TÒA BẠCH ỐC —
Tòa Bạch Ốc loan tin Tổng thống Barack Obama sẽ hủy bỏ kế hoạch công du Châu Á để thực hiện các chuyến thăm ngoại giao và hội nghị thượng đỉnh APEC vì chính phủ Mỹ đóng cửa. Sau đây là bài hỏi đáp giữa các thông tín viên đài VOA để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của quyết định này.
Hỏi: Trước hết, việc hủy bỏ kế hoạch này có ý nghĩa gì về mặt thực tế và tượng trưng?
Ðáp: Ðây là một việc quan trọng đối với Tổng thống Hoa Kỳ, nhất là đối với người đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vùng Châu Á Thái Bình Dương, không những tại hội nghị APEC, mà ở cả các diễn đàn khác như ASEAN, cuộc họp thượng đỉnh Ðông Á dưới danh nghĩa ASEAN. Việc một vị tổng thống Hoa Kỳ vắng mặt tại 2 hội nghị thượng đỉnh APEC tron 2 năm liền là điều rất quan trọng. Tổng thống Obama đã không dự cuộc họp thượng đỉnh APEC ở Vladivostok hồi năm ngoái vì cuộc vận động tranh cử tổng thống. Sự kiện này sẽ khơi ra thêm những thắc mắc ở Châu Á trong số những người đang nêu nghi vấn về sự cam kết của Hoa Kỳ không những đối với việc xoay trục chiến lược mà còn đối với toàn bộ trọng điểm khu vực hay việc tái quân bình các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ trong khu vực.
Hỏi: Chúng ta thậm chí đã không thấy tổng thống Hoa Kỳ đi thăm Malaysia từ vài thập niên nay, có phải không ạ?
Ðáp: Ðúng thế. Trước đó. trước khi thông báo phần còn lại của chuyến công du sẽ bị hủy bỏ, Tòa Bạch Ốc loan báo Tổng thống Obama sẽ không đi Malaysia. Ðây lẽ ra là chuyến thăm đầu tiên của một vị Tổng thống Hoa Kỳ kể từ chuyến thăm của cựu tổng thống Lyndon Johnson vào năm 1966. Chặng dừng ở Philippines cũng bị huỷ bỏ. Tổng thống Obama từng tuyên bố ông trông đợi thực hiện các chuyến thăm này vào một thời điểm nào đó trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, nhưng rõ ràng sự kiện này sẽ gây rất nhiều áp lực, chắc chắn Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Hagel, là các nhân vật đã đi thăm vùng này, có thể hứng gánh nặng cho Hoa Kỳ, nhưng một lần nữa việc Tổng thống Hoa kỳ tham dự không những hội nghị thượng đỉnh APEC mà cả các cuộc họp với ASEAN là điều rất quan trọng.
Hỏi: Kế hoạch hủy bỏ là vì tổn phí của chuyến đi, hay vì áp lực của phía Cộng hòa trong nước?
Ðáp: Dứt khoát là thế, và ta thấy trong thông cáo của Tòa Bạch Ốc, quy trách việc đóng cửa chính phủ cho đảng Cộng Hòa. Tòa Bạch Ốc đã nêu rõ đông Á, vùng Châu Á Thái Bình Dương là hết sức quan trọng đối với công ăn việc làm của Hoa Kỳ, đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, và nay ta rơi vào vấn nạn ở Washington là chính phủ vẫn đóng cửa, và Tổng thống Obama đang gặp khó khăn với các đảng viên Cộng Hòa tại Quốc Hội. Các chuyên gia phân tích mà tôi đã nói chuyện trong mấy tuần qua khi tường thuật về chuyện này trước khi việc huỷ bỏ được loan báo đều nói rằng đã có những vấn đề nghiêm trọng bắt đầu cách đây ít nhất một năm về việc hạn chế ngân sách và sự kiện Hoa Kỳ không thể hoàn tất một ngân sách và nhữg mối lo ngại về việc Hoa Kỳ duy trì các mối quan hệ an ninh. Nay, việc xoay trục chiến lượng quân sự của Hoa Kỳ đang được xúc tiến, nhưng lại xảy ra những thắc mắc dai dẳng về việc liệu toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ có cam kết hay có thể cam kết thực hiện việc tái quân bình ở Châu Á này hay không.
