Hàng trăm người Việt từ khắp Hoa Kỳ, Canada, và các nước Châu Âu hôm nay tề tựu về thủ đô Washington DC, bắt đầu hai ngày Tổng Vận động Nhân quyền cho Việt Nam 2014 tại Quốc hội Mỹ.
Đây là cuộc vận động thường niên lần thứ ba do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS có trụ sở tại bang Virginia (Hoa Kỳ) tổ chức nhằm kêu gọi giới lập pháp Mỹ thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Trưởng ban tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS cho biết trong hai ngày 26 và 27/3, các phái đoàn vận động sẽ có các buổi tiếp xúc trực tiếp với hàng chục thượng nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ để trình bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, đề nghị thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Luật Chế Tài Các Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam do hai dân biểu Chris Smith và Ed Royce đề xướng, và yêu cầu Quốc hội Mỹ đặt điều kiện nhân quyền vào các cuộc thương lượng với Việt Nam về Hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Nguyễn Đình Thắng:
“Mục tiêu chính của cuộc vận động là tạo nội lực, tạo ảnh hưởng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và tạo ảnh hưởng, tầm vóc cho tiếng nói của những nhà tranh đấu trong nước. Điểm đặc biệt nhất của năm nay là chúng tôi tập trung vào thượng viện nhiều hơn. Đặc điểm thứ hai là năm nay chúng tôi có sự tham gia của phái đoàn khá đông từ Canada, với hy vọng sẽ làm được một cuộc vận động tương tự ở Canada.”
Sau các cuộc gặp gỡ, 2 giờ chiều nay Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos thuộc Quốc hội Mỹ sẽ mở cuộc điều trần về nạn đàn áp tôn giáo tại Việt Nam trong đó có phần trình bày qua video của một số chức sắc tôn giáo từ trong nước.
Chương trình vận động tiếp tục vào sáng mai với cuộc họp khoáng đại với giới chức làm luật Hoa Kỳ ở trụ sở Quốc hội trước khi Hội nghị Xã hội Dân sự Việt Nam khai diễn tại đây vào buổi chiều. Ban tổ chức cho biết Hội nghị sẽ quy tụ phần tham luận của 18 diễn giả bao gồm các nhà bảo vệ nhân quyền trong và ngoài nước, các chuyên gia nghiên cứu về nhân quyền quốc tế, và các dân biểu như Chris Smith, Frank Wolf, và Alan Lowenthal.
Một diễn giả tham luận Hội nghị Xã hội Dân sự ngày mai, ông Vũ Quốc Dụng từ Đức, Chủ tịch tổ chức nhân quyền VETO gồm mạng lưới các nhà bảo vệ nhân quyền ở Châu Âu, cho biết:
“Tôi tham gia chính là tham luận trong ngày mai tại Hội nghị Xã hội Dân sự Việt Nam với đề tài vận động quốc tế. Chúng tôi sang đây thứ nhất để nối kết với các tổ chức bên này, thứ hai để học hỏi thêm kinh nghiệm của những anh em bên Mỹ cho tổ chức VETO của chúng tôi, mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền ở Châu Âu.”
Tất cả các sinh hoạt của kỳ Tổng vận động nhân quyền cho Việt Nam lần này sẽ được truyền hình trực tuyến qua các trang mạng xã hội để mọi người khắp nơi có thể theo dõi. Ngoài trọng tâm vận động tại Quốc hội, các phái đoàn cũng có các cuộc họp với Bộ Ngoại Giao và Phòng Đại Diện Thương mại Hoa Kỳ, cơ quan chịu trách nhiệm về thương lượng Hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương để vận động quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam trong các mối quan hệ giữa Washington với nhà cầm quyền Hà Nội.
