Ấn Độ đã thiết lập một loại tòa án tạm gọi là “tốc hành” để xét xử những người đàn ông bị cáo buộc là cưỡng hiếp tập thể và giết chết một phụ nữ 23 tuổi tại New Delhi, gây ra các cuộc biểu tình phản đối và đòi hỏi mau chóng đem lại công lý cho các nạn nhân.
Tòa án “tốc hành” này là một trong năm tòa án được thiết lập tại New Delhi, nơi xảy ra nhiều vụ hãm hiếp nhất của Ấn Độ. Các tòa án này sẽ xét xử những vụ tấn công tình dục và các hành vi tội phạm khác nhắm vào phụ nữ, trong nỗ lực trợ hệ thống tòa án thông thường quá bận rộn vì những vụ xét xử thường phải mất nhiều năm mới giải quyết xong.
Thông tín viên đài VOA William Gallo nói về các tòa án mới được thiết lập này với Colin Gonsalves, một cố vấn kỳ cựu của Tòa án Tối cao Ấn Độ và cũng là Giám đốc Mạng lưới Luật Nhân quyền có trụ sở ở New Delhi. Ông Gonsalves nói rằng ông không nghĩ là các tòa án “tốc hành” này là phương cách hữu hiệu để sửa chữa vấn đề này.
VOA: Hệ thống tư pháp Ấn Độ quá bận rộn và bị kẹt như thế nào?
Ông Gonsalves: Ấn Độ có khoảng 12 thẩm phán cho một triệu người dân, so sánh với Hoa Kỳ có từ 50 tới 55 thẩm phán cho một triệu dân. Và theo ước tính chung thì tại các nước đang phát triển lớn, ta cần khoảng 60 thẩm phán cho một triệu dân, tức là Ấn Độ hiện có 1/5 số thẩm phán cần phải có.
Như vậy, nếu ta có 1/5 số thẩm phán, thì một vụ án cần một năm để giải quyết sẽ phải mất 5 năm. Bởi vì một thẩm phán có trong lịch làm việc của mình mỗi ngày số vụ án nhiều gấp năm lần lẽ ra phải có nên các thẩm phán sẽ hoãn lại 4/5 tổng số cácvụ án và chỉ có thể xét xử 1/5.
VOA: Trước khi xảy ra vụ hãm hiếp cô nữ sinh viên này, thì chính phủ đối phó với vấn đề này như thế nào?
Ông Gonsalves: Thay vì giải quyết vấn đề này, chính phủ nói rằng họ sẽ tạo ra một số tòa án “tốc hành” để đối phó với vụ đã để qua lâu chưa xử. Chuyện này xảy ra từ năm 2007. Và dù vậy biện pháp đó không giải quyết được vấn đề một cách toàn diện – đó là một biện pháp vá víu, một phản xạ tự nhiên – biện pháp đó được hoan nghênh bởi vì ít nhất nó có nghĩa là đã có chỉ định thẩm phán.
Vào khoảng năm 2010 hay 2011, chính phủ đổi ý và nói rằng việc đó quá đắt, họ không muốn chi tiêu tất cả số tiền này cho tòa án “tốc hành,” họ bắt đầu cắt bớt nguồn tài trợ, và tòa án “tốc hành” bị dẹp bỏ tại nhiều tiểu bang. Nói chung, chính phủ trung ương và các chính quyền tiểu bang đã quyết định giải thể các tòa án “tốc hành” bởi vì chi phí quá cao – nó liên quan tới vấn đề tiền bạc mà họ không muốn chi tiêu trong lĩnh vực tư pháp.
VOA: Thành tích của những tòa án “tốc hành” này cho tới nay ra sao?
Ông Gonsalves: Những người đã từng làm việc trong các tòa án “tốc hành” nói chung rất bất bình vì sự sụt giảm tiêu chuẩn của những tòa này và đã mô tả chúng như là một sự bất công “tốc hành.” Những tòa án này đc giao cho nhiều vụ rất khó hoàn thành đúng thời hạn. Người ta đã được nghe về phương diện kỹ thuật họ đã phải can dự quá nhiều, và nói rộng ra nếu họ có cảm giác rằng một người có tội, thì khi đó sẽ tuyên bố họ có tội, và nếu họ vô tội thì khi đó phải tuyên bố là vô tội. Nhưng đó không phải là cách hệ thống tư pháp hình sự hoạt động. Hệ thống này đòi hỏi thận trọng và chú ý. Những quyết định không được thực hiện trên căn bản linh cảm và dự đoán, đó là điều các tòa án “tốc hành” đã trở thành như vậy. Các thẩm phán đã phải cắt giảm bớt bằng chứng, không cho phép thẩm vấn đầy đủ, trong nhiều vụ đã tiến hành xét xử mà không có luật sư. Trên nhiều phương diện đây không phải là một hệ thống thỏa đáng cho việc áp dụng công lý.
VOA: Có chỉ dấu nào cho thấy toan tính mới nhất của việc thiết lập tòa án “tốc hành” cho các nạn nhân bị cưỡng hiếp sẽ thành công hơn những nỗ lực trước đây hay không?
Ông Gonsalves: Tôi không nghĩ như vậy. Bởi vì cách giải quyết này nói chung không triệt để. Như quý vị thấy biện pháp này chỉ có ở New Delhi, nơi họ áp dụng ngay và bắt đầu thiết lập một số tòa án “tốc hành” và thực hiện một cuộc trình diễn lớn. Điều đó nằm trong phản ứng của chính phủ Ấn Độ trước các cuộc khủng hoảng bằng cách đưa ra các biện pháp xoa dịu. Không thực sự giải quyết vấn đề nhưng hy vọng phong trào này sẽ tắt dần bằng cách giả bộ đưa ra một biện pháp nào đó cho vấn đề.
VOA: Theo ông, cách để sửa chữa toàn diện cho vấn đề này là gì?
Ông Gonsalves: Rất đơn giản. Bộ trưởng Tư pháp đưa ra ngân sách cần thiết. Chúng tôi cần tiền. Thật đơn giản, chúng ta là một nước dân chủ, chúng ta có luật pháp, vậy thì phải thi hành những luật lệ đó. Chúng ta phải gia tăng số thẩm phán lên gấp năm lần, và làm cho tòa án có thể hoạt động, cho các tòa án có đủ nhân viên vân vân, và chi tiền cho hệ thống tư pháp. Số vụ còn tồn đọng, chưa giải quyết sẽ được xóa sạch nhanh chóng. Tôi đoán chắc như vậy với tất cả kinh nghiệm của mình là một luật sư. Tôi đã hành nghề luật sư 25 năm và phục vụ 12 năm tại tòa án tối cao, và nếu ta chỉ có ba lần số thẩm phán so với hiện nay thì tình trạng tồn đọng cũng sụt giảm đáng kể.
Nhưng cũng còn thêm một chuyện nữa. Hiện nay có tòa án “tốc hành” cho các vụ án về cưỡng hiếp phải không? Nhưng còn về các tòa án “tốc hành” cho những vụ án về hôn nhân, trong đó phụ nữ đang trong tiến trình li hôn và những tiến trình duy trì và nuôi dưỡng con cái trong 10 năm thì sao? Còn về những vụ án phá hủy các khu nhà ổ chuột thì sao? Và còn các vụ án về lao động thì sao? Khi ta lấy lý do thiết lập các tòa án “tốc hành” trong một loại vụ án, chúng ta sẽ lấy hết tài nguyên của hệ thống nói chung, và chuyện gì sẽ xảy ra trong tất cả các vụ án khác của tất cả những người nghèo trong xã hội? Như vậy, khi Thủ tướng chính phủ nói, ông ta cảm nhận được nỗi đau của đồng bào thì tôi không tin là ông thật sự cảm thấy đau đớn. Và chúng ta cũng không muốn ông cảm thấy nỗi đau của chúng ta, tôi muốn ông dốc hết hầu bao của ông - điều đó sẽ là cử chỉ tốt nhất.
