Đường dẫn truy cập

Thỏa thuận an ninh Mỹ-Afghanistan vẫn chưa rõ ràng


Hội đồng bô lão dự hội nghị được Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai triệu tập
Hội đồng bô lão dự hội nghị được Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai triệu tập
Tổng thống Afghanistan đã triệu tập hội đồng bô lão để thảo luận bản dự thảo thỏa thuận về an ninh giữa nước ông và Hoa Kỳ. Tổng thống Hamid Karzai đã nói không có gì phải vội ký thỏa thuận, khiến cho nhiều người thắc mắc về tương lai của lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Afghanistan sau khi kế hoạch rút quân của NATO được thực hiện vào năm 2014.

Tổng thống Hamid Karzai đã đẩy trách nhiệm ký thỏa thuận an ninh với Hoa Kỳ, một vấn đề nhạy cảm, sang cho hội đồng bô lão của Afghanistan. Ông đã triệu tập hội đồng mà người Afghanistan gọi là “loya jirga” đến họp vào tháng tới.

Làm như vậy, ông đã gạt sang một bên những lo ngại cho rằng cuộc họp này sẽ trì hoãn việc ký kết thỏa thuận quan trọng, sau khi các lực lượng quân sự của quốc tế rút khỏi Afghanistan vào cuối năm tới.

Theo lời ông John Wood, chuyên viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Nam Á ở Washington, hiện nay giữa Hoa Kỳ và Afghanistan có hai vấn đề nhức nhối:

“Theo tôi hiểu, ông Karzai muốn có một thỏa thuận an ninh cụ thể với nước ngoài, một hình thức bảo đảm, hay nói thật ra là một cái gì đó, có lẽ ở tầm mức của một hiệp ước bảo vệ an ninh theo định nghĩa của người Mỹ. Một thỏa thuận có tính ràng buộc như vậy khiến Hoa Kỳ phải bảo vệ Afghanistan chống lại bất kỳ cuộc xâm lăng nào của bên ngoài. Đây là chuyện mà chính phủ của Tổng thống Obama khó lòng chấp nhận.”

Ông Wood giải thích vấn đề nhức nhối thứ hai, xuất phát từ những mối lo của tổng thống Afghanistan:

“Điểm thứ hai liên quan đến mức độ tự do hành động mà Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ có thể có được, hoặc cơ quan tình báo CIA của Mỹ có được, trong khi tiếp tục hoạt động một cách độc lập tại Afghanistan, mà không phải chịu sự giám sát, không chờ phải có sự chấp thuận trước của chính phủ Afghanistan.”

Hôm thứ Hai, Tổng thống Karzai đã lên án các lực lượng của Hoa Kỳ và NATO đã thực hiện các vụ không kích và các vụ tấn công khác tại Afghanistan mà ông bảo là đã dùng chiêu bài chống khủng bố để vi phạm chủ quyền của Afghanistan.

Ông còn nói rằng những chuyện như vậy sẽ bị cấm đoán trong Thỏa thuận An ninh Song phương:

“Nếu Hoa Kỳ và đồng minh NATO của họ đòi hòi hỏi rằng sau khi ký Thỏa thuận An ninh Song phương, họ vẫn có tự do tấn công nhân dân nước tôi, làng mạc nước tôi, thì người Afghanistan chẳng bao giờ cho phép.”

Nhiều nhà phân tích cảnh báo rằng nếu Thỏa thuận An ninh Song phương không có điều khoản cho phép lực lượng quân sự quốc tế yểm trợ cho lực lượng của Afghanistan sau khi rút quân, thì sẽ khiến cho phe Taliban và các phe khác muốn lật đổ chính phủ của Tổng thống Karzai trở thành hung hăng hơn.

Ông Hamidullah Farooqi, một cựu bộ trưởng của Afghanistan đồng ý:

“Taliban và các nhóm vũ trang chống chính phủ Afghanistan cũng nhìn thấy một thời cơ tốt cho họ sau năm 2014, khi lực lượng quân sự quốc tế rút đi. Các nhóm này sẽ nghĩ rằng lúc đó họ có thể giành lại quyền lực chính trị. Muốn tránh xảy ra tình trạng này, tôi nghĩ rằng Afghanistan cần có một cuộc bầu cử tổng thống minh bạch và thành công vào tháng Tư năm 2014, và cần có một chính phủ thật mạnh.”

Ông Ashraf Ghani Ahmadzai, một thành viên trong đoàn đàm phán Thỏa thuận An ninh Song phương của Afghanistan, cho biết sơ qua về bản dự thảo của thỏa thuận này:

“Trước nhât, đây là một văn bản được soạn đầy đủ chi tiết giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Afghanistan. Điểm thứ nhì là thời gian hiệu lực là 10 năm. Điểm thứ ba, mỗi chính phủ có một quy trình để thay đổi thỏa thuận.”

Tuy nhiên, một số nhà phân tích và người dân tại Kabul đang lo âu.

Họ nói rằng phe Taliban đang nhanh chóng trải người ra khắp các làng mạc của Afghanistan. Phe này điều hành những nhóm bảo kê và những đường dây tống tiền để tài trợ cho các hoạt động của họ.

Và một cựu sĩ quan quân đội Afghanistan nói rằng quân đội non trẻ của Afghanistan đang đối mặt với tỷ lệ đào ngũ đáng ngại.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG