Đường dẫn truy cập

Thế giới đánh dấu Ngày Tự do Báo chí


Ảnh do các hãng thông tấn chụp cho thấy blogger Điếu Cày ngồi ngay sát bên phải nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, ngày 1/5/2015. (AP/Susan Walsh).
Ảnh do các hãng thông tấn chụp cho thấy blogger Điếu Cày ngồi ngay sát bên phải nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, ngày 1/5/2015. (AP/Susan Walsh).

Hôm nay là Ngày Tự do Báo chí Thế giới, một dịp đánh dấu thường niên được Liên hiệp quốc lập ra vào năm 1993 để ủng hộ và biểu dương những nguyên tắc cơ bản của tự do báo chí, mà Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mô tả là sự thiết yếu của dân chủ.

Liên hiệp quốc nói Ngày Tự do Báo chí Thế giới cũng là dịp để thông báo cho người dân về những vi phạm tự do báo chí – một lời nhắc nhỡ rằng tại hàng chục quốc gia trên thế giới xuất bản vẫn bị kiểm duyệt, bị phạt, bị đình chỉ hoặc cấm hoạt động, trong khi các nhà báo, các biên tập viên và các nhà xuất bản bị sách nhiễu, tấn công, bắt giữ, và thậm chí bị giết hại.

Trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới, Tổng thống Obama đã tiếp 3 nhà báo di dân tại Tòa Bạch Ốc. Tổng thống Obama nói cả 3 nhà báo này đều bị ngược đãi tại quê hương của họ, và nay đang tiếp tục công việc báo chí tại Hoa Kỳ, quốc gia đã cho các nhà báo này tị nạn chính trị.

Blogger Điếu Cày của Việt Nam chuyên viết về nhân quyền và tự do tôn giáo, và là một tiếng nói mạnh mẽ về tự do báo chí ở nước ông. Blogger Điếu Cày bị giam tù 6 năm và được phóng thích hồi tháng 10 năm ngoái.

Nhà báo Lily Mengesha của Ethiopia chuyên phơi bày nạn tảo hôn mà các "cô dâu" nhỏ tuổi ở nước bà phải gánh chịu. Bà đã bị sách nhiễu và giam giữ. Bà hiện làm việc cho Quỹ Quốc gia về Dân chủ. Bà Mengesha trước đó làm thông dịch viên cho một thông tín viên của đài VOA ở Ethiopia. Bà và thông tín viên này bị bắt giữ vì "đưa tin bất hợp pháp" hồi năm 2012 ở Addis Ababa.

Bà Fatima Tlisova, một người thiểu số Circassia ở Bắc Caucasus của Nga, hiện làm việc cho Ban tiếng Nga của đài VOA.

Tổng thống Obama nói "bà Tlisova đã tường trình về các cuộc hành quân ở khu vực Bắc Caucasus, về những vụ mất tích và về những chuyện tham nhũng. Bà Tlisova đã bị hành hung, bắt cóc, tra tấn. Nay bà làm việc cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và gần đây nhất đã tường trình về phiên xử ở Boston liên quan đến vụ đánh bom ở Boston."

Trở về văn phòng của VOA sau khi được gặp Tổng thống Obama, bà Tlisova nói cơ hội được gặp và nói chuyện với Tổng thống Obama thật là cảm động, nhưng quan trọng hơn cả đó là thông điệp của Tổng thống Hoa Kỳ gởi đến các nhà báo ở Nga.

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 2/5/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG