến hòa bình và anh ninh cho châu lục.
Tuy nhiên các nhà phân tích, trong đó có Giáo sư Emilio Viano của Ðại học American, nói với đài VOA rằng một phần của chiến lược đó bao gồm việc thách thức vai trò của Trung Quốc, nước hồi tháng trước đã loan báo những khoản đầu tư khổng lồ mới vào lục địa đang tăng trưởng nhanh chóng này.
Tại cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Phi châu và Trung Quốc ở Bắc Kinh hồi tháng 7, Trung Quốc hứa sẽ cho châu Phi vay 20 tỉ đôla trong vòng 3 năm tới, gấp đôi con số mà Trung Quốc đã đề nghị với châu lục này giai đoạn 3 năm trước.
Giao thương giữa Trung Quốc và các nước Phi châu đã tăng mạnh trong lúc Bắc Kinh đi tìm các nguồn tài nguyên để cung ứng cho nền kinh tế tăng mạnh của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đạt mức kỷ lục 166 tỉ đôla.
Giáo sư Viano nói rằng Washington không muốn để mất dần những lợi ích kinh tế quan trọng tại châu Phi, nơi có những quốc gia đang đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Ông nói rằng hình như Washington muốn thay đổi điều ông gọi là sự lơ là của Hoa Kỳ về Phi châu mà theo ông thì điều đó bắt đầu trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống George W. Bush.
Chuyến công du của Ngoại trưởng Clinton được xem như là một phần của chiến lược đối với khu vực cận Sahara của châu Phi được Tổng thống Obama loan báo hồi gần đây. Ngoại trưởng Clinton sẽ đi thăm các nước Senegal, Nam Sudan, Uganda, Kenya, Malawi và Nam Phi.
Thăng tiến dân chủ và nhân quyền cũng là trọng điểm của chuyến công du này của ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Nhiều người tố cáo Trung Quốc làm ngơ về các vấn đề nhân quyền trong khi nhanh chóng mở rộng đầu tư tại châu Phi, dẫn đến những lo ngại về bóc lộc lao động và tham nhũng trong các công ty do Trung Quốc sở hữu.
Các nhà phân tích nói rằng chuyến thăm đến nhiều nước châu Phi này của bà là nhằm đối lại với ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu lục giàu tài nguyên này.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong chuyến công du dài 10 ngày này, Ngoại trưởng Clinton sẽ nêu rõ kế hoạch của Hoa Kỳ tăng cường cho các định chế dân chủ, mở rộng phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và thăng tiến hòa bình và anh ninh cho châu lục.
Tuy nhiên các nhà phân tích, trong đó có Giáo sư Emilio Viano của Ðại học American, nói với đài VOA rằng một phần của chiến lược đó bao gồm việc thách thức vai trò của Trung Quốc, nước hồi tháng trước đã loan báo những khoản đầu tư khổng lồ mới vào lục địa đang tăng trưởng nhanh chóng này.
Tại cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Phi châu và Trung Quốc ở Bắc Kinh hồi tháng 7, Trung Quốc hứa sẽ cho châu Phi vay 20 tỉ đôla trong vòng 3 năm tới, gấp đôi con số mà Trung Quốc đã đề nghị với châu lục này giai đoạn 3 năm trước.
Giao thương giữa Trung Quốc và các nước Phi châu đã tăng mạnh trong lúc Bắc Kinh đi tìm các nguồn tài nguyên để cung ứng cho nền kinh tế tăng mạnh của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đạt mức kỷ lục 166 tỉ đôla.
Giáo sư Viano nói rằng Washington không muốn để mất dần những lợi ích kinh tế quan trọng tại châu Phi, nơi có những quốc gia đang đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Ông nói rằng hình như Washington muốn thay đổi điều ông gọi là sự lơ là của Hoa Kỳ về Phi châu mà theo ông thì điều đó bắt đầu trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống George W. Bush.
Chuyến công du của Ngoại trưởng Clinton được xem như là một phần của chiến lược đối với khu vực cận Sahara của châu Phi được Tổng thống Obama loan báo hồi gần đây. Ngoại trưởng Clinton sẽ đi thăm các nước Senegal, Nam Sudan, Uganda, Kenya, Malawi và Nam Phi.
Thăng tiến dân chủ và nhân quyền cũng là trọng điểm của chuyến công du này của ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Nhiều người tố cáo Trung Quốc làm ngơ về các vấn đề nhân quyền trong khi nhanh chóng mở rộng đầu tư tại châu Phi, dẫn đến những lo ngại về bóc lộc lao động và tham nhũng trong các công ty do Trung Quốc sở hữu.