Những ngày gần đến Tết Giáp Ngọ trời giá lạnh mà thời sự ở trong nước lại cực nóng, cứ như sôi lên.
Vụ đại án Dương Chí Dũng làm xôn xao công luận, với biết bao phân tích, đồn đoán khác nhau, đụng chạm đến cung đình Cộng sản. Bị cáo Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng hàng hải, chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Vinalines, khi bị tuyên án tử hình vẫn tủm tỉm cười, còn đọc thơ:
28 năm qua lại trở về, với ngành hàng hải lời thề nước non
Dưới cờ ta nguyện cùng đưa, con tàu hàng hải tới bờ vinh quang!
Cứ như đùa cợt rất không đúng chỗ với tòa. Thì ra bị cáo vẫn đinh ninh rằng sẽ có cấp trên cùng hội cùng thuyền ứng cứu, nếu không anh ta vẫn còn vốn, là sẽ tố cáo một kẻ tội phạm cỡ bự hơn để được khoan hồng. Quả nhiên khi được gọi ra làm nhân chứng cho phiên tòa xử em ruột Dũng là Trung tá Dương Tự Trọng, nguyên giám đốc Công an Hải Phòng, về tội “tổ chức cho người khác vượt biên“, Dũng mới lật ngửa lá bài, khai ra 3 lần đút lót hàng triệu đôla cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng thường trực Bộ Công an, ủy viên Trung ương đảng, người đang cầm đầu Ban Chuyên án của vụ đại án này. Dũng còn khai rằng có người của mình tên là Tiệp “đã gặp anh Quang ở cấp trên”, liền bị quan tòa ngăn lại và bịt miệng :”Thôi, không nói thêm nữa, đủ rồi!”, vì ai nấy đều biết “anh Quang ” đây là đại tướng bộ trưởng Công an, ủy viên Bộ Chính trị của đảng CS Trần Đại Quang.
Công luận suốt tuần qua bàn tán không phải chỉ về vụ đại án Vinalines, còn bàn nhiều hơn đến tình trạng xuống cấp đến cùng cực của ngành công an, nơi đang có những con sâu bự nhất, lẽ ra phải là “bạn dân” thì ở nhiều nơi là “tai họa cho dân “.Công luận hết sức bất bình bàn tán chuyện sỹ quan và nhân viên công an chuyên cầm dùi cui, súng ngắn súng dài, hơi cay, xe hòm kín đi đàn áp bà con dân oan và các chiến sỹ dân chủ, la hét chửi bới dân, “mày tao” với các cụ già, xàm xỡ với phụ nữ, đạp giày vào mặt thanh niên, tra tấn đến chết nhiều công dân trong trụ sở công an và trong trại giam. Các báo Dân Trí, Thanh Niên online nhận xét công an đã trở thành "lũ kiêu binh được nuông chiều đặc biệt", lên cấp rất nhanh, khen thưởng rất hậu - hiện có đến 300 viên tướng, gần 1.000 sỹ quan cấp cao, từ thượng tá trở lên đại tướng – nhiều gấp 100 lần trong thời chiến (đầu năm 1975 chỉ có 4 viên tướng và 36 sĩ quan công an cấp cao từ thượng tá, đại tá trở lên).
Hàng ngàn sỹ quan công an cấp cao làm gì trong thời bình, để cho an ninh sa sút đi một cách thảm hại so với thời chiến, họ nhận lương cao, bổng lộc nhiều, nhà cao cửa rộng, xe cộ sang trọng, thành nhóm lợi ích béo bở nhất , quyền hành không giới hạn, túi tham không đáy, chi ngân sách đặc biệt, bị tiết lộ là không kém ngân sách bộ quốc phòng.
Mạng Dân Làm Báo và báo Dân Trí ngày (4/1 và 7/1/2014) cho rằng công an được ca ngợi là “Thanh Bảo Kiếm” sắc bén nhằm tấn công bọn tội phạm quấy nhiễu dân, canh gác cho dân yên ngủ, trên thực tế đang tự biến thành nhũng lũ tội phạm nguy hiểm tàn bạo nhất, liên minh với bọn xã hội đen để đánh đập tàn nhẫn các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền cũng như bà con dân oan. Họ đánh dân rất hiểm độc không phải bằng dùi cui cao su mềm, mà bằng gậy gỗ cứng, gậy sắt, dao nhọn và bằng những cú đấm của kẻ luyện võ thuật công phu.
Vụ án làm lộ bí mật nhà nước liên quan đến Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ và cả Đại tướng Trần Đại Quang đã được ngành tư pháp khởi tố để điều tra truy cứu trách nhiệm, nhưng chưa khởi tố đích danh ai. Tuy vậy cả ngành công an bị lên mâm trước công luận và cả triều đình bị chấn động như giữa một cơn bão lớn đang gia tăng tốc độ. Vụ án sẽ đi đến đâu? Sẽ được giải quyết sòng phẳng, minh bạch theo đúng pháp luật như Bộ Chính trị cam kết với dân, không có khu vực hay cá nhân nào cấm chạm đến, hay là lại là chuyện các nhóm lợi ích thương lượng bênh che nhau, cho chìm xuồng, sau khi thí mạng vài kẻ bộ hạ để “giữ gìn sự ổn định”?.
Các nhà bình luận trên mạng Dân Làm Báo và báo Dân Trí cho rằng trong Bộ Chính trị có 2 nhóm đối lập; Thanh niên online còn nói rõ có 4 vị có ý kiến phải khoanh vụ án lại, không mở rộng thêm để tránh nguy cơ đổ vỡ lớn, còn 10 ý kiến còn lại là phải giải quyết theo pháp luật, hoặc còn do dự. Một số mạng và blogger tự do đoán rằng 4 vị muốn khoanh vụ án rất có thể là các ông Trần Đại Quang, người cầm đầu ngành công an; ông Lê Hồng Anh, thường trực ban bí thư; ông Tô Huy Rứa, trưởng Ban Tổ chức Trung ương; và ông Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy Sài Gòn. Nhóm này ráo riết lôi kéo những người do dự như ông Nguyễn Thiện Nhân, bà Nguyễn Thị Kim Ