Trong một bản tin, các nhà khoa học về biến đổi khí hậu tiên đoán rằng cứ mỗi độ Celsius gia tăng trong nhiệt độ toàn cầu thì mực nước biển sẽ dâng lên 2,3 mét. Các khoa học gia nói rằng ước tính của họ có thể chính xác trong khoảng thời gian 2000 năm sắp tới.
Các cuộc khảo cứu trước đây đã tiên đoán những thay đổi khác nhau trong mực nước biển khi khí hậu ấm lên, nhưng nhóm khoa học gia từ Viện Khảo Cứu Ảnh Hưởng Khí Hậu Potsdam nói rằng phân tích của họ là nỗ lực đầu tiên để xem xét tới những dữ liệu lịch sử của khí hậu cùng với những mô phỏng của máy vi tính về các yếu tố đóng góp vào những thay đổi trong tương lai của mực nước biển.
Tác giả lãnh đạo Anders Levermann nói rằng sự phối hợp giữa vật lý và dữ liệu cho ông tin tưởng về sự chính xác của tiên đoán này.
Theo Ngân Hàng Thế Giới, các nhà khảo cứu nói rằng nhiệt độ toàn cầu có thể gia tăng nhiều nhất là 2 độ Celsius trong vòng 30 năm tới, vì sự gia tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển. Tình trạng này sẽ dẫn tới sự gia tăng trong mực nước biển toàn cầu khi các băng hà và băng đá ở đỉnh cực tan thành nước và các đại dương bành trướng vì nhiệt độ tăng cao.
Giới chức Ngân Hàng Thế Giới Robert Bisset nói với đài VOA rằng mực nước biển tăng tới 50 centimet vào khoảng năm 2050 là “không thể tránh được.” Nó sẽ có tác dụng rõ ràng tại Xích đạo, đăc biệt là tại những vùng đông dân cư như Bangkok, Thái Lan và thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Các nhà khoa học tiên đoán sẽ có thêm nhiều trận bão lớn, tình trạng thiếu lương thực, các đợt khí nóng nguy hiểm và cuối cùng lũ lụt có thể làm cho những vùng duyên hải không thể cư ngụ được.
Ông Levermann cảnh báo rằng, mực nước biển dâng cao là không thể tránh được trừ phi nhiệt độ toàn cầu hạ xuống.
Các nhà khảo cứu tại Viện Potsdam kêu gọi hoạch định chính sách hằng trăm năm trong tương lai để giải quyết những hậu quả về lâu về dài của tình trạng khí hậu biến đổi.
Các cuộc khảo cứu trước đây đã tiên đoán những thay đổi khác nhau trong mực nước biển khi khí hậu ấm lên, nhưng nhóm khoa học gia từ Viện Khảo Cứu Ảnh Hưởng Khí Hậu Potsdam nói rằng phân tích của họ là nỗ lực đầu tiên để xem xét tới những dữ liệu lịch sử của khí hậu cùng với những mô phỏng của máy vi tính về các yếu tố đóng góp vào những thay đổi trong tương lai của mực nước biển.
Tác giả lãnh đạo Anders Levermann nói rằng sự phối hợp giữa vật lý và dữ liệu cho ông tin tưởng về sự chính xác của tiên đoán này.
Theo Ngân Hàng Thế Giới, các nhà khảo cứu nói rằng nhiệt độ toàn cầu có thể gia tăng nhiều nhất là 2 độ Celsius trong vòng 30 năm tới, vì sự gia tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển. Tình trạng này sẽ dẫn tới sự gia tăng trong mực nước biển toàn cầu khi các băng hà và băng đá ở đỉnh cực tan thành nước và các đại dương bành trướng vì nhiệt độ tăng cao.
Giới chức Ngân Hàng Thế Giới Robert Bisset nói với đài VOA rằng mực nước biển tăng tới 50 centimet vào khoảng năm 2050 là “không thể tránh được.” Nó sẽ có tác dụng rõ ràng tại Xích đạo, đăc biệt là tại những vùng đông dân cư như Bangkok, Thái Lan và thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Các nhà khoa học tiên đoán sẽ có thêm nhiều trận bão lớn, tình trạng thiếu lương thực, các đợt khí nóng nguy hiểm và cuối cùng lũ lụt có thể làm cho những vùng duyên hải không thể cư ngụ được.
Ông Levermann cảnh báo rằng, mực nước biển dâng cao là không thể tránh được trừ phi nhiệt độ toàn cầu hạ xuống.
Các nhà khảo cứu tại Viện Potsdam kêu gọi hoạch định chính sách hằng trăm năm trong tương lai để giải quyết những hậu quả về lâu về dài của tình trạng khí hậu biến đổi.