Vụ xả súng cuồng sát tại một trường tiểu học ở bang Connecticut hồi tuần trước đã khơi lại cuộc tranh luận bị lãng quên lâu nay về luật quản lý sở hữu súng ống ở Mỹ.
Hôm thứ hai, một đám đông nhỏ đã tuần hành trước văn phòng ở thủ đô Washington của Hiệp hội Súng Quốc gia, một tổ chức có thế lực luôn mạnh mẽ phản đối các luật lệ kiểm soát súng đạn chặt chẽ hơn. Những người tuần hành hy vọng bi kịch mới đây ở Connecticut có đủ sức mạnh để thôi thúc người Mỹ phải có hành động. Một người phát biểu:
"Tôi nghĩ đã đến lúc mọi người phải nói lên cái gì đó, phải đứng lên và nói lên một điều gì chống lại thế lực của một nhóm nhỏ như thế này."
Ngày càng có nhiều các nhà lập pháp lên tiếng ủng hộ việc siết chặt các luật kiểm soát súng ống.
Thượng nghị sĩ Ðảng Dân chủ Diane Feinstein hứa sẽ đưa ra dự luật để phục hồi luật cấm bán vũ khí tấn công. Một thượng nghị sĩ khác của Ðảng Dân chủ, ông Joe Manchin, người từng nhận được sự ủng hộ của Hiệp hội Súng Quốc gia, cũng lên tiếng ủng hộ luật kiểm soát súng ống chặt chẽ hơn.
Hiệp hội Súng Quốc gia và nhiều nhà hoạt động bênh vực quyền sở hữu súng khác phần lớn đã im lặng về vấn đề này. Nhưng nghị sĩ Ðảng Cộng hòa Louie Gohmert nói rằng bi kịch vừa rồi có thể đã đổi khác đi nếu chính bà hiệu trưởng của trường học cũng có súng trong tay. Ông nói:
"Và để bảo vệ, tôi ước gì bà hiệu trưởng của có một khẩu M-4 cất kín trong tủ khóa lại. Và khi nghe tiếng súng, bà đã có thể cầm khẩu súng ra, bắn hạ hung thủ, bắn hạ tên điên cuồng trước khi hắn giết hại những đứa trẻ đáng yêu, thay vì bà phải dũng cảm lao vào tên cuồng sát với hai tay không."
Tổng thống Barack Obama nói với cư dân ở thị trấn nơi xảy ra vụ cuồng sát rằng ông sẽ “dùng mọi quyền hành” mà chính quyền của ông có được để ngăn không cho xảy ra một vụ xả súng cuồng sát như vậy nữa.
Có một số hành động mà Tổng thống Obama có thể áp dụng mà không cần xin quốc hội thông qua, chẳng hạn như yêu cầu Cơ quan Ðiều tra Liên bang, tức FBI, quy định phải có chứng nhận về sức khỏe tâm thần trong hệ thống kiểm soát lý lịch của người xin giấy phép mua súng.
Hôm thứ hai, một đám đông nhỏ đã tuần hành trước văn phòng ở thủ đô Washington của Hiệp hội Súng Quốc gia, một tổ chức có thế lực luôn mạnh mẽ phản đối các luật lệ kiểm soát súng đạn chặt chẽ hơn. Những người tuần hành hy vọng bi kịch mới đây ở Connecticut có đủ sức mạnh để thôi thúc người Mỹ phải có hành động. Một người phát biểu:
"Tôi nghĩ đã đến lúc mọi người phải nói lên cái gì đó, phải đứng lên và nói lên một điều gì chống lại thế lực của một nhóm nhỏ như thế này."
Ngày càng có nhiều các nhà lập pháp lên tiếng ủng hộ việc siết chặt các luật kiểm soát súng ống.
Thượng nghị sĩ Ðảng Dân chủ Diane Feinstein hứa sẽ đưa ra dự luật để phục hồi luật cấm bán vũ khí tấn công. Một thượng nghị sĩ khác của Ðảng Dân chủ, ông Joe Manchin, người từng nhận được sự ủng hộ của Hiệp hội Súng Quốc gia, cũng lên tiếng ủng hộ luật kiểm soát súng ống chặt chẽ hơn.
Hiệp hội Súng Quốc gia và nhiều nhà hoạt động bênh vực quyền sở hữu súng khác phần lớn đã im lặng về vấn đề này. Nhưng nghị sĩ Ðảng Cộng hòa Louie Gohmert nói rằng bi kịch vừa rồi có thể đã đổi khác đi nếu chính bà hiệu trưởng của trường học cũng có súng trong tay. Ông nói:
"Và để bảo vệ, tôi ước gì bà hiệu trưởng của có một khẩu M-4 cất kín trong tủ khóa lại. Và khi nghe tiếng súng, bà đã có thể cầm khẩu súng ra, bắn hạ hung thủ, bắn hạ tên điên cuồng trước khi hắn giết hại những đứa trẻ đáng yêu, thay vì bà phải dũng cảm lao vào tên cuồng sát với hai tay không."
Tổng thống Barack Obama nói với cư dân ở thị trấn nơi xảy ra vụ cuồng sát rằng ông sẽ “dùng mọi quyền hành” mà chính quyền của ông có được để ngăn không cho xảy ra một vụ xả súng cuồng sát như vậy nữa.
Có một số hành động mà Tổng thống Obama có thể áp dụng mà không cần xin quốc hội thông qua, chẳng hạn như yêu cầu Cơ quan Ðiều tra Liên bang, tức FBI, quy định phải có chứng nhận về sức khỏe tâm thần trong hệ thống kiểm soát lý lịch của người xin giấy phép mua súng.