Ba nhà lập pháp Đài Loan hôm nay đã đáp máy bay vận tải C-130 ra đảo Thái Bình có tranh chấp, mà Việt Nam gọi là Ba Bình, trong khi tiến hành một đợt tập trận bắn đạn thật trên đảo.
Một phát ngôn viên của lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết nhóm dân biểu này tới hòn đảo được coi là lớn nhất trên quần đảo Trường Sa để chứng kiến cuộc tập trận.
Hai trong số 3 nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền Quốc dân đảng, còn người thứ ba thuộc đảng Dân tiến.
Hồi tháng Bảy, Đài Loan đã tăng cường pháo cao xạ và súng cối trên đảo Ba Bình, và mới tuần trước, cố vấn an ninh cấp cao của Tổng thống Mã Anh Cửu và bộ trưởng Nội vụ Đài Loan đã ra đảo này.
Trong khi có mặt trên hòn đảo, cố vấn an ninh của ông Mã tuyên bố Đài Loan quyết tâm trở thành một sứ giả hòa bình ở khu vực biển Đông.
Bất chấp cảnh báo từ các nước, một số chính trị gia cánh hữu của Đài Loan đã thúc giục chính quyền Đài Bắc tăng cường lực lượng trên đảo Ba Bình.
Ngoài Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa.
Nguồn: AFP, CAN, South China Morning Post, Bangkok Post
Một phát ngôn viên của lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết nhóm dân biểu này tới hòn đảo được coi là lớn nhất trên quần đảo Trường Sa để chứng kiến cuộc tập trận.
Hai trong số 3 nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền Quốc dân đảng, còn người thứ ba thuộc đảng Dân tiến.
Hồi tháng Bảy, Đài Loan đã tăng cường pháo cao xạ và súng cối trên đảo Ba Bình, và mới tuần trước, cố vấn an ninh cấp cao của Tổng thống Mã Anh Cửu và bộ trưởng Nội vụ Đài Loan đã ra đảo này.
Trong khi có mặt trên hòn đảo, cố vấn an ninh của ông Mã tuyên bố Đài Loan quyết tâm trở thành một sứ giả hòa bình ở khu vực biển Đông.
Bất chấp cảnh báo từ các nước, một số chính trị gia cánh hữu của Đài Loan đã thúc giục chính quyền Đài Bắc tăng cường lực lượng trên đảo Ba Bình.
Ngoài Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa.
Nguồn: AFP, CAN, South China Morning Post, Bangkok Post