Ấn Độ hôm nay tiếp tục để tang một thiếu nữ 23 tuổi, hai ngày sau khi cô tử vong vì suy nội tạng trầm trọng sau khi bị chấn thương và bị tổn thương não trong vụ cưỡng hiếp tập thể tàn bạo.
6 người đàn ông đã bị bắt và bị buộc tội giết người vì tham gia vụ tấn công ở New Delhi hôm 16/12.
Cảnh sát nói những người này có thể đối mặt với án tử hình, nếu bị kết án.
Các buổi thắp nến cầu nguyện cho nạn nhân đã được tổ chức tại thủ đô và nhiều thành phố khắp Ấn Độ kể từ khi vụ tấn công xảy ra.
Để tưởng nhớ nạn nhân không được nêu tên, quân đội Ấn Độ và bà Sonia Gandhi, người đứng đầu đảng Quốc đại đương quyền, đã hủy các buổi lễ ăn mừng năm mới.
Cái chết của thiếu nữ đã gây ra một cuộc tranh luận về những gì Ấn Độ cần phải làm để bảo vệ phụ nữ.
Các vấn đề như hiếp dâm, các ca tử vong liên quan đến của hồi môn và giết trẻ sơ sinh nữ giới hiếm khi được đưa ra thảo luận trên chính trường Ấn Độ.
Những người biểu tình và các chính trị gia đã kêu gọi áp đặt các điều luật nghiêm khắc hơn về cưỡng hiếp, các cải cách lớn trong ngành cảnh sát và cải tổ cách thức Ấn Độ đối xử với phụ nữ.
Tổ chức Human Rights Watch nói vụ cưỡng hiếp tập thể “nên thúc đẩy hành động quyết liệt” của chính phủ Ấn Độ.
Phản ứng dữ dội của dân chúng về vụ tấn công đã khiến chính phủ Ấn Độ rơi vào thế bất ngờ. Phải mất một tuần thì Thủ tướng Singh mới ra tuyên bố về vụ tấn công, khiến nhiều người biểu tình càng giận dữ.
6 người đàn ông đã bị bắt và bị buộc tội giết người vì tham gia vụ tấn công ở New Delhi hôm 16/12.
Cảnh sát nói những người này có thể đối mặt với án tử hình, nếu bị kết án.
Các buổi thắp nến cầu nguyện cho nạn nhân đã được tổ chức tại thủ đô và nhiều thành phố khắp Ấn Độ kể từ khi vụ tấn công xảy ra.
Để tưởng nhớ nạn nhân không được nêu tên, quân đội Ấn Độ và bà Sonia Gandhi, người đứng đầu đảng Quốc đại đương quyền, đã hủy các buổi lễ ăn mừng năm mới.
Cái chết của thiếu nữ đã gây ra một cuộc tranh luận về những gì Ấn Độ cần phải làm để bảo vệ phụ nữ.
Các vấn đề như hiếp dâm, các ca tử vong liên quan đến của hồi môn và giết trẻ sơ sinh nữ giới hiếm khi được đưa ra thảo luận trên chính trường Ấn Độ.
Những người biểu tình và các chính trị gia đã kêu gọi áp đặt các điều luật nghiêm khắc hơn về cưỡng hiếp, các cải cách lớn trong ngành cảnh sát và cải tổ cách thức Ấn Độ đối xử với phụ nữ.
Tổ chức Human Rights Watch nói vụ cưỡng hiếp tập thể “nên thúc đẩy hành động quyết liệt” của chính phủ Ấn Độ.
Phản ứng dữ dội của dân chúng về vụ tấn công đã khiến chính phủ Ấn Độ rơi vào thế bất ngờ. Phải mất một tuần thì Thủ tướng Singh mới ra tuyên bố về vụ tấn công, khiến nhiều người biểu tình càng giận dữ.