Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, một thành viên của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền - gọi tắt là FIDH, hôm qua đã ra thông báo, mạnh mẽ lên án bản án tù đối với cho blogger Phạm Viết Đào.
Thông báo này dẫn lời chủ tịch FIDH nói rằng: “Vụ bỏ tù ông Phạm Viết Đào một lần nữa đặt nghi vấn về sự cam kết của chính phủ Việt Nam là sẽ bảo vệ nhân quyền. Trên thực tế, Việt Nam tiếp tục hành sử như một chính quyền độc tài, coi mọi quyền tự do, kể cả tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là một mối đe dọa đối với quyền cai trị của họ”.
Ông Karim Lahidji nói Việt Nam phải chấm dứt việc sách nhiễu, bắt bớ, tống giam các nhân vật bất đồng, và lập tức trả tự do cho hơn 200 tù nhân chính trị đang bị cầm giữ.
Blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) kêu gọi các blogger, nhà văn, và giới quan tâm hãy lên tiếng để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình, vì nếu không làm gì cả thì sau này, họ cũng có thể trở thành một Phạm Viết Đào khác.
“Có thể hôm nay chúng ta không quan tâm đến trường hợp của blogger Phạm Viết Đào hoặc nhà báo Trương Duy Nhất nhưng ngày mai ngay kia thì người bị giới hạn quyền tự do ngôn luận có thể là chúng ta, vì vậy nếu bạn quan tâm tới quyền tự do ngôn luận thì hãy bỏ một phút để lên tiếng về việc này.”
Blogger Mẹ Nấm nói Hiến Pháp Việt Nam quy định công dân Việt Nam có quyền bày tỏ chính kiến, và vì vậy cô phản đối luật lệ và các điều khoản hạn chế các quyền ấy.
Theo chiều hướng đó, blogger Mẹ Nấm cho biết cô đang tham gia cuộc vận động với các đại sứ quán nước ngoài để yêu cầu họ lên tiếng về vấn đề này ở Hà nội.
Ông Phạm Viết Đào, cựu Thanh tra Bộ Văn Hóa Việt Nam, bị tuyên án 15 tháng tù dựa trên Điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, về tội gọi là “lợi dụng các quyền dân chủ xâm hại lợi ích của nhà nước”, và “xuyên tạc, bôi nhọ các lãnh đạo cấp cao".
Nguồn: VOA's Interview, FIDH
Thông báo này dẫn lời chủ tịch FIDH nói rằng: “Vụ bỏ tù ông Phạm Viết Đào một lần nữa đặt nghi vấn về sự cam kết của chính phủ Việt Nam là sẽ bảo vệ nhân quyền. Trên thực tế, Việt Nam tiếp tục hành sử như một chính quyền độc tài, coi mọi quyền tự do, kể cả tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là một mối đe dọa đối với quyền cai trị của họ”.
Ông Karim Lahidji nói Việt Nam phải chấm dứt việc sách nhiễu, bắt bớ, tống giam các nhân vật bất đồng, và lập tức trả tự do cho hơn 200 tù nhân chính trị đang bị cầm giữ.
Blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) kêu gọi các blogger, nhà văn, và giới quan tâm hãy lên tiếng để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình, vì nếu không làm gì cả thì sau này, họ cũng có thể trở thành một Phạm Viết Đào khác.
“Có thể hôm nay chúng ta không quan tâm đến trường hợp của blogger Phạm Viết Đào hoặc nhà báo Trương Duy Nhất nhưng ngày mai ngay kia thì người bị giới hạn quyền tự do ngôn luận có thể là chúng ta, vì vậy nếu bạn quan tâm tới quyền tự do ngôn luận thì hãy bỏ một phút để lên tiếng về việc này.”
Blogger Mẹ Nấm nói Hiến Pháp Việt Nam quy định công dân Việt Nam có quyền bày tỏ chính kiến, và vì vậy cô phản đối luật lệ và các điều khoản hạn chế các quyền ấy.
Theo chiều hướng đó, blogger Mẹ Nấm cho biết cô đang tham gia cuộc vận động với các đại sứ quán nước ngoài để yêu cầu họ lên tiếng về vấn đề này ở Hà nội.
Ông Phạm Viết Đào, cựu Thanh tra Bộ Văn Hóa Việt Nam, bị tuyên án 15 tháng tù dựa trên Điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, về tội gọi là “lợi dụng các quyền dân chủ xâm hại lợi ích của nhà nước”, và “xuyên tạc, bôi nhọ các lãnh đạo cấp cao".
Nguồn: VOA's Interview, FIDH