Đường dẫn truy cập

ICJ sắp phán quyết vụ tranh chấp lãnh thổ Thái Lan-Kampuchea


Đền Preah Vihear. Năm 1962, Tòa án Công lý Quốc tế dựa vào các thỏa thuận giữa người Pháp và người Xiêm, tức Thái Lan ngày nay, đã dành cho Kampuchea chính ngôi đền nhưng lại không giải quyết vấn đề sở hữu 460 hecta đất quanh ngôi đền
Đền Preah Vihear. Năm 1962, Tòa án Công lý Quốc tế dựa vào các thỏa thuận giữa người Pháp và người Xiêm, tức Thái Lan ngày nay, đã dành cho Kampuchea chính ngôi đền nhưng lại không giải quyết vấn đề sở hữu 460 hecta đất quanh ngôi đền
Các vị thủ tướng của cả Kampuchea và Thái Lan đang cam kết tuân thủ một phán quyết của một tòa án quốc tế về một mảnh đất nhỏ dọc theo đường biên giới chung. Thông tín viên VOA Steve Herman tường thuật rằng các chuyên gia phân tích đang bày tỏ mối quan ngại rằng quyết định pháp lý hôm thứ hai có tác dụng khích động bạo lực.

Phát biểu với quốc dân, thủ tướng Hun Sen của Kampuchea giải thích rằng ông và người tương nhiệm Thái Lan, bà Yingluck Shinawat, đã đồng ý trước là tuân thủ quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế và duy trì hòa bình và ổn định dọc theo đường biên giới đang có tranh chấp.

Thủ tướng Hun Sen đưa ra thêm lời kêu gọi quân đội Kampuchea hãy hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ biên giới nhân danh hòa bình và tránh mọi hành động có thể dẫn đến xung đột hay căng thẳng thêm.

Thứ hai tới, Tòa án Công lý Quốc tế, ICJ, sẽ loan báo phán quyết về việc nước nào sẽ được vùng đất quanh một ngôi đền Hindu cổ. Tòa án tại La Haye vào năm 1962 đã quyết định chủ quyền địa điểm ngôi đền Preah Vihear thuộc về Kampuchea.

Ngôi đền của vương quốc Khmer năm 2008 đã được UNESCO định danh là một Di sản Quốc tế.

Kampuchea và Thái Lan, cho tới năm 2011, vẫn còn nổ trọng pháo qua lại dọc theo biên giới. Các vụ xung đột trong năm đó là làm hàng chục người thiệt mạng và buộc hàng chục ngàn người khác phải bỏ chạy qua các làng mạc gần đó.

Tại Thái Lan, phó giáo sư Panitan Wattanayagorn của trường Ðại học Chulalongkorn là một trong những người lo ngại về ảnh hưởng của phán quyết. Ông nói:

“Nếu một nước thắng thì có nghĩa là nước kia bị mất đất. chúng ta có thể thấy thêm những vấn đề phức tạp hay thậm chí thêm bạo động bên trong hai nuớc hoặc giữa hai nước.”

Một viện sĩ khác, giáo sư Chanvit Kasetsiri của trường Ðại học Thammasat, giải thích rằng phán quyết có thể mau chóng trở thành một lời kêu gọi tập họp những người biểu tình đã xuống đường ở Bangkok những ngày gần đây vì lo ngại về một dự luật ân xá gây nhiều tranh cãi. Ông nhận định:

“Rất khó tách rời vấn đề đền Preah Vihear với chính sự trong nuớc ở Thái Lan bởi vì trong mấy năm vừa qua, nhiều cuộc tập họp biểu tình lợi dụng tình cảm yêu nuớc của dân chúng lo lắng về việc mất đất vào tay Kampuchea.”

Một chuyên gia phân tích độc lập của Kampuchea, ông Lao Monghay, bày tỏ hy vọng rằng đồng bào ông sẽ chấp nhận phán quyết một cách trưởng thành nếu quan niệm rằng đó là một sự thua thiệt.

Chuyên gia phân tích chính trị này cảnh báo rằng có nhiều phần chắc một cuộc tranh chấp leo thang với Thái Lan sẽ gây khó khăn cho hàng trăm ngàn người Kampuchea vẫn đi lại xuyên qua biên giới để làm việc.

Ông Lao hy vọng một kết quả bình tĩnh có thể dẫn tới việc hai nước cũng giải quyết được lằn ranh trên biển đang có tranh chấp trong vùng nước giàu tài nguyên thiên nhiên.

Vụ tranh chấp này khởi sự trong những năm đầu của thế kỷ thứ 20 khi Kampuchea là một phần của Ðông Dương thuộc Pháp. Năm 1962, Tòa án Công lý Quốc tế dựa vào các thỏa thuận giữa người Pháp và người Xiêm, tức Thái Lan ngày nay, đã dành cho Kampuchea chính ngôi đền nhưng lại không giải quyết vấn đề sở hữu 460 hecta đất quanh địa điểm linh thiêng này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG