Ngày hôm nay, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon gặp các nhà lãnh đạo Ukraina trong ngày thứ nhì của những nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại vùng này.
Ông Ban đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm để khuyến khích đối thoại với Ukraina nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng.
Cuộc gặp của người đứng đầu Liên hiệp quốc với các nhà lãnh đạo Nga diễn ra cùng ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel loan báo là ông được người tương nhiệm là Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bảo đảm trong một cuộc điện đàm là quân đội Nga tập trung đông đảo gần Ukraina không có kế hoạch vượt qua biên giới.
Đề đốc John Kirby phát ngôn viên Bộ quốc phòng Mỹ nói:
“Ông cũng hối thúc Bộ trưởng Shoigu giải thích các ý định của Nga có liên quan đến lực lượng của Nga mà họ đã điều động gần miền đông Ukraina và biên giới phía nam và ông nhắc lại lời kêu gọi của ông là Nga cần làm việc tức thì để giảm bớt căng thẳng và phục hồi sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.”
Vài giờ trước đó, các nhà lập pháp Nga với đa số áp đảo bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước sát nhật Crimea vào Nga. Ngày hôm nay, thứ Sáu, Thượng viện Nga sẽ bỏ phiếu về hiệp ước này.
Hành động của ông Putin đã khiến Hoa Kỳ và châu Âu ban hành thêm nhiều biện pháp chế tài nữa.
Tổng thống Barack Obama, hôm thứ Năm, nói ông áp đặt chế tài thêm nhiều cá nhân có liên quan đến nỗ lực biến Crimea thành một phần đất của Nga.
Trước đó Hoa Kỳ áp dụng chế tài hạn chế du hành và những hoạt động kinh tế của 21 người liên hệ đến những hành động của điện Kremlin.
Tổng thống Obama nói:
“Đây không phải là kết quả mà chúng ta muốn có. Các biện pháp chế tài này không những chỉ có một ảnh hưởng đáng kể lên nền kinh tế Nga, mà còn có thể gây khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên Nga phải biết là leo thang thêm nữa sẽ chỉ làm Nga cô lập thêm trong cộng đồng quốc tế.”
Nga đã đáp lại bằng cách áp đặt lệnh cấm du hành đối với những chính trị gia tên tuổi của Mỹ.
Liên hiệp châu Âu dự trù sẽ thêm vào danh sách chế tài những người bị hạn chế du hành và tài sản bị phong tỏa. Chủ tịch EU nói cũng có thể hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh EU-Nga sắp tới.
Chủ tịch EU Herman van Rompuy nói:
“Mỗi biến cố, mỗi hành động mới sẽ được chúng ta đánh giá. Chúng ta sẽ không đặt tất cả các lá bài lên bàn, điều này tùy thuộc vào chúng ta quyết định khi nào khởi động tất cả. Nhưng việc chuẩn bị đang được xúc tiến với một sứ mạng hết sức rõ rệt.”
Một viên chức cấp cao của Bộ quốc phòng Nga nói Nga có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga trên bán đảo Crimea để đảm bảo đây là “một sự đại diện xứng đáng của Liên bang Nga” và “được bảo vệ chống lại tất cả mọi xâm lấn có thể xảy ra.”
Ông Ban đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm để khuyến khích đối thoại với Ukraina nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng.
Cuộc gặp của người đứng đầu Liên hiệp quốc với các nhà lãnh đạo Nga diễn ra cùng ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel loan báo là ông được người tương nhiệm là Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bảo đảm trong một cuộc điện đàm là quân đội Nga tập trung đông đảo gần Ukraina không có kế hoạch vượt qua biên giới.
Đề đốc John Kirby phát ngôn viên Bộ quốc phòng Mỹ nói:
“Ông cũng hối thúc Bộ trưởng Shoigu giải thích các ý định của Nga có liên quan đến lực lượng của Nga mà họ đã điều động gần miền đông Ukraina và biên giới phía nam và ông nhắc lại lời kêu gọi của ông là Nga cần làm việc tức thì để giảm bớt căng thẳng và phục hồi sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.”
Vài giờ trước đó, các nhà lập pháp Nga với đa số áp đảo bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước sát nhật Crimea vào Nga. Ngày hôm nay, thứ Sáu, Thượng viện Nga sẽ bỏ phiếu về hiệp ước này.
Hành động của ông Putin đã khiến Hoa Kỳ và châu Âu ban hành thêm nhiều biện pháp chế tài nữa.
Tổng thống Barack Obama, hôm thứ Năm, nói ông áp đặt chế tài thêm nhiều cá nhân có liên quan đến nỗ lực biến Crimea thành một phần đất của Nga.
Trước đó Hoa Kỳ áp dụng chế tài hạn chế du hành và những hoạt động kinh tế của 21 người liên hệ đến những hành động của điện Kremlin.
Tổng thống Obama nói:
“Đây không phải là kết quả mà chúng ta muốn có. Các biện pháp chế tài này không những chỉ có một ảnh hưởng đáng kể lên nền kinh tế Nga, mà còn có thể gây khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên Nga phải biết là leo thang thêm nữa sẽ chỉ làm Nga cô lập thêm trong cộng đồng quốc tế.”
Nga đã đáp lại bằng cách áp đặt lệnh cấm du hành đối với những chính trị gia tên tuổi của Mỹ.
Liên hiệp châu Âu dự trù sẽ thêm vào danh sách chế tài những người bị hạn chế du hành và tài sản bị phong tỏa. Chủ tịch EU nói cũng có thể hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh EU-Nga sắp tới.
Chủ tịch EU Herman van Rompuy nói:
“Mỗi biến cố, mỗi hành động mới sẽ được chúng ta đánh giá. Chúng ta sẽ không đặt tất cả các lá bài lên bàn, điều này tùy thuộc vào chúng ta quyết định khi nào khởi động tất cả. Nhưng việc chuẩn bị đang được xúc tiến với một sứ mạng hết sức rõ rệt.”
Một viên chức cấp cao của Bộ quốc phòng Nga nói Nga có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga trên bán đảo Crimea để đảm bảo đây là “một sự đại diện xứng đáng của Liên bang Nga” và “được bảo vệ chống lại tất cả mọi xâm lấn có thể xảy ra.”