Tòa án cao nhất Liên Hiệp Quốc ra phán quyết rằng khu vực chung quanh ngôi đền cổ tại biên giới giữa Thái Lan và Campuchia là thuộc quyền sở hữu của Campuchia.
Tòa án Quốc tế hôm nay phán quyết rằng Campuchia có chủ quyền trên toàn bộ vùng đất đai chung quanh ngôi đền Ấn độ giáo Preah Vihear đã được xây cất cách đây 900 năm về trước.
Cả Thủ Tướng Campuchia lẫn Thái Lan đều đã cam kết sẽ tuân thủ phán quyết của Tòa án quốc tế, tuy nhiên giới phân tích tại cả hai nước đã bày tỏ quan ngại rằng quyết định này có khả năng khiêu khích bạo động.
Thái Lan thừa nhận rằng ngôi đền thuộc quyền sở hữu của Campuchia, nhưng Bangkok từ lâu tuyên bố chủ quyền trên hầu hết khu đất chung quanh ngôi đền, kể cả một đường lộ chủ yếu dẫn tới ngôi đền.
Mới đây nhất vào năm 2011, Campuchia và Thái Lan đã bắn đại bác qua lại dọc theo đường biên giới.
Các vụ xung đột hồi năm ngoái đã giết chết hàng chục người và buộc hàng chục ngàn người từ các ngôi làng gần đó phải chạy đi lánh nạn.
Ngôi đền của vương quốc Khmer đã được Tổ chức Văn hóa Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp Quốc, UNESCO, tuyên bố là một di sản của thế giới hồi năm 2008.
Vụ tranh chấp đất đai xuất phát từ những năm đầu của thế kỷ 20, khi Campuchia còn là một phần của thuộc địa của Pháp ở Đông Dương.
Vào năm 1962, Tòa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc đã dựa vào những hiệp định giữa Pháp và vương quốc Xiêm, tức Thái Lan ngày nay, để trao chủ quyền ngôi đền cho Campuchia, nhưng Tòa không ra quyết định về quyền sở hữu của khu đất có diện tích 460 hecta vây quanh địa điểm linh thiêng này.
Tòa án Quốc tế hôm nay phán quyết rằng Campuchia có chủ quyền trên toàn bộ vùng đất đai chung quanh ngôi đền Ấn độ giáo Preah Vihear đã được xây cất cách đây 900 năm về trước.
Cả Thủ Tướng Campuchia lẫn Thái Lan đều đã cam kết sẽ tuân thủ phán quyết của Tòa án quốc tế, tuy nhiên giới phân tích tại cả hai nước đã bày tỏ quan ngại rằng quyết định này có khả năng khiêu khích bạo động.
Thái Lan thừa nhận rằng ngôi đền thuộc quyền sở hữu của Campuchia, nhưng Bangkok từ lâu tuyên bố chủ quyền trên hầu hết khu đất chung quanh ngôi đền, kể cả một đường lộ chủ yếu dẫn tới ngôi đền.
Mới đây nhất vào năm 2011, Campuchia và Thái Lan đã bắn đại bác qua lại dọc theo đường biên giới.
Các vụ xung đột hồi năm ngoái đã giết chết hàng chục người và buộc hàng chục ngàn người từ các ngôi làng gần đó phải chạy đi lánh nạn.
Ngôi đền của vương quốc Khmer đã được Tổ chức Văn hóa Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp Quốc, UNESCO, tuyên bố là một di sản của thế giới hồi năm 2008.
Vụ tranh chấp đất đai xuất phát từ những năm đầu của thế kỷ 20, khi Campuchia còn là một phần của thuộc địa của Pháp ở Đông Dương.
Vào năm 1962, Tòa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc đã dựa vào những hiệp định giữa Pháp và vương quốc Xiêm, tức Thái Lan ngày nay, để trao chủ quyền ngôi đền cho Campuchia, nhưng Tòa không ra quyết định về quyền sở hữu của khu đất có diện tích 460 hecta vây quanh địa điểm linh thiêng này.