Việc Giáo hội Công giáo Roma bầu chọn một giáo hoàng mới hầu như vẫn được tiến hành theo một tục lệ bất biến từ nhiều thế kỷ nay. Nhưng lần này sự khác biệt duy nhất là vị giáo hoàng trước, Ðức Giáo hoàng Benedicto XVI, vẫn còn sống.
Quá trình bỏ phiếu trong cuộc mật nghị Hồng y để bầu ra giáo hoàng được thực hiện trong vòng bí mật. Thế giới bên ngoài sẽ biết được kết quả, nhưng chỉ có người trong cuộc mới biết chuyện gì đã xảy ra.
Lần này, 115 thành viên thuộc Hồng y Ðoàn của Giáo hội sẽ tề tựu về nhà nguyện Sistine ở Thành Vatican, và sẽ biệt lập với bên ngoài cho đến khi bầu ra được một vị giáo hoàng mới.
Một vòng bỏ phiếu sẽ được thực hiện trong buổi chiều đầu tiên của tiến trình bầu chọn. Sau đó, mỗi ngày sẽ tiến hành bỏ phiếu 4 lượt, 2 lượt buổi sáng và 2 lượt buổi chiều. Ứng viên đắc cử phải có được hai phần ba số phiếu bầu.
Hồi năm 2005, Ðức Giáo hoàng Benedicto lên thay Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolo II chỉ qua 4 vòng bỏ phiếu. Nhưng thông thường việc bỏ phiếu diễn ra suốt mấy ngày.
Không ai công khai vận động để được bầu thành giáo hoàng. Thay vào đó, các hồng y tập trung thành những nhóm nhỏ để trò chuyện với nhau và thảo luận về các vấn đề đáng quan tâm trong những khu vực mà họ cai quản ở khắp nơi trên thế giới.
Không có giới hạn về thời gian khi diễn ra mật nghị hồng y. Dù mật nghị diễn ra lâu đến đâu thì các hồng y vẫn bị giữ chân tại Vatican mà không được tiếp xúc với báo chí, TV, radio, hay Internet. Tất cả họ đều phải tuyên thệ giữ bí mật và phụ tá của họ cũng bị cấm tiết lộ thông tin về những gì đang diễn ra.
Sau những lượt bỏ phiếu vào buổi sáng và buổi chiều, phiếu bầu sẽ được tẩm hóa chất đặc biệt và đem đốt trong lò để sinh ra khói đen hoặc khói trắng. Khói đen là ám hiệu tiến trình bỏ phiếu vẫn chưa ngã ngũ, còn khói trắng thì cho biết tân giáo hoàng đã được bầu ra.
Khi tân giáo hoàng được bầu ra, hàng ngàn người tụ tập bên ngoài chờ đợi sẽ reo mừng. Sau đó một hồng y cao cấp sẽ bước ra ban công của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và hân hoan tuyên bố rằng Giáo hội đã có một Giáo hoàng mới.
Đức giáo hoàng mới được bầu chọn sẽ đứng đầu Giáo hội đến suốt đời, hoặc cho đến khi thoái vị, như Đức Giáo hoàng Benedicto. Thời gian mà Ðức giáo hoàng trị vị gọi là giáo triều.
Thế kỷ 20 có 9 giáo hoàng khác nhau. Giáo hoàng tiếp theo sẽ là giáo hoàng thứ ba trong thế kỷ 21 này.
Quá trình bỏ phiếu trong cuộc mật nghị Hồng y để bầu ra giáo hoàng được thực hiện trong vòng bí mật. Thế giới bên ngoài sẽ biết được kết quả, nhưng chỉ có người trong cuộc mới biết chuyện gì đã xảy ra.
Lần này, 115 thành viên thuộc Hồng y Ðoàn của Giáo hội sẽ tề tựu về nhà nguyện Sistine ở Thành Vatican, và sẽ biệt lập với bên ngoài cho đến khi bầu ra được một vị giáo hoàng mới.
Một vòng bỏ phiếu sẽ được thực hiện trong buổi chiều đầu tiên của tiến trình bầu chọn. Sau đó, mỗi ngày sẽ tiến hành bỏ phiếu 4 lượt, 2 lượt buổi sáng và 2 lượt buổi chiều. Ứng viên đắc cử phải có được hai phần ba số phiếu bầu.
Hồi năm 2005, Ðức Giáo hoàng Benedicto lên thay Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolo II chỉ qua 4 vòng bỏ phiếu. Nhưng thông thường việc bỏ phiếu diễn ra suốt mấy ngày.
Không ai công khai vận động để được bầu thành giáo hoàng. Thay vào đó, các hồng y tập trung thành những nhóm nhỏ để trò chuyện với nhau và thảo luận về các vấn đề đáng quan tâm trong những khu vực mà họ cai quản ở khắp nơi trên thế giới.
Không có giới hạn về thời gian khi diễn ra mật nghị hồng y. Dù mật nghị diễn ra lâu đến đâu thì các hồng y vẫn bị giữ chân tại Vatican mà không được tiếp xúc với báo chí, TV, radio, hay Internet. Tất cả họ đều phải tuyên thệ giữ bí mật và phụ tá của họ cũng bị cấm tiết lộ thông tin về những gì đang diễn ra.
Sau những lượt bỏ phiếu vào buổi sáng và buổi chiều, phiếu bầu sẽ được tẩm hóa chất đặc biệt và đem đốt trong lò để sinh ra khói đen hoặc khói trắng. Khói đen là ám hiệu tiến trình bỏ phiếu vẫn chưa ngã ngũ, còn khói trắng thì cho biết tân giáo hoàng đã được bầu ra.
Khi tân giáo hoàng được bầu ra, hàng ngàn người tụ tập bên ngoài chờ đợi sẽ reo mừng. Sau đó một hồng y cao cấp sẽ bước ra ban công của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và hân hoan tuyên bố rằng Giáo hội đã có một Giáo hoàng mới.
Đức giáo hoàng mới được bầu chọn sẽ đứng đầu Giáo hội đến suốt đời, hoặc cho đến khi thoái vị, như Đức Giáo hoàng Benedicto. Thời gian mà Ðức giáo hoàng trị vị gọi là giáo triều.
Thế kỷ 20 có 9 giáo hoàng khác nhau. Giáo hoàng tiếp theo sẽ là giáo hoàng thứ ba trong thế kỷ 21 này.