Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama rời Washington hôm nay lên đường đi Israel, chặng dừng đầu tiên trong chuyến công du 4 ngày đến Trung Ðông còn đưa ông tới vùng Tây ngạn và Jordani. Nhà lãnh đạo Mỹ sẽ mở các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine, và sẽ thảo luận vấn đề Syria và Iran.
Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẽ chào mừng ông Obama khi ông đến phi trường Ben Gurion ở Tel Aviv. Tất cả ba nhân vật này đều sẽ đưa ra các nhận định.
Sau đó sẽ là các cuộc đàm phán song phương, bắt đầu tại tư dinh của Tổng thống Peres ở Jerusalem kế đến là với Thủ tướng Netanyahu, tiếp theo là một cuộc họp báo chung.
Ông Obama không đem theo sáng kiến hòa bình mới nào về vụ xung đột giữa Israel và Palestine. Sự kiện đó đã khiến một số bình luận gia mô tả chuyến thăm mang nặng tính cách tượng trưng.
Trong một bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Jerusalem vào ngày thứ năm, mà công chúng cạnh tranh ráo riết để được nhận vé mời tham dự, ông dự trù sẽ kể ra thành tích ủng hộ mạnh mẽ dành cho Israel và an ninh nước này.
Nhưng theo dự kiến ông Obama cũng sẽ nói rằng phá vỡ thế bí trong các nỗ lực hòa bình để đạt được giải pháp 2 quốc gia còn trở nên quan trọng hơn giữa những biến chuyển dồn dập trong thế giới Ả Rập.
Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói thông điệp đó rất quan trọng. Giới chức của Hội đồng An ninh Quốc gia Ben Rhodes nói:
“Trước đây, các tiến trình hòa bình với nhiều quốc gia và đối tác trong khu vực là giữa Israel và từng nhà lãnh đạo một. Và trong khi tiến tới các chính phủ dân chủ hơn, mang tính đại diện hơn và đáp ứng nhiều hơn, Israel, cần phải tính tới động năng đang thay đổi và sự cần thiết phải tiếp xúc với công luận trong khắp khu vực.”
Các cuộc thảo luận trong ngày thứ tư sẽ bao gồm các nỗ lực hòa bình bị đình trệ, các quan ngại của Israel về cuộc nội chiến Syria, và mối đe dọa mà chương trình hạt nhân của Iran đề ra cho Israel.
Ông Dan Serwer làm việc cho trường Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao Johns Hopkins nhận định:
“Thực sự chuyến đi sẽ mang nhiều tầm quan trọng đối với Iran bởi vì tổng thống phải thuyết phục phía Israel rằng ông nắm đằng chuôi, và phía Israel phải tin rằng ông nói thật và do đó, họ nên ngồi yên không làm gì cả.”
Vào ngày thứ năm, ông Obama đến Ramallah trong vùng Tây ngạn sông Jordan do Thẩm quyền Palestine kiểm soát. Ông sẽ mở các cuộc hội đàm với Tổng thống Mahmoud Abbas trước khi diễn ra một cuộc họp báo chung và một chuyến thăm một trung tâm thanh niên.
Ông Neil Kritz thuộc Viện Hòa bình Hoa Kỳ nói ông Obama sẽ tập trung các thông điệp nhắm vào phía Israel và Palestine, và trình bày rõ rằng hòa bình đem lại lợi ích cho cả hai bên.
“Ðiều quan trọng là tổng thống phải truyền đạt rằng Hoa Kỳ có cam kết với một giải pháp hai quốc gia, với sự hiện hữu của một quốc gia Palestine, và đây là điều cần phải xúc tiến mà cả hai bên cần phải tham gia cũng như truyền đạt với công chúng ở cả hai bên rằng cần phải có những sự tương nhượng.”
Ngày thứ sáu, ông Obama sẽ đi thăm các địa điểm hết sức quan trọng và gây xúc động, và mang ý nghĩa tôn giáo đối với cả người Israel và người Do Thái, người Palestine cũng như người Cơ đốc giáo.
Ông sẽ đặt một vòng hoa ở mộ của ông Yitzhak Rabin, thủ tướng đầu tiên của Israel bị một người Do Thái cuồng tín ám sát vào năm 1995, và mộ của ông Theodor Herzl, người sáng lập chủ nghĩa Do Thái.
