SEOUL —
Một giới chức hàng đầu của Hoa Kỳ đang đi thăm Nam Triều Tiên, nơi ông tuyên bố các hành động khiêu khích mới đây của Bắc Triều Tiên chỉ làm cho Bình Nhưỡng bị cô lập thêm với phần còn lại của thế giới.
Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn của Bình Nhưỡng, cũng như những lời đe doạ mới đây về một vụ tấn công hạt nhân và tấn công các đảo biên giới ở miền Nam, sẽ không xoa diụ thái độ ở nước ngoài đối với đất nước khép kín và nghèo khó này.
Ông Carter nói nếu phía Bắc Triều Tiên nghĩ rằng các thứ này sẽ đưa họ đi đến đâu thì họ sai lầm. Tác động duy nhất mà đường lối này sẽ có đối với Bắc Triều Tiên là sự khinh thị của toàn thể thế giới.
Ông nói thêm rằng để đáp lại, quân đội Hoa Kỳ sẽ tiếp tục kết hợp các hoạt động với lực lượng Nam Triều Tiên và tăng cường thêm các phương tiện nghênh cản dưới đất vào các hệ thống phòng vệ phi đạn của Hoa Kỳ ở Alaska.
Hôm nay, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ phải hành động một cách thận trọng trong việc tăng cường hệ thống phòng thủ phi đạn của mình.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, ông Hồng Lỗi nói với các phóng viên rằng các kế hoạch như thế, để đáp lại sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên, “sẽ làm tăng thêm sự đối đầu và sẽ không có lợi cho việc tìm ra một giải pháp cho vấn đề.”
Phát ngôn viên này nói tình hình được giải quyết tốt đẹp nhất là qua các đường lối ngoại giao.
Ðài VOA đã hỏi ông Carter liệu chính phủ và các giới chức quốc phòng Nam Triều Tiên mà ông đã gặp hôm nay có lo ngại trước lập luận mới đây của Bắc Triều Tiên, hay là họ coi đó cũng giống như lập luận hiếu chiến thường lệ của Bình Nhưỡng.
Ông Carter đáp rằng ông nhận thấy các vị đồng nhiệm của ông trong chính phủ Nam Triều Tiên có chung đánh giá với chúng ta. Rút cuộc thì Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên có một nền tảng tình báo chung về Bắc Triều Tiên và do đó nhìn mọi việc giống nhau.
Các cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp đang tiến hành trên bán đảo với sự tham gia của hàng ngàn thành viên của các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên.
Ông Carter cũng nhấn mạnh rằng tất cả các nguồn lực dưới trướng của nước Mỹ sẽ tiếp tục sẵn sàng dành cho Nam Triều Tiên. Ông nói một ví dụ của sự kiện này sẽ là một “phi vụ huấn luyện” vào ngày mai của một oanh tạc cơ B-52 gần bán đảo.
Theo lệ thường, các phi vụ này không được thông báo trước hay được một giới chức cấp cao đề cập tới một cách cụ thể. Ông Carter không nói rõ liệu oanh tạc cơ này có vũ trang hay không.
Sau thông báo của thứ trưởng quốc phòng, một phát ngôn viên quân đội Hoa kỳ nói có nhiều phần chắc phi vụ sẽ xuất phát tại căn cứ Không lực Anderson trên đảo Guam trong Thái Bình Dương.
Các giới chức Ngũ Giác Ðài trước đó xác nhận rằng một oanh tạc cơ tầm xa B-52 cũng đã thực hiện một “phi vụ hiện diện liên tục thường lệ” vào ngày 8 tháng 3 ở gần bán đảo Triều Tiên.
Ông Carter một lần nữa bảo đảm với các đồng minh trong khu vực rằng các cắt giảm ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực ngày 1 tháng 3 sẽ không có ảnh hưởng đến các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Chuyến thăm Nam Triều Tiên của giới chức Bộ Quốc phòng này là chặng dừng thứ nhì trong chuyến đi châu Á bao gồm Nhật Bản, Philippin và Indonesia.
Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn của Bình Nhưỡng, cũng như những lời đe doạ mới đây về một vụ tấn công hạt nhân và tấn công các đảo biên giới ở miền Nam, sẽ không xoa diụ thái độ ở nước ngoài đối với đất nước khép kín và nghèo khó này.
Ông Carter nói nếu phía Bắc Triều Tiên nghĩ rằng các thứ này sẽ đưa họ đi đến đâu thì họ sai lầm. Tác động duy nhất mà đường lối này sẽ có đối với Bắc Triều Tiên là sự khinh thị của toàn thể thế giới.
Ông nói thêm rằng để đáp lại, quân đội Hoa Kỳ sẽ tiếp tục kết hợp các hoạt động với lực lượng Nam Triều Tiên và tăng cường thêm các phương tiện nghênh cản dưới đất vào các hệ thống phòng vệ phi đạn của Hoa Kỳ ở Alaska.
Hôm nay, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ phải hành động một cách thận trọng trong việc tăng cường hệ thống phòng thủ phi đạn của mình.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, ông Hồng Lỗi nói với các phóng viên rằng các kế hoạch như thế, để đáp lại sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên, “sẽ làm tăng thêm sự đối đầu và sẽ không có lợi cho việc tìm ra một giải pháp cho vấn đề.”
Phát ngôn viên này nói tình hình được giải quyết tốt đẹp nhất là qua các đường lối ngoại giao.
Ðài VOA đã hỏi ông Carter liệu chính phủ và các giới chức quốc phòng Nam Triều Tiên mà ông đã gặp hôm nay có lo ngại trước lập luận mới đây của Bắc Triều Tiên, hay là họ coi đó cũng giống như lập luận hiếu chiến thường lệ của Bình Nhưỡng.
Ông Carter đáp rằng ông nhận thấy các vị đồng nhiệm của ông trong chính phủ Nam Triều Tiên có chung đánh giá với chúng ta. Rút cuộc thì Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên có một nền tảng tình báo chung về Bắc Triều Tiên và do đó nhìn mọi việc giống nhau.
Các cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp đang tiến hành trên bán đảo với sự tham gia của hàng ngàn thành viên của các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên.
Ông Carter cũng nhấn mạnh rằng tất cả các nguồn lực dưới trướng của nước Mỹ sẽ tiếp tục sẵn sàng dành cho Nam Triều Tiên. Ông nói một ví dụ của sự kiện này sẽ là một “phi vụ huấn luyện” vào ngày mai của một oanh tạc cơ B-52 gần bán đảo.
Theo lệ thường, các phi vụ này không được thông báo trước hay được một giới chức cấp cao đề cập tới một cách cụ thể. Ông Carter không nói rõ liệu oanh tạc cơ này có vũ trang hay không.
Sau thông báo của thứ trưởng quốc phòng, một phát ngôn viên quân đội Hoa kỳ nói có nhiều phần chắc phi vụ sẽ xuất phát tại căn cứ Không lực Anderson trên đảo Guam trong Thái Bình Dương.
Các giới chức Ngũ Giác Ðài trước đó xác nhận rằng một oanh tạc cơ tầm xa B-52 cũng đã thực hiện một “phi vụ hiện diện liên tục thường lệ” vào ngày 8 tháng 3 ở gần bán đảo Triều Tiên.
Ông Carter một lần nữa bảo đảm với các đồng minh trong khu vực rằng các cắt giảm ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực ngày 1 tháng 3 sẽ không có ảnh hưởng đến các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Chuyến thăm Nam Triều Tiên của giới chức Bộ Quốc phòng này là chặng dừng thứ nhì trong chuyến đi châu Á bao gồm Nhật Bản, Philippin và Indonesia.