Ngày Vận động Nhân quyền Việt Nam hằng năm quy tụ đông đảo người Việt từ các nơi đổ về các cơ quan hành pháp, lập pháp Hoa Kỳ mà nổi bật nhất là cuộc tiếp xúc của hàng trăm người Việt với giới chức hành pháp Mỹ tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 3 năm 2011 để trao thỉnh nguyện thư yêu cầu áp lực cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Đây là cuộc vận động thường niên lần thứ ba do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS có trụ sở tại bang Virginia (Hoa Kỳ) tổ chức nhằm kêu gọi giới lập pháp Mỹ thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Trưởng ban tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS cho biết trong hai ngày 26 và 27/3, các phái đoàn vận động sẽ có các buổi tiếp xúc trực tiếp với hàng chục thượng nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ để trình bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, đề nghị thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Luật Chế Tài Các Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam do hai dân biểu Chris Smith và Ed Royce đề xướng, và yêu cầu Quốc hội Mỹ đặt điều kiện nhân quyền vào các cuộc thương lượng với Việt Nam về Hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Nguyễn Đình Thắng:
“Mục tiêu chính của cuộc vận động là tạo nội lực, tạo ảnh hưởng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và tạo ảnh hưởng, tầm vóc cho tiếng nói của những nhà tranh đấu trong nước. Điểm đặc biệt nhất của năm nay là chúng tôi tập trung vào thượng viện nhiều hơn. Đặc điểm thứ hai là năm nay chúng tôi có sự tham gia của phái đoàn khá đông từ Canada, với hy vọng sẽ làm được một cuộc vận động tương tự ở Canada.”
Sau các cuộc gặp gỡ, 2 giờ chiều nay Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos thuộc Quốc hội Mỹ sẽ mở cuộc điều trần về nạn đàn áp tôn giáo tại Việt Nam trong đó có phần trình bày qua video của một số chức sắc tôn giáo từ trong nước.
Chương trình vận động tiếp tục vào sáng mai với cuộc họp khoáng đại với giới chức làm luật Hoa Kỳ ở trụ sở Quốc hội trước khi Hội nghị Xã hội Dân sự Việt Nam khai diễn tại đây vào buổi chiều. Ban tổ chức cho biết Hội nghị sẽ quy tụ phần tham luận của 18 diễn giả bao gồm các nhà bảo vệ nhân quyền trong và ngoài nước, các chuyên gia nghiên cứu về nhân quyền quốc tế, và các dân biểu như Chris Smith, Frank Wolf, và Alan Lowenthal.
Một diễn giả tham luận Hội nghị Xã hội Dân sự ngày mai, ông Vũ Quốc Dụng từ Đức, Chủ tịch tổ chức nhân quyền VETO gồm mạng lưới các nhà bảo vệ nhân quyền ở Châu Âu, cho biết:
“Tôi tham gia chính là tham luận trong ngày mai tại Hội nghị Xã hội Dân sự Việt Nam với đề tài vận động quốc tế. Chúng tôi sang đây thứ nhất để nối kết với các tổ chức bên này, thứ hai để học hỏi thêm kinh nghiệm của những anh em bên Mỹ cho tổ chức VETO của chúng tôi, mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền ở Châu Âu.”
Tất cả các sinh hoạt của kỳ Tổng vận động nhân quyền cho Việt Nam lần này sẽ được truyền hình trực tuyến qua các trang mạng xã hội để mọi người khắp nơi có thể theo dõi. Ngoài trọng tâm vận động tại Quốc hội, các phái đoàn cũng có các cuộc họp với Bộ Ngoại Giao và Phòng Đại Diện Thương mại Hoa Kỳ, cơ quan chịu trách nhiệm về thương lượng Hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương để vận động quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam trong các mối quan hệ giữa Washington với nhà cầm quyền Hà Nội.
Ngày Vận động Nhân quyền Việt Nam hằng năm quy tụ đông đảo người Việt từ các nơi đổ về các cơ quan hành pháp, lập pháp Hoa Kỳ mà nổi bật nhất là cuộc tiếp xúc của hàng trăm người Việt với giới chức hành pháp Mỹ tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 3 năm 2011 để trao thỉnh nguyện thư yêu cầu áp lực cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.