Đường dẫn truy cập

Bà Clinton, những năm tại Bộ Ngoại giao


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Khi rời chức vụ, bà Clinton được xem là người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất thế giới
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Khi rời chức vụ, bà Clinton được xem là người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất thế giới
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton rời chức hôm thứ Sáu. Qua nhiều cuộc thăm dò, bà được xem là một phụ nữ được ngưỡng mộ nhất Washington. Thông tín viên VOA Scott Stearns tại Bộ Ngoại giao nhìn lại di sản của bà và xem liệu bà có ra tranh chức tổng thống năm 2016 không.

Khi rời chức vụ, bà Clinton được xem là người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất thế giới, đã từng hàn gắn những quan hệ bị đổ vỡ vì chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, và cổ vũ chính sách xoay trục tại châu Á Thái Bình Dương.

Nhưng bà nói rằng lý tưởng của đời bà là tăng quyền cho giới phụ nữ:

“Thật là điên rồ khi một chính quyền cố xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, hoặc nền dân chủ ổn định nhưng lại đối xử với phân nửa nhân dân mình như công dân hạng hai, hoặc tệ hơn nữa, như một chủng loại khác. Vậy mà đó chính là điều mà phụ nữ đang bị đối xử ở nhiều nơi, họ không có hoặc có rất ít quyền chính trị, họ là đối tượng của các vụ bạo lực tệ hại, sức khỏe họ, thậm chí cuộc sống họ bị coi thường.”

Bà Sarah Margon, Phó đại diện của Human Rights Watch tại Washington cho rằng bà Clinton xem các quyền của phụ nữ là trọng tâm chính sách đối ngoại của bà:

“Sự sẵn sàng của bà, sự nóng lòng của bà để gặp các tổ chức dân sự là một dấu hiệu thực sự cho thấy chính sách ngoại giao không chỉ là giao thiệp giữa chính phủ với chính phủ, mà còn là giao tiếp với các nhóm đủ loại.”

Chính tôi sẽ quyết định về tương lai của mình. Hiện tại, tôi không nghiêng về chuyện ứng cử lại, nhưng tôi sẽ làm mọi đều có thể, để giới phụ nữ có thể cạnh tranh ở những cấp bậc cao nhất, không chỉ riêng ở Hoa Kỳ mà còn khắp thế giới...
Hillary Rodham Clinton.
Nhà phân tích Jennifer Cooke của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược nói rằng tại miền nam châu Phi, bà Clinton muốn thấy có truy cứu trách nhiệm đối với những lạm dụng phụ nữ tại Cộng hòa Dân chủ Congo:

“Bà để lại một di sản lớn về ngoại giao, cho dù là tại Kenya, cho dù là tại Côte d'Ivoire, cho dù là tại Senegal, tấn công những vấn đề lớn này tại Cộng hòa Dân chủ Congo.”

Nhưng cũng có người chê trách bà Clinton. Tại Syria, bà bị chỉ trích vì không làm hết sức mình để giúp đỡ phe nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.

Và bà cũng bị chỉ trích về thất bại an ninh tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Benghazi của Libya hồi tháng 9 năm ngoái, khiến 4 người Mỹ thiệt mạng. Bà phản ứng về vụ này như sau:

"Nhất định là những cái chết của người Mỹ tại Benghazi là điều tôi hối tiếc sâu xa, và tôi đang đem hết năng lực để nhất định không để tái diễn. Khi chúng ta làm những công việc này, chúng ta phải hiểu ngay từ đầu rằng chúng ta không thể chủ động được tất cả mọi thứ.”

Bù lại, theo lời nhà phân tích Malou Innocent của viện nghiên cứu Cato, kinh nghiệm của bà tại bộ ngoại giao có thể giúp bà nếu bà ra tranh cử tổng thống lần nữa:

“Chắc chắn là đối với các chuyên viên về chính sách ngoại giao tại Washington, họ có thể nói thế này thế khác; nhưng đối với đại đa số nhân dân Mỹ, khi nhìn vào việc làm của bà, họ sẽ thấy những điểm xuất sắc. Điều đó nhất định có lợi cho bà vào năm 2016.”

Từng mất sự chỉ định của đảng Dân chủ vào năm 2008, bà Clinton nói bà không nghĩ đến chuyện sẽ ra lại:

“Chính tôi sẽ quyết định về tương lai của mình. Hiện tại, tôi không nghiêng về chuyện ứng cử lại, nhưng tôi sẽ làm mọi đều có thể, để giới phụ nữ có thể cạnh tranh ở những cấp bậc cao nhất, không chỉ riêng ở Hoa Kỳ mà còn khắp thế giới.”

Bà nói đùa rằng việc đầu tiên bà sẽ làm sau khi rời khỏi Washington là ngủ bù lại, sau 20 năm thiếu ngủ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG