Thượng viện Thái Lan tối thứ hai đã bác bỏ một dự luật được xem là quan trọng cho việc giảm thiểu những mối căng thẳng chính trị đã làm bùng ra những vụ xuống đường biểu tình chống lại chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Theo tường thuật do thông tín viên Ron Corben của đài VOA gởi về từ Bangkok, những người biểu tình yêu cầu chính phủ tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 12 giờ đồng hồ, Thượng viện Thái Lan đã bác bỏ dự luật tổng ân xá, là dự luật đã làm bùng ra những vụ biểu tình mới nhất chống lại chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Theo thủ tục lập pháp ở Thái Lan, dự luật này có thể được trả lại Hạ viện để tiến hành một cuộc biểu quyết mới. Tuy nhiên, chính phủ nói rằng họ sẽ không đưa dự luật trở lại Hạ viện.
Chính phủ cầm quyền được hai năm của bà Yingluck đang chật vật tìm cách giải quyết vấn đề và ngăn chặn những cuộc biểu tình do đảng Dân chủ đối lập đứng ra tổ chức.
Hạ viện hồi cuối tháng 10 đã thông qua một dự luật đã được sửa đổi để ân xá cho một số người thân cận với chính phủ, trong đó có anh trai của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, là người đang sống lưu vong để tránh án tù hai năm về tội tham nhũng. Lệnh ân xá đó cũng áp dụng cho cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, lãnh tụ của Đảng dân chủ và là người đã bị khởi tố về tội sát nhân vì đã ra lệnh đàn áp người biểu tình hồi năm 2010.
Văn bản nguyên thủy của dự luật này có được sư hậu thuẫn của cả hai đảng và có mục đích ân xá cho những người biểu tình cùng với những người dính líu tới những vụ bạo động từ năm 2004 cho tới tháng 8 năm nay.
Nhưng những người chỉ trích nói rằng dự luật đã được sửa đổi sẽ xóa bỏ mọi cáo giác tham nhũng đối với ông Thaksin và cho phép ông này về nước. Những thành viên trong chính phủ của bà Yingluck hiện nay cũng sẽ được khỏi bị truy tố về tội tham nhũng.
Trong lúc Thượng viện tiến hành cuộc tranh luận về dự luật ân xá, những người biểu tình đã gia tăng các hoạt động phản kháng trên đường phố để đòi chính phủ tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Ông Khun Arporn, một người làm việc văn phòng, cho biết người biểu tình muốn chính phủ của bà Yingluck từ chức, mặc dù chính phủ hứa từ bỏ dự luật ân xá.
"Thật ra là họ muốn có dân chủ. Nhưng chúng tôi cần một chính phủ tốt đẹp chứ không phải là một chính phủ tham ô. Vì thế chúng tôi đang làm hết sức mình. Ít nhất thì chúng tôi muốn thế giới lắng nghe chúng tôi nói rằng chính phủ này không phải là chính phủ thích hợp cho Thái Lan. Nhiều lúc họ làm những việc không tốt. Tất cả mọi người Thái Lan đều nghĩ như vậy."
Những người biểu tình, như kiến trúc sư Khun Art, nói rằng nhiều người đang lo ngại là sẽ có bạo động, sau khi những người ủng hộ chính phủ, thường được gọi là phe Áo Đỏ, tổ chức một cuộc mít-tinh hôm chủ nhật để bênh vực cho chính phủ. Bà Khun Art cho biết như sau.
"Những người Aùo Đỏ đang quay lại - cho nên bạo động sẽ xảy ra. Về phần chúng tôi, chúng tôi không có khí giới – chúng tôi chỉ muốn bày tỏ lập trường của mình, bởi vì chúng tôi đã yên lặng quá lâu. Nhưng bây giờ chúng tôi xuống đường để cho mọi người thấy là chúng tôi không còn chịu đựng nổi chính phủ này nữa."
Chính phủ của bà Yingluck cũng bị chỉ trích về một số chương trình phát triển và những chính sách kinh tế dân túy mà những người chống đối cho là bị hoen ố bởi nạn tham nhũng.
Vụ khủng hoảng mới nhất này đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán Thái Lan và ảnh hưởng tới ngành du lịch của nước này. Cho đến nay đã có hơn 10 nước ban hành lệnh cảnh báo du hành để khuyên công dân của họ né tránh những khu vực biểu tình ở thủ đô Bangkok.
Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 12 giờ đồng hồ, Thượng viện Thái Lan đã bác bỏ dự luật tổng ân xá, là dự luật đã làm bùng ra những vụ biểu tình mới nhất chống lại chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Theo thủ tục lập pháp ở Thái Lan, dự luật này có thể được trả lại Hạ viện để tiến hành một cuộc biểu quyết mới. Tuy nhiên, chính phủ nói rằng họ sẽ không đưa dự luật trở lại Hạ viện.
Chính phủ cầm quyền được hai năm của bà Yingluck đang chật vật tìm cách giải quyết vấn đề và ngăn chặn những cuộc biểu tình do đảng Dân chủ đối lập đứng ra tổ chức.
Hạ viện hồi cuối tháng 10 đã thông qua một dự luật đã được sửa đổi để ân xá cho một số người thân cận với chính phủ, trong đó có anh trai của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, là người đang sống lưu vong để tránh án tù hai năm về tội tham nhũng. Lệnh ân xá đó cũng áp dụng cho cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, lãnh tụ của Đảng dân chủ và là người đã bị khởi tố về tội sát nhân vì đã ra lệnh đàn áp người biểu tình hồi năm 2010.
Văn bản nguyên thủy của dự luật này có được sư hậu thuẫn của cả hai đảng và có mục đích ân xá cho những người biểu tình cùng với những người dính líu tới những vụ bạo động từ năm 2004 cho tới tháng 8 năm nay.
Nhưng những người chỉ trích nói rằng dự luật đã được sửa đổi sẽ xóa bỏ mọi cáo giác tham nhũng đối với ông Thaksin và cho phép ông này về nước. Những thành viên trong chính phủ của bà Yingluck hiện nay cũng sẽ được khỏi bị truy tố về tội tham nhũng.
Trong lúc Thượng viện tiến hành cuộc tranh luận về dự luật ân xá, những người biểu tình đã gia tăng các hoạt động phản kháng trên đường phố để đòi chính phủ tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Ông Khun Arporn, một người làm việc văn phòng, cho biết người biểu tình muốn chính phủ của bà Yingluck từ chức, mặc dù chính phủ hứa từ bỏ dự luật ân xá.
"Thật ra là họ muốn có dân chủ. Nhưng chúng tôi cần một chính phủ tốt đẹp chứ không phải là một chính phủ tham ô. Vì thế chúng tôi đang làm hết sức mình. Ít nhất thì chúng tôi muốn thế giới lắng nghe chúng tôi nói rằng chính phủ này không phải là chính phủ thích hợp cho Thái Lan. Nhiều lúc họ làm những việc không tốt. Tất cả mọi người Thái Lan đều nghĩ như vậy."
Những người biểu tình, như kiến trúc sư Khun Art, nói rằng nhiều người đang lo ngại là sẽ có bạo động, sau khi những người ủng hộ chính phủ, thường được gọi là phe Áo Đỏ, tổ chức một cuộc mít-tinh hôm chủ nhật để bênh vực cho chính phủ. Bà Khun Art cho biết như sau.
"Những người Aùo Đỏ đang quay lại - cho nên bạo động sẽ xảy ra. Về phần chúng tôi, chúng tôi không có khí giới – chúng tôi chỉ muốn bày tỏ lập trường của mình, bởi vì chúng tôi đã yên lặng quá lâu. Nhưng bây giờ chúng tôi xuống đường để cho mọi người thấy là chúng tôi không còn chịu đựng nổi chính phủ này nữa."
Chính phủ của bà Yingluck cũng bị chỉ trích về một số chương trình phát triển và những chính sách kinh tế dân túy mà những người chống đối cho là bị hoen ố bởi nạn tham nhũng.
Vụ khủng hoảng mới nhất này đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán Thái Lan và ảnh hưởng tới ngành du lịch của nước này. Cho đến nay đã có hơn 10 nước ban hành lệnh cảnh báo du hành để khuyên công dân của họ né tránh những khu vực biểu tình ở thủ đô Bangkok.