Tòa án “tốc hành” này là một trong năm tòa án được thiết lập tại New Delhi, nơi xảy ra nhiều vụ hãm hiếp nhất của Ấn Độ. Các tòa án này sẽ xét xử những vụ tấn công tình dục và các hành vi tội phạm khác nhắm vào phụ nữ, trong nỗ lực trợ hệ thống tòa án thông thường quá bận rộn vì những vụ xét xử thường phải mất nhiều năm mới giải quyết xong.
Thông tín viên đài VOA William Gallo nói về các tòa án mới được thiết lập này với Colin Gonsalves, một cố vấn kỳ cựu của Tòa án Tối cao Ấn Độ và cũng là Giám đốc Mạng lưới Luật Nhân quyền có trụ sở ở New Delhi. Ông Gonsalves nói rằng ông không nghĩ là các tòa án “tốc hành” này là phương cách hữu hiệu để sửa chữa vấn đề này.
VOA: Hệ thống tư pháp Ấn Độ quá bận rộn và bị kẹt như thế nào?
Ông Gonsalves: Ấn Độ có khoảng 12 thẩm phán cho một triệu người dân, so sánh với Hoa Kỳ có từ 50 tới 55 thẩm phán cho một triệu dân. Và theo ước tính chung thì tại các nước đang phát triển lớn, ta cần khoảng 60 thẩm phán cho một triệu dân, tức là Ấn Độ hiện có 1/5 số thẩm phán cần phải có.
Như vậy, nếu ta có 1/5 số thẩm phán, thì một vụ án cần một năm để giải quyết sẽ phải mất 5 năm. Bởi vì một thẩm phán có trong lịch làm việc của mình mỗi ngày số vụ án nhiều gấp năm lần lẽ ra phải có nên các thẩm phán sẽ hoãn lại 4/5 tổng số cácvụ án và chỉ có thể xét xử 1/5.
VOA: Trước khi xảy ra vụ hãm hiếp cô nữ sinh viên này, thì chính phủ đối phó với vấn đề này như thế nào?
Ông Gonsalves: Thay vì giải quyết vấn đề này, chính phủ nói rằng họ sẽ tạo ra một số tòa án “tốc hành” để đối phó với vụ đã để qua lâu chưa xử. Chuyện này xảy ra từ năm 2007. Và dù vậy biện pháp đó không giải quyết được vấn đề một cách toàn diện – đó là một biện pháp vá víu, một phản xạ tự nhiên – biện pháp đó được hoan nghênh bởi vì ít nhất nó có nghĩa là đã có chỉ định thẩm phán.
Vào khoảng năm 2010 hay 2011, chính phủ đổi ý và nói rằng việc đó quá đắt, họ không muốn chi tiêu tất cả số tiền này cho tòa án “tốc hành,” họ bắt đầu cắt bớt nguồn tài trợ, và tòa án “tốc hành” bị dẹp bỏ tại nhiều tiểu bang. Nói chung, chính phủ trung ương và các chính quyền tiểu bang đã quyết định giải thể các tòa án “tốc hành” bởi vì chi phí quá cao – nó liên quan tới vấn đề tiền bạc mà họ không muốn chi tiêu trong lĩnh vực tư pháp.
VOA: Thành tích của những tòa án “tốc hành” này cho tới nay ra sao?