Sau đó ông Obama sẽ đi thăm Yad Vashem, đài kỷ niệm hàng triệu nạn nhân của cuộc diệt chủng Do Thái. Ông sẽ trở lại vùng Bờ Tây để đi thăm Nhà thờ Chúa Hài Ðồng ở Bethlehem.
Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẽ chào mừng ông Obama khi ông đến phi trường Ben Gurion ở Tel Aviv. Tất cả ba nhân vật này đều sẽ đưa ra các nhận định.
Sau đó sẽ là các cuộc đàm phán song phương, bắt đầu tại tư dinh của Tổng thống Peres ở Jerusalem kế đến là với Thủ tướng Netanyahu, tiếp theo là một cuộc họp báo chung.
Ông Obama không đem theo sáng kiến hòa bình mới nào về vụ xung đột giữa Israel và Palestine. Sự kiện đó đã khiến một số bình luận gia mô tả chuyến thăm mang nặng tính cách tượng trưng.
Trong một bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Jerusalem vào ngày thứ năm, mà công chúng cạnh tranh ráo riết để được nhận vé mời tham dự, ông dự trù sẽ kể ra thành tích ủng hộ mạnh mẽ dành cho Israel và an ninh nước này.
Nhưng theo dự kiến ông Obama cũng sẽ nói rằng phá vỡ thế bí trong các nỗ lực hòa bình để đạt được giải pháp 2 quốc gia còn trở nên quan trọng hơn giữa những biến chuyển dồn dập trong thế giới Ả Rập.
Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói thông điệp đó rất quan trọng. Giới chức của Hội đồng An ninh Quốc gia Ben Rhodes nói:
“Trước đây, các tiến trình hòa bình với nhiều quốc gia và đối tác trong khu vực là giữa Israel và từng nhà lãnh đạo một. Và trong khi tiến tới các chính phủ dân chủ hơn, mang tính đại diện hơn và đáp ứng nhiều hơn, Israel, cần phải tính tới động năng đang thay đổi và sự cần thiết phải tiếp xúc với công luận trong khắp khu vực.”
Các cuộc thảo luận trong ngày thứ tư sẽ bao gồm các nỗ lực hòa bình bị đình trệ, các quan ngại của Israel về cuộc nội chiến Syria, và mối đe dọa mà chương trình hạt nhân của Iran đề ra cho Israel.
Ông Dan Serwer làm việc cho trường Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao Johns Hopkins nhận định:
“Thực sự chuyến đi sẽ mang nhiều tầm quan trọng đối với Iran bởi vì tổng thống phải thuyết phục phía Israel rằng ông nắm đằng chuôi, và phía Israel phải tin rằng ông nói thật và do đó, họ nên ngồi yên không làm gì cả.”
Vào ngày thứ năm, ông Obama đến Ramallah trong vùng Tây ngạn sông Jordan do Thẩm quyền Palestine kiểm soát. Ông sẽ mở các cuộc hội đàm với Tổng thống Mahmoud Abbas trước khi diễn ra một cuộc họp báo chung và một chuyến thăm một trung tâm thanh niên.
Ông Neil Kritz thuộc Viện Hòa bình Hoa Kỳ nói ông Obama sẽ tập trung các thông điệp nhắm vào phía Israel và Palestine, và trình bày rõ rằng hòa bình đem lại lợi ích cho cả hai bên.
“Ðiều quan trọng là tổng thống phải truyền đạt rằng Hoa Kỳ có cam kết với một giải pháp hai quốc gia, với sự hiện hữu của một quốc gia Palestine, và đây là điều cần phải xúc tiến mà cả hai bên cần phải tham gia cũng như truyền đạt với công chúng ở cả hai bên rằng cần phải có những sự tương nhượng.”
Ngày thứ sáu, ông Obama sẽ đi thăm các địa điểm hết sức quan trọng và gây xúc động, và mang ý nghĩa tôn giáo đối với cả người Israel và người Do Thái, người Palestine cũng như người Cơ đốc giáo.
Ông sẽ đặt một vòng hoa ở mộ của ông Yitzhak Rabin, thủ tướng đầu tiên của Israel bị một người Do Thái cuồng tín ám sát vào năm 1995, và mộ của ông Theodor Herzl, người sáng lập chủ nghĩa Do Thái.
Sau đó ông Obama sẽ đi thăm Yad Vashem, đài kỷ niệm hàng triệu nạn nhân của cuộc diệt chủng Do Thái. Ông sẽ trở lại vùng Bờ Tây để đi thăm Nhà thờ Chúa Hài Ðồng ở Bethlehem.