BẮC IRELAND —
Tổng thống Barack Obama cho hay tháng tới Hoa Kỳ sẽ chủ trì một vòng đàm phán đầu tiên hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do xuyên Ðại Tây Dương. Tháp tùng Tổng thống trong chuyến Âu du, thông tín viên VOA Kent Klein tường thuật rằng tổng thống đã đưa ra thông báo này với các nhà lãnh đạo Âu châu hôm thứ hai vào ngày họp đầu của Hội nghị Thượng đỉnh G8 ở Bắc Ireland.
Tổng thống Obama cho hay ông sẽ chủ trì các cuộc đàm phán ở Washington bắt đầu vào tuần lễ 8 tháng 7.
Ông nói : “Trong số các đề tài chúng tôi sẽ thảo luận ở đây có việc thúc đẩy tăng trưởng mới và công ăn việc làm ở cả hai bên bờ Ðại Tây Dương. Và tôi rất hân hoan cùng các nhà lãnh đạo này loan báo việc khởi sự các cuộc thương nghị về một thỏa thuận thương mại mơi giúp chúng ta thực hiện chính điều đó.”
Ông Obama đã cùng với Thủ tướng Anh David Cameron và các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu tuyên bố rằng một thỏa thuận chung cuộc về Ðối tác Ðầu tư và Thương mại Xuyên Ðại Tây Dương sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc giao thương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và EU.
Ông Obama nói tiếp: “Công cuộc giao thương này chiếm gần phân nửa GDP toàn cầu. Chúng ta giao thương khoảng một ngàn tỷ đôla về hàng hóa và dịch vụ mỗi năm. Chúng ta đầu tư gần bốn ngàn tỷ đôla vào các nền kinh tế của nhau. Và tất cả các khoản đó hỗ trợ cho khoảng 13 triệu công ăn việc làm ở cả hai bên bờ Ðại Tây Dương.”
Các giới chức ở cả hai bên bờ Ðại Tây Dương nói công cuộc hợp tác sẽ mở ra các thị trường, khích lệ đầu tư, loại bỏ tất cả các rào cản thuế quan và giảm thiểu tình trạng quan liêu.
Chặng dừng đầu tiên của ông Obama trong chuyến công du là ở Belfast, nơi ông và phu nhân Michelle đã nói chuyện với một nhóm sinh viên về tiến bộ đạt được kể từ khi chấm dứt nhiều thập niên bạo động phe phái ở Bắc Ireland, và về những gì còn cần phải làm.
Ông Obama nói: “Nếu các bạn tiếp tục con đường can trường hướng tới hòa bình vĩnh cửu, và tất cả các lợi ích kinh tế và xã hội kèm theo, thì điều đó sẽ có lợi không chỉ riêng cho các bạn, mà còn cho toàn bộ hòn đảo này. Nó sẽ có lợi cho Vương Quốc Anh. Nó sẽ có lợi cho Châu Âu. Nó sẽ có lợi cho cả thế giới.”
Trong hai ngày hội nghị, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Canada, Ðức, Italia, Nga và Nhật Bản sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh như bạo lực ở Syria, ngoài vấn đề kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Obama cho hay ông sẽ chủ trì các cuộc đàm phán ở Washington bắt đầu vào tuần lễ 8 tháng 7.
Ông nói : “Trong số các đề tài chúng tôi sẽ thảo luận ở đây có việc thúc đẩy tăng trưởng mới và công ăn việc làm ở cả hai bên bờ Ðại Tây Dương. Và tôi rất hân hoan cùng các nhà lãnh đạo này loan báo việc khởi sự các cuộc thương nghị về một thỏa thuận thương mại mơi giúp chúng ta thực hiện chính điều đó.”
Ông Obama đã cùng với Thủ tướng Anh David Cameron và các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu tuyên bố rằng một thỏa thuận chung cuộc về Ðối tác Ðầu tư và Thương mại Xuyên Ðại Tây Dương sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc giao thương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và EU.
Ông Obama nói tiếp: “Công cuộc giao thương này chiếm gần phân nửa GDP toàn cầu. Chúng ta giao thương khoảng một ngàn tỷ đôla về hàng hóa và dịch vụ mỗi năm. Chúng ta đầu tư gần bốn ngàn tỷ đôla vào các nền kinh tế của nhau. Và tất cả các khoản đó hỗ trợ cho khoảng 13 triệu công ăn việc làm ở cả hai bên bờ Ðại Tây Dương.”
Các giới chức ở cả hai bên bờ Ðại Tây Dương nói công cuộc hợp tác sẽ mở ra các thị trường, khích lệ đầu tư, loại bỏ tất cả các rào cản thuế quan và giảm thiểu tình trạng quan liêu.
Chặng dừng đầu tiên của ông Obama trong chuyến công du là ở Belfast, nơi ông và phu nhân Michelle đã nói chuyện với một nhóm sinh viên về tiến bộ đạt được kể từ khi chấm dứt nhiều thập niên bạo động phe phái ở Bắc Ireland, và về những gì còn cần phải làm.
Ông Obama nói: “Nếu các bạn tiếp tục con đường can trường hướng tới hòa bình vĩnh cửu, và tất cả các lợi ích kinh tế và xã hội kèm theo, thì điều đó sẽ có lợi không chỉ riêng cho các bạn, mà còn cho toàn bộ hòn đảo này. Nó sẽ có lợi cho Vương Quốc Anh. Nó sẽ có lợi cho Châu Âu. Nó sẽ có lợi cho cả thế giới.”
Trong hai ngày hội nghị, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Canada, Ðức, Italia, Nga và Nhật Bản sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh như bạo lực ở Syria, ngoài vấn đề kinh tế toàn cầu.