WASHINGTON —
Tranh cãi tại Thượng Viện Hoa Kỳ vẫn chưa dứt khoát cho chức vụ bộ trưởng quốc phòng mới trong chính phủ Obama nhiệm kỳ hai.
Hôm thứ Năm, cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel, người được Tổng thống Obama đề cử, đối mặt nhiều tiếng đồng hồ chất vấn dồn dập và đôi lúc nảy lửa với các bạn đồng viện cũ của mình.
Thượng nghị sĩ John McCain nhiều lần đặt câu hỏi ông Hagel có hối hận vì đã chống đối chuyện tăng quân ở Iraq năm 2007 hay không:
“Câu hỏi của tôi là: lúc đó ông đúng hay sai? Đây là một câu hỏi khá thẳng thắn.”
Ông Hagel không chịu trả lời thẳng:
“Tôi không cho ông câu trả lời ‘có’ hoặc ‘không.’ Vấn đề ở đây phức tạp hơn nhiều. Như tôi đã từng nói, câu trả lời của tôi là: tôi dành cho sự phán xét của lịch sử.”
Ông McCain hỏi vặn lại:
“Tôi nghĩ lịch sử đã có phán xét về chuyện tăng quân này, thưa ngài. Và ngài đã đứng về bên trái của lịch sử. Việc ngài không chịu trả lời đúng sai sẽ ảnh hưởng đến phán xét của tôi về chuyện bỏ phiếu thuận cho ngài hay không.”
James Inhofe, một Thượng nghị sĩ Cộng hòa khác cũng chỉ trích ông Hagel:
“Thành tích của Nghị sĩ Hagel rất đáng lo ngại và đi ra ngoài dòng chính. Dường như nhiều lần ông sẵn sàng chiều ý các đối thủ của nước Mỹ trong lúc ông bỏ qua các bạn hữu của nước Mỹ.”
Ông Hagel đáp lại:
“Lập trường về thế giới nói chung của tôi chưa bao giờ thay đổi: nước Mỹ phải có và phải duy trì một lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, chúng ta phải lãnh đạo quốc tế để cùng nhau đối mặt với các đe dọa và thách thức.”
Không phải lúc nào ông Hagel cũng gặp không khí thù địch. Thượng nghị sĩ Dân chủ Carl Levin nêu bật một điểm mạnh của ông Hagel là đã từng phục vụ tại Việt Nam ở cấp bậc binh sĩ:
“Điều đó sẽ đánh đi một tín hiệu tích cực cho hàng binh sĩ Hải Lục Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến của chúng ta đang ở những nơi nguy hiểm trên khắp thế giới, để họ biết rằng một người giống như họ đang giữ vị trí cao nhất tại Bộ Quốc phòng, và người đó đang đứng sau lưng họ.”
Phe Dân chủ đang ở thế đa số tại Thượng Viện nhưng ông Hagel cần phải có lá phiếu ủng hộ của ít nhất 5 Thượng nghị sĩ Cộng hòa, nếu có ai đó muốn sử dụng mánh khóe thủ tục để buộc phải có túc số ba phần năm Thượng Viện mới được phê chuẩn.
Nếu được phê chuẩn, ông Hagel sẽ thay thế ông Leon Panetta.
Hôm thứ Năm, cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel, người được Tổng thống Obama đề cử, đối mặt nhiều tiếng đồng hồ chất vấn dồn dập và đôi lúc nảy lửa với các bạn đồng viện cũ của mình.
Thượng nghị sĩ John McCain nhiều lần đặt câu hỏi ông Hagel có hối hận vì đã chống đối chuyện tăng quân ở Iraq năm 2007 hay không:
“Câu hỏi của tôi là: lúc đó ông đúng hay sai? Đây là một câu hỏi khá thẳng thắn.”
Ông Hagel không chịu trả lời thẳng:
“Tôi không cho ông câu trả lời ‘có’ hoặc ‘không.’ Vấn đề ở đây phức tạp hơn nhiều. Như tôi đã từng nói, câu trả lời của tôi là: tôi dành cho sự phán xét của lịch sử.”
Ông McCain hỏi vặn lại:
“Tôi nghĩ lịch sử đã có phán xét về chuyện tăng quân này, thưa ngài. Và ngài đã đứng về bên trái của lịch sử. Việc ngài không chịu trả lời đúng sai sẽ ảnh hưởng đến phán xét của tôi về chuyện bỏ phiếu thuận cho ngài hay không.”
James Inhofe, một Thượng nghị sĩ Cộng hòa khác cũng chỉ trích ông Hagel:
“Thành tích của Nghị sĩ Hagel rất đáng lo ngại và đi ra ngoài dòng chính. Dường như nhiều lần ông sẵn sàng chiều ý các đối thủ của nước Mỹ trong lúc ông bỏ qua các bạn hữu của nước Mỹ.”
Ông Hagel đáp lại:
“Lập trường về thế giới nói chung của tôi chưa bao giờ thay đổi: nước Mỹ phải có và phải duy trì một lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, chúng ta phải lãnh đạo quốc tế để cùng nhau đối mặt với các đe dọa và thách thức.”
Không phải lúc nào ông Hagel cũng gặp không khí thù địch. Thượng nghị sĩ Dân chủ Carl Levin nêu bật một điểm mạnh của ông Hagel là đã từng phục vụ tại Việt Nam ở cấp bậc binh sĩ:
“Điều đó sẽ đánh đi một tín hiệu tích cực cho hàng binh sĩ Hải Lục Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến của chúng ta đang ở những nơi nguy hiểm trên khắp thế giới, để họ biết rằng một người giống như họ đang giữ vị trí cao nhất tại Bộ Quốc phòng, và người đó đang đứng sau lưng họ.”
Phe Dân chủ đang ở thế đa số tại Thượng Viện nhưng ông Hagel cần phải có lá phiếu ủng hộ của ít nhất 5 Thượng nghị sĩ Cộng hòa, nếu có ai đó muốn sử dụng mánh khóe thủ tục để buộc phải có túc số ba phần năm Thượng Viện mới được phê chuẩn.
Nếu được phê chuẩn, ông Hagel sẽ thay thế ông Leon Panetta.