Ông Gonsalves: Những người đã từng làm việc trong các tòa án “tốc hành” nói chung rất bất bình vì sự sụt giảm tiêu chuẩn của những tòa này và đã mô tả chúng như là một sự bất công “tốc hành.” Những tòa án này đc giao cho nhiều vụ rất khó hoàn thành đúng thời hạn. Người ta đã được nghe về phương diện kỹ thuật họ đã phải can dự quá nhiều, và nói rộng ra nếu họ có cảm giác rằng một người có tội, thì khi đó sẽ tuyên bố họ có tội, và nếu họ vô tội thì khi đó phải tuyên bố là vô tội. Nhưng đó không phải là cách hệ thống tư pháp hình sự hoạt động. Hệ thống này đòi hỏi thận trọng và chú ý. Những quyết định không được thực hiện trên căn bản linh cảm và dự đoán, đó là điều các tòa án “tốc hành” đã trở thành như vậy. Các thẩm phán đã phải cắt giảm bớt bằng chứng, không cho phép thẩm vấn đầy đủ, trong nhiều vụ đã tiến hành xét xử mà không có luật sư. Trên nhiều phương diện đây không phải là một hệ thống thỏa đáng cho việc áp dụng công lý.
VOA: Có chỉ dấu nào cho thấy toan tính mới nhất của việc thiết lập tòa án “tốc hành” cho các nạn nhân bị cưỡng hiếp sẽ thành công hơn những nỗ lực trước đây hay không?
Ông Gonsalves: Tôi không nghĩ như vậy. Bởi vì cách giải quyết này nói chung không triệt để. Như quý vị thấy biện pháp này chỉ có ở New Delhi, nơi họ áp dụng ngay và bắt đầu thiết lập một số tòa án “tốc hành” và thực hiện một cuộc trình diễn lớn. Điều đó nằm trong phản ứng của chính phủ Ấn Độ trước các cuộc khủng hoảng bằng cách đưa ra các biện pháp xoa dịu. Không thực sự giải quyết vấn đề nhưng hy vọng phong trào này sẽ tắt dần bằng cách giả bộ đưa ra một biện pháp nào đó cho vấn đề.
VOA: Theo ông, cách để sửa chữa toàn diện cho vấn đề này là gì?
Ông Gonsalves: Rất đơn giản. Bộ trưởng Tư pháp đưa ra ngân sách cần thiết. Chúng tôi cần tiền. Thật đơn giản, chúng ta là một nước dân chủ, chúng ta có luật pháp, vậy thì phải thi hành những luật lệ đó. Chúng ta phải gia tăng số thẩm phán lên gấp năm lần, và làm cho tòa án có thể hoạt động, cho các tòa án có đủ nhân viên vân vân, và chi tiền cho hệ thống tư pháp. Số vụ còn tồn đọng, chưa giải quyết sẽ được xóa sạch nhanh chóng. Tôi đoán chắc như vậy với tất cả kinh nghiệm của mình là một luật sư. Tôi đã hành nghề luật sư 25 năm và phục vụ 12 năm tại tòa án tối cao, và nếu ta chỉ có ba lần số thẩm phán so với hiện nay thì tình trạng tồn đọng cũng sụt giảm đáng kể.
Nhưng cũng còn thêm một chuyện nữa. Hiện nay có tòa án “tốc hành” cho các vụ án về cưỡng hiếp phải không? Nhưng còn về các tòa án “tốc hành” cho những vụ án về hôn nhân, trong đó phụ nữ đang trong tiến trình li hôn và những tiến trình duy trì và nuôi dưỡng con cái trong 10 năm thì sao? Còn về những vụ án phá hủy các khu nhà ổ chuột thì sao? Và còn các vụ án về lao động thì sao? Khi ta lấy lý do thiết lập các tòa án “tốc hành” trong một loại vụ án, chúng ta sẽ lấy hết tài nguyên của hệ thống nói chung, và chuyện gì sẽ xảy ra trong tất cả các vụ án khác của tất cả những người nghèo trong xã hội? Như vậy, khi Thủ tướng chính phủ nói, ông ta cảm nhận được nỗi đau của đồng bào thì tôi không tin là ông thật sự cảm thấy đau đớn. Và chúng ta cũng không muốn ông cảm thấy nỗi đau của chúng ta, tôi muốn ông dốc hết hầu bao của ông - điều đó sẽ là cử chỉ tốt nhất.