Một công ty cạnh tranh mới nổi đang mua thị trường chứng khoán New York có uy tín, từ lâu là biểu tượng của chủ nghĩa tư bản mạnh mẽ Hoa Kỳ.
Chủ nhân của Thị trường Chứng khoán New York 220 năm tuổi, NYSE Euronext, hôm thứ Năm tuyên bố đồng ý bán với giá 8,2 tỉ đô la biểu tượng của phố Wall cho IntercontinentalExchange.
Công ty 12 tuổi có trụ sở tại bang Atlanta chú trọng vào các giao dịch năng lượng tương lai và chứng khoán của các thương phẩm, trong khi Thị trường Chứng khoán New York từ lâu là nơi giao dịch chứng khoán của các công ty lớn nhất và nổi tiếng nhất của Mỹ.
Thỏa thuận này đánh dấu sự sống lại của việc sáp nhập các thị trường chứng khoán, nếu như các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ và châu Âu chấp thuận.
Năm ngoái các cơ quan chức năng ngăn cản hai nỗ lực, lần đầu là của thị trường chứng khoán New York tự bán cho Deutsche Borse, và lần sau định bán cho một sự kết hợp giữa IntercontinentalExchange và Nasdaq.
Việc bán thị trường chứng khoán New York phản ánh bản chất thay đổi của việc giao dịch chứng khoán. Số lượng giao dịch chứng khoán tại Wall Street giảm từ 82% xuống còn 21% trong những năm gần đây vì trên toàn thế giới có những cách giao dịch chứng khoán mới và có những công cụ tài chánh phức tạp hơn đã được rao bán cho những nhà đầu tư giàu nhất thế giới.
NYSE Euronext cũng sở hữu những thị trường chứng khoán lớn nhất tại Pháp và Hà Lan. Hậu quả là sự sáp nhập thị trường chứng khoán sẽ tạo nên một nơi giao dịch xuyên Đại Tây Dương lớn nhất về chứng khoán và các loại derivative khác, chứng khoán mà giá trị được xác định bằng những tài sản cơ bản.
Thị trường chứng khoán New York được thành lập một cách khiêm nhường. 24 người môi giới chứng khoán đã lập ra nó dưới một lùm cây của phố Wall vào năm 1792.
Chủ nhân của Thị trường Chứng khoán New York 220 năm tuổi, NYSE Euronext, hôm thứ Năm tuyên bố đồng ý bán với giá 8,2 tỉ đô la biểu tượng của phố Wall cho IntercontinentalExchange.
Công ty 12 tuổi có trụ sở tại bang Atlanta chú trọng vào các giao dịch năng lượng tương lai và chứng khoán của các thương phẩm, trong khi Thị trường Chứng khoán New York từ lâu là nơi giao dịch chứng khoán của các công ty lớn nhất và nổi tiếng nhất của Mỹ.
Thỏa thuận này đánh dấu sự sống lại của việc sáp nhập các thị trường chứng khoán, nếu như các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ và châu Âu chấp thuận.
Năm ngoái các cơ quan chức năng ngăn cản hai nỗ lực, lần đầu là của thị trường chứng khoán New York tự bán cho Deutsche Borse, và lần sau định bán cho một sự kết hợp giữa IntercontinentalExchange và Nasdaq.
Việc bán thị trường chứng khoán New York phản ánh bản chất thay đổi của việc giao dịch chứng khoán. Số lượng giao dịch chứng khoán tại Wall Street giảm từ 82% xuống còn 21% trong những năm gần đây vì trên toàn thế giới có những cách giao dịch chứng khoán mới và có những công cụ tài chánh phức tạp hơn đã được rao bán cho những nhà đầu tư giàu nhất thế giới.
NYSE Euronext cũng sở hữu những thị trường chứng khoán lớn nhất tại Pháp và Hà Lan. Hậu quả là sự sáp nhập thị trường chứng khoán sẽ tạo nên một nơi giao dịch xuyên Đại Tây Dương lớn nhất về chứng khoán và các loại derivative khác, chứng khoán mà giá trị được xác định bằng những tài sản cơ bản.
Thị trường chứng khoán New York được thành lập một cách khiêm nhường. 24 người môi giới chứng khoán đã lập ra nó dưới một lùm cây của phố Wall vào năm 1792.