Hỏi: Có phần chắc ra sao là việc hủy bỏ chuyến công du này sẽ có một ảnh hưởng đối với vụ giằng co giữa đảng Cộng Hòa, đảng Dân chủ và Tòa Bạch Ốc?
Ðáp: Riêng tôi, qua các nhận xét cá nhân, tôi không cho rằng sẽ có ảnh hưởng bao nhiêu. Một trong những điều mà các nhà phân tích này nêu ra là các đại biểu Quốc Hội thường hết sức, hết sức cam kết và quan ngại về các mối quan hệ của chúng ta với vùng Châu Á Thái Bình Dương. Chẳng hạn như thượng nghị sĩ Jim Webb, hay Joe Lieberman, nhiều nhà lập pháp không còn ở trong Quốc Hội nữa. Do đó, ảnh hưởng của việc tổng thống phải bỏ qua một chuyến công du như thế có lẽ sẽ bị giảm thiểu, mặc dầu rõ ráng sẽ có gây ra một vài quan ngại. Vấn đề thực sự là, làm thế nào ông Obama có thể hồi phục sau vụ này, và vào khoảng năm tới, có thể khẳng định với các đồng minh và đối tác Á Châu rằng Hoa Kỳ có cam kết tuyệt đối, ít nhất là trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama tại Tòa Bạch Ốc.
Hỏi: Liệu một chuyến thăm được hoạch định lại có đủ để đền bù cho các nước Á Châu mà ông ấy phải hủy bỏ ngay bây giờ, hoặc liệu ông có cần phải cố gắng thêm nữa để tái thiết lập mối quan hệ với các nước này?
Ðáp: Ông ấy sẽ phải cố gắng thêm nữa. Ðối với một số người đã gợi ý chẳng hạn như ông ấy thực hiện một chuyến đi cụ thể trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, lãnh đạo một nhóm quản trị viên doanh nghiệp và đi cùng với họ đến vùng này, như một cách để củng cố quyết tâm giữ vững cam kết của Hoa Kỳ.
Hỏi: Trước hết, việc hủy bỏ kế hoạch này có ý nghĩa gì về mặt thực tế và tượng trưng?
Ðáp: Ðây là một việc quan trọng đối với Tổng thống Hoa Kỳ, nhất là đối với người đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vùng Châu Á Thái Bình Dương, không những tại hội nghị APEC, mà ở cả các diễn đàn khác như ASEAN, cuộc họp thượng đỉnh Ðông Á dưới danh nghĩa ASEAN. Việc một vị tổng thống Hoa Kỳ vắng mặt tại 2 hội nghị thượng đỉnh APEC tron 2 năm liền là điều rất quan trọng. Tổng thống Obama đã không dự cuộc họp thượng đỉnh APEC ở Vladivostok hồi năm ngoái vì cuộc vận động tranh cử tổng thống. Sự kiện này sẽ khơi ra thêm những thắc mắc ở Châu Á trong số những người đang nêu nghi vấn về sự cam kết của Hoa Kỳ không những đối với việc xoay trục chiến lược mà còn đối với toàn bộ trọng điểm khu vực hay việc tái quân bình các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ trong khu vực.
Hỏi: Chúng ta thậm chí đã không thấy tổng thống Hoa Kỳ đi thăm Malaysia từ vài thập niên nay, có phải không ạ?
Ðáp: Ðúng thế. Trước đó. trước khi thông báo phần còn lại của chuyến công du sẽ bị hủy bỏ, Tòa Bạch Ốc loan báo Tổng thống Obama sẽ không đi Malaysia. Ðây lẽ ra là chuyến thăm đầu tiên của một vị Tổng thống Hoa Kỳ kể từ chuyến thăm của cựu tổng thống Lyndon Johnson vào năm 1966. Chặng dừng ở Philippines cũng bị huỷ bỏ. Tổng thống Obama từng tuyên bố ông trông đợi thực hiện các chuyến thăm này vào một thời điểm nào đó trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, nhưng rõ ràng sự kiện này sẽ gây rất nhiều áp lực, chắc chắn Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Hagel, là các nhân vật đã đi thăm vùng này, có thể hứng gánh nặng cho Hoa Kỳ, nhưng một lần nữa việc Tổng thống Hoa kỳ tham dự không những hội nghị thượng đỉnh APEC mà cả các cuộc họp với ASEAN là điều rất quan trọng.
Hỏi: Kế hoạch hủy bỏ là vì tổn phí của chuyến đi, hay vì áp lực của phía Cộng hòa trong nước?
Ðáp: Dứt khoát là thế, và ta thấy trong thông cáo của Tòa Bạch Ốc, quy trách việc đóng cửa chính phủ cho đảng Cộng Hòa. Tòa Bạch Ốc đã nêu rõ đông Á, vùng Châu Á Thái Bình Dương là hết sức quan trọng đối với công ăn việc làm của Hoa Kỳ, đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, và nay ta rơi vào vấn nạn ở Washington là chính phủ vẫn đóng cửa, và Tổng thống Obama đang gặp khó khăn với các đảng viên Cộng Hòa tại Quốc Hội. Các chuyên gia phân tích mà tôi đã nói chuyện trong mấy tuần qua khi tường thuật về chuyện này trước khi việc huỷ bỏ được loan báo đều nói rằng đã có những vấn đề nghiêm trọng bắt đầu cách đây ít nhất một năm về việc hạn chế ngân sách và sự kiện Hoa Kỳ không thể hoàn tất một ngân sách và nhữg mối lo ngại về việc Hoa Kỳ duy trì các mối quan hệ an ninh. Nay, việc xoay trục chiến lượng quân sự của Hoa Kỳ đang được xúc tiến, nhưng lại xảy ra những thắc mắc dai dẳng về việc liệu toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ có cam kết hay có thể cam kết thực hiện việc tái quân bình ở Châu Á này hay không.
Hỏi: Có phần chắc ra sao là việc hủy bỏ chuyến công du này sẽ có một ảnh hưởng đối với vụ giằng co giữa đảng Cộng Hòa, đảng Dân chủ và Tòa Bạch Ốc?
Ðáp: Riêng tôi, qua các nhận xét cá nhân, tôi không cho rằng sẽ có ảnh hưởng bao nhiêu. Một trong những điều mà các nhà phân tích này nêu ra là các đại biểu Quốc Hội thường hết sức, hết sức cam kết và quan ngại về các mối quan hệ của chúng ta với vùng Châu Á Thái Bình Dương. Chẳng hạn như thượng nghị sĩ Jim Webb, hay Joe Lieberman, nhiều nhà lập pháp không còn ở trong Quốc Hội nữa. Do đó, ảnh hưởng của việc tổng thống phải bỏ qua một chuyến công du như thế có lẽ sẽ bị giảm thiểu, mặc dầu rõ ráng sẽ có gây ra một vài quan ngại. Vấn đề thực sự là, làm thế nào ông Obama có thể hồi phục sau vụ này, và vào khoảng năm tới, có thể khẳng định với các đồng minh và đối tác Á Châu rằng Hoa Kỳ có cam kết tuyệt đối, ít nhất là trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama tại Tòa Bạch Ốc.
Hỏi: Liệu một chuyến thăm được hoạch định lại có đủ để đền bù cho các nước Á Châu mà ông ấy phải hủy bỏ ngay bây giờ, hoặc liệu ông có cần phải cố gắng thêm nữa để tái thiết lập mối quan hệ với các nước này?
Ðáp: Ông ấy sẽ phải cố gắng thêm nữa. Ðối với một số người đã gợi ý chẳng hạn như ông ấy thực hiện một chuyến đi cụ thể trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, lãnh đạo một nhóm quản trị viên doanh nghiệp và đi cùng với họ đến vùng này, như một cách để củng cố quyết tâm giữ vững cam kết của Hoa Kỳ.