Đường dẫn truy cập

TQ cải tổ hệ thống bầu cử Hong Kong, siết chặt gọng kềm đối với đối lập dân chủ


Đại biểu Quốc hội Trung Quốc vỗ tay khi kết quả biểu quyết ủng hộ nghị quyết sửa đổi luật bầu cử ở Hong Kong xuất hiện trên màn ảnh.
Đại biểu Quốc hội Trung Quốc vỗ tay khi kết quả biểu quyết ủng hộ nghị quyết sửa đổi luật bầu cử ở Hong Kong xuất hiện trên màn ảnh.

Quốc hội Trung Quốc hôm 11/3 thông qua dự thảo nghị quyết nhằm thay đổi hệ thống bầu cử của Hong Kong, giảm hơn nữa mức đại diện dân chủ trong các thể chế của đặc khu Hong Kong, đồng thời đề ra một cơ chế để kiểm tra lòng trung thành của các chính trị gia đối với Bắc Kinh.

Các biện pháp này là một phần trong các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố gọng kềm và chế độ cai trị ngày càng độc tài đối với đặc khu Hong Kong, một trung tâm tài chính quốc tế, sau khi áp dụng luật an ninh quốc gia vào tháng 6 năm ngoái.

Luật an ninh quốc gia bị giới phê bình coi là một công cụ để đè bẹp giới bất đồng, và là phản ứng của Bắc Kinh trước các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong hồi năm 2019, bị TQ coi là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Kể từ đó, hầu hết các chính trị gia và nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng đều đã bị tống vào tù hoặc tự lưu vong.

Văn phòng Liên lạc, cơ quan đại diện của Bắc Kinh tại Hong Kong, cho biết trong một tuyên bố: “Chính quyền trung ương có ý tốt”.

“Chúng tôi mong muốn tất cả các thành phần trong cộng đồng và công chúng hãy làm chủ công việc sửa đổi luật và đưa ra các đề xuất, hầu tập hợp năng lượng chung dưới ngọn cờ của lòng yêu nước và tình yêu đối với Hong Kong.”

Các nhà lập pháp tập trung tại Đại lễ đường Nhân dân đã vỗ tay liên hồi khi kết quả cuộc biểu quyết là 2,895 phiếu thuận, 0 phiếu chống, một phiếu trắng được chiếu lên màn hình.

Trong một tuyên bố riêng, trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam cam kết “ủng hộ nhiệt tình” và bày tỏ “lòng biết ơn chân thành”.

Những sửa đổi đó coi như đã loại bỏ bất kỳ khả năng nào của phe đối lập có thể ảnh hưởng tới kết quả bầu cử ở cựu thuộc địa của Anh, mà quyền cai trị đã được bàn giao cho Trung Quốc vào năm 1997, đi kèm với lời hứa Hong Kong sẽ được hưởng một mức độ tự trị cao.

Giới phân tích nhận định, điều kiện về “lòng yêu nước” làm tăng nguy cơ các chính trị gia sẽ bắt đầu cạnh tranh xem ai trung thành hơn với Bắc Kinh, thay vì ai có ý tưởng hay hơn về cách quản lý Hong Kong.

Bộ trưởng đặc trách các vấn đề Đại lục và Hiến pháp Hong Kong Erick Tsang định nghĩa yêu nước là “tình yêu toàn diện” dành cho Trung Quốc, kể cả cho quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hôm 11/3, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói những đề xuất để thay đổi hệ thống bầu cử Hong Kong càng làm sói mòn hơn nữa lòng tin của quốc tế đối với Trung Quốc.

“Đây là bước đi mới nhất của Bắc Kinh nhằm xóa bỏ không gian cho các cuộc tranh luận dân chủ ở Hong Kong,” ông Raab nói.

Dự thảo nghị quyết nói động thái này sẽ giúp “phát triển một hệ thống dân chủ phù hợp với tình hình thực tế của Hong Kong”, bảo vệ “quyền bầu cử và được bầu” của người dân, theo Tân Hoa xã.

Nói với các phóng viên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói mục đích của những thay đổi nàylà để "tuân thủ và cải thiện" nguyên tắc một quốc gia, hai thể chế đã được thỏa thuận khi Hong Kong được bàn giao lại cho Trung Quốc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG