Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ rời chức vụ cao nhất trong ngành ngoại giao Mỹ trong tuần này. Vậy bà sẽ làm gì trong thời gian sắp tới? Bà Clinton nói hiện bà không tính chuẩn bị cho một cuộc vận động tranh cử tổng thống khác.
Những câu hỏi về việc liệu bà có sẽ ra tranh cử tổng thống một lần nữa hay không đã theo đuổi bà Clinton trong suốt nhiệm kỳ bà làm ngoại trưởng cho Tổng thống Barack Obama.
Do đó trong cuộc gặp gỡ chót theo kiểu “town hall” trong tư cách là người đứng đầu ngành ngoại giao nước Mỹ, câu hỏi đã xuất phát từ một sinh viên nguời Ðức, mà cô thú nhận là mang tính cách một lời cầu khẩn hơn là một câu hỏi, rằng nếu được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016, bà Hillary Clinton sẽ là một biểu tượng quan trọng cho phụ nữ trên khắp thế giới.
Bà Clinton đáp: “Thực ra tôi không nghĩ về bất cứ điều gì như thế ngay lúc này. Tôi đang trông đợi kết thúc nhiệm kỳ ngoại trưởng, và bù đắp lại cho khoảng 20 năm thiếu ngủ.”
Bà Clinton quả thực muốn thấy thêm nhiều phụ nữ ra tranh các chức vụ cao.
Bà nói: “Quyết định về tương lai của chính tôi là tùy thuộc vào chính tôi. Ngay lúc này tôi chưa có ý định làm như thế. Nhưng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể được để bảo đảm rằng phụ nữ ra tranh đua ở các cấp bực cao nhất, không riêng ở Hoa Kỳ mà trên khắp thế giới.”
Bà Clinton cho rằng các chính trị gia phải phá vỡ các thái độ phân loại các vị thế quyền lực.
Bà nói: “Phụ nữ tự đặt mình vào tiến trình chính trị, và đó là điều không hề dễ dàng ở bất cứ đâu. Tôi muốn nhìn thấy sự kiện ấy nhiều hơn. Tôi nói cho quý vị biết là nó đòi hỏi phải có một lớp da dầy. Nhưng điều thực sự quan trọng là phụ nữ phải dấn thân ra tranh đua ở các cấp bậc cao nhất trong chính quyền và doanh nghiệp.”
Sau khi thất bại trong cuộc đề cử ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ năm 2008 trước ông Barack Obama, bà Clinton đã vận động ráo riết để ông đắc cử và cho biết bà rất ngạc nhiên khi ông yêu cầu bà làm ngoại trưởng cho ông.
Câu trả lời đầu tiên của bà là “không.” Nhưng trong một cuộc phỏng vấn vào lúc sắp rời chức với chương trình 60 phút của đài truyền hình tin tức CBS, bà nói bà cũng sẽ muốn ông Obama tham gia nội các của bà nếu bà đắc cử tổng thống, do đó bà đã nghiêng qua câu trả lời là “có.”
4 năm sau bà rời Bộ Ngoại giao với điểm tán thành của công chúng cao hơn bao giờ hết, với sự thừa nhận danh tiếng trên khắp thế giới, và với sự biết ơn của Tổng thống Obama, về tài ngoại giao của bà và cuộc vận động tranh cử năm 2012 mà phu quân bà đã dành cho ông.
Nếu chính quyền của ông Obama kết thúc tốt đẹp, bà Clinton sẽ được lợi là giúp ông hình thành chính sách đối ngoại. Nếu chính quyền Obama kết thúc với thành tích yếu kém, bà Clinton sẽ được lợi là bà đã rút lui đúng lúc.
Những lời thoái thác được lý giải bằng chính trị tương tự là “hiện không có ý định” ra tranh cử một lần nữa đã không làm nguội sự nhiệt thành của những người ủng hộ bà Clinton.
Tuần trước, các cổ động viên đã đăng ký vào uỷ ban hành động chính trị “Sẵn sàng cho Hillary” tại Uỷ ban Bầu cử Liên bang. Với 50.000 người ủng hộ qua Twitter, nhóm này cho biết sẵn sàng vận động cho bà “khi nào bà sẵn sàng ra tranh cử” nhưng họ không có liên hệ chính thức nào với bất cứ cố vấn nào của bà Clinton.
Những câu hỏi về việc liệu bà có sẽ ra tranh cử tổng thống một lần nữa hay không đã theo đuổi bà Clinton trong suốt nhiệm kỳ bà làm ngoại trưởng cho Tổng thống Barack Obama.
Do đó trong cuộc gặp gỡ chót theo kiểu “town hall” trong tư cách là người đứng đầu ngành ngoại giao nước Mỹ, câu hỏi đã xuất phát từ một sinh viên nguời Ðức, mà cô thú nhận là mang tính cách một lời cầu khẩn hơn là một câu hỏi, rằng nếu được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016, bà Hillary Clinton sẽ là một biểu tượng quan trọng cho phụ nữ trên khắp thế giới.
Bà Clinton đáp: “Thực ra tôi không nghĩ về bất cứ điều gì như thế ngay lúc này. Tôi đang trông đợi kết thúc nhiệm kỳ ngoại trưởng, và bù đắp lại cho khoảng 20 năm thiếu ngủ.”
Bà Clinton quả thực muốn thấy thêm nhiều phụ nữ ra tranh các chức vụ cao.
Bà nói: “Quyết định về tương lai của chính tôi là tùy thuộc vào chính tôi. Ngay lúc này tôi chưa có ý định làm như thế. Nhưng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể được để bảo đảm rằng phụ nữ ra tranh đua ở các cấp bực cao nhất, không riêng ở Hoa Kỳ mà trên khắp thế giới.”
Bà Clinton cho rằng các chính trị gia phải phá vỡ các thái độ phân loại các vị thế quyền lực.
Bà nói: “Phụ nữ tự đặt mình vào tiến trình chính trị, và đó là điều không hề dễ dàng ở bất cứ đâu. Tôi muốn nhìn thấy sự kiện ấy nhiều hơn. Tôi nói cho quý vị biết là nó đòi hỏi phải có một lớp da dầy. Nhưng điều thực sự quan trọng là phụ nữ phải dấn thân ra tranh đua ở các cấp bậc cao nhất trong chính quyền và doanh nghiệp.”
Sau khi thất bại trong cuộc đề cử ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ năm 2008 trước ông Barack Obama, bà Clinton đã vận động ráo riết để ông đắc cử và cho biết bà rất ngạc nhiên khi ông yêu cầu bà làm ngoại trưởng cho ông.
Câu trả lời đầu tiên của bà là “không.” Nhưng trong một cuộc phỏng vấn vào lúc sắp rời chức với chương trình 60 phút của đài truyền hình tin tức CBS, bà nói bà cũng sẽ muốn ông Obama tham gia nội các của bà nếu bà đắc cử tổng thống, do đó bà đã nghiêng qua câu trả lời là “có.”
4 năm sau bà rời Bộ Ngoại giao với điểm tán thành của công chúng cao hơn bao giờ hết, với sự thừa nhận danh tiếng trên khắp thế giới, và với sự biết ơn của Tổng thống Obama, về tài ngoại giao của bà và cuộc vận động tranh cử năm 2012 mà phu quân bà đã dành cho ông.
Nếu chính quyền của ông Obama kết thúc tốt đẹp, bà Clinton sẽ được lợi là giúp ông hình thành chính sách đối ngoại. Nếu chính quyền Obama kết thúc với thành tích yếu kém, bà Clinton sẽ được lợi là bà đã rút lui đúng lúc.
Những lời thoái thác được lý giải bằng chính trị tương tự là “hiện không có ý định” ra tranh cử một lần nữa đã không làm nguội sự nhiệt thành của những người ủng hộ bà Clinton.
Tuần trước, các cổ động viên đã đăng ký vào uỷ ban hành động chính trị “Sẵn sàng cho Hillary” tại Uỷ ban Bầu cử Liên bang. Với 50.000 người ủng hộ qua Twitter, nhóm này cho biết sẵn sàng vận động cho bà “khi nào bà sẵn sàng ra tranh cử” nhưng họ không có liên hệ chính thức nào với bất cứ cố vấn nào của bà Clinton.