Thỏa thuận hạt nhân với Iran liệu có thể giúp thúc đẩy các cuộc hòa đàm nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria? Scott Stearns, thông tín viên đài VOA phụ trách đưa tin về Bộ Ngoại giao Mỹ, đi tìm câu trả lời từ London, nơi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Anh William Hague đang phối hợp để chuẩn bị cho một tiến trình chuyển tiếp chính trị nhằm chấm dứt cuộc xung đột Syria.
Iran là quốc gia chính ủng hộ các cuộc tấn công quân sự của Syria nhắm vào những người phản đối chính phủ và đã nói rõ ý định đưa ảnh hưởng đó tới hội nghị hòa bình ở Geneve.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian nói rằng Tehran sẽ tham gia giải quyết vấn đề liên quan đến Syria. Ông nói:
“Không còn nghi ngờ gì nữa, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ đóng vai trò tích cực và mang tính xây dựng cho một giải pháp chính trị về vấn đề Syria”.
Vậy thỏa thuận hạt nhân đạt được cuối tuần qua nhằm giới hạn chương trình hạt nhân của Iran sẽ ảnh hưởng ra sao tới sự sẵn sàng hợp tác của Tehran về vấn đề Syria?
Ngoại trưởng Kerry đã nói rằng việc Iran đã lựa chọn “tái hòa nhập với cộng đồng các quốc gia” là một bước quan trọng đầu tiên nhằm đóng một vai trò quan trọng xây dựng hơn trong khu vực. Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhận định:
“Có thể nói là các lựa chọn của Iran đã tạo ra một rào cản rất lớn và là những mối quan ngại lớn cho các bạn hữu của chúng tôi trong khu vực, cho Israel, cho các quốc gia vùng Vịnh và các nước khác; và rõ ràng họ đã có các lựa chọn hết sức đáng ngại cho sự ổn định trong khu vực”.
Theo cựu đại sứ Mỹ Adam Ereli, sự ủng hộ của Tehran đối với quân đội của ông Bashar al-Assad đã giúp duy trì ảnh hưởng tại khu vực và tái trợ giúp sức mạnh cho nhóm chủ chiến Hồi giáo có căn cứ ở Li băng là Hezbollah trong khi gây thiệt hại cho những kẻ thù của họ, đa phần là người Hồi giáo Sunni. Ông nói:
“Việc Iran hỗ trợ Bashar al-Assad vô cùng quan trọng cho sự sống còn của chế độ này cũng giống như việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân”.
Từ Geneve, ông Kerry bay tới London để thảo luận với ông Hague về cách thức mà những đối thủ của ông Assad có thể giúp thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Trong khi liên minh đối lập chính cho biết họ sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận đó, nhóm này bác bỏ bất kỳ vai trò nào nữa dành cho Tổng thống Assad. Phó thủ tướng lâm thời của phe đối lập Aiad Koudsi nói:
“Ngồi đàm phán với chính quyền Syria cũng giống như một việc làm vô ích, một hành động vô ích. Đó là một việc làm vô ích, không mang lại cho chúng ta một điều gì cả”.
Giáo sư Akbar Ahmed của đại học American University nhận định rằng đó là một diễn tiến có tính chất quyết định đối với chính phủ ở Damascus, là những người đã tuyên bố là họ không tham dự cuộc đối thoại nào có mục đích lật đổ tổng thống Assad. Giáo sư Ahmed nói:
“Ta có thể thấy sự căng thẳng tại một quốc gia như Syria, tình trạng căng thẳng đã bị khống chế bởi một người đàn ông đầy quyền lực, một kẻ độc tài. Và khi kẻ độc tài đó nới lỏng quyền lực như ta thấy trong trường hợp của Iraq, bỗng nhiên mọi thứ trở nên lỏng lẻo”.
Các giới chức Nga và Mỹ gặp nhau tại Geneve hôm nay để chuẩn bị cho các cuộc thảo luận đó, và hiện cũng đang cố gắng tìm ra giải pháp cho các chi phí cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo mà cuộc chiến gây ra, trong đó có các nhu cầu của hơn 2 triệu người Syria đang tị nạn ở các nước láng giềng.
Iran là quốc gia chính ủng hộ các cuộc tấn công quân sự của Syria nhắm vào những người phản đối chính phủ và đã nói rõ ý định đưa ảnh hưởng đó tới hội nghị hòa bình ở Geneve.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian nói rằng Tehran sẽ tham gia giải quyết vấn đề liên quan đến Syria. Ông nói:
“Không còn nghi ngờ gì nữa, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ đóng vai trò tích cực và mang tính xây dựng cho một giải pháp chính trị về vấn đề Syria”.
Vậy thỏa thuận hạt nhân đạt được cuối tuần qua nhằm giới hạn chương trình hạt nhân của Iran sẽ ảnh hưởng ra sao tới sự sẵn sàng hợp tác của Tehran về vấn đề Syria?
Ngoại trưởng Kerry đã nói rằng việc Iran đã lựa chọn “tái hòa nhập với cộng đồng các quốc gia” là một bước quan trọng đầu tiên nhằm đóng một vai trò quan trọng xây dựng hơn trong khu vực. Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhận định:
“Có thể nói là các lựa chọn của Iran đã tạo ra một rào cản rất lớn và là những mối quan ngại lớn cho các bạn hữu của chúng tôi trong khu vực, cho Israel, cho các quốc gia vùng Vịnh và các nước khác; và rõ ràng họ đã có các lựa chọn hết sức đáng ngại cho sự ổn định trong khu vực”.
Theo cựu đại sứ Mỹ Adam Ereli, sự ủng hộ của Tehran đối với quân đội của ông Bashar al-Assad đã giúp duy trì ảnh hưởng tại khu vực và tái trợ giúp sức mạnh cho nhóm chủ chiến Hồi giáo có căn cứ ở Li băng là Hezbollah trong khi gây thiệt hại cho những kẻ thù của họ, đa phần là người Hồi giáo Sunni. Ông nói:
“Việc Iran hỗ trợ Bashar al-Assad vô cùng quan trọng cho sự sống còn của chế độ này cũng giống như việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân”.
Từ Geneve, ông Kerry bay tới London để thảo luận với ông Hague về cách thức mà những đối thủ của ông Assad có thể giúp thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Trong khi liên minh đối lập chính cho biết họ sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận đó, nhóm này bác bỏ bất kỳ vai trò nào nữa dành cho Tổng thống Assad. Phó thủ tướng lâm thời của phe đối lập Aiad Koudsi nói:
“Ngồi đàm phán với chính quyền Syria cũng giống như một việc làm vô ích, một hành động vô ích. Đó là một việc làm vô ích, không mang lại cho chúng ta một điều gì cả”.
Giáo sư Akbar Ahmed của đại học American University nhận định rằng đó là một diễn tiến có tính chất quyết định đối với chính phủ ở Damascus, là những người đã tuyên bố là họ không tham dự cuộc đối thoại nào có mục đích lật đổ tổng thống Assad. Giáo sư Ahmed nói:
“Ta có thể thấy sự căng thẳng tại một quốc gia như Syria, tình trạng căng thẳng đã bị khống chế bởi một người đàn ông đầy quyền lực, một kẻ độc tài. Và khi kẻ độc tài đó nới lỏng quyền lực như ta thấy trong trường hợp của Iraq, bỗng nhiên mọi thứ trở nên lỏng lẻo”.
Các giới chức Nga và Mỹ gặp nhau tại Geneve hôm nay để chuẩn bị cho các cuộc thảo luận đó, và hiện cũng đang cố gắng tìm ra giải pháp cho các chi phí cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo mà cuộc chiến gây ra, trong đó có các nhu cầu của hơn 2 triệu người Syria đang tị nạn ở các nước láng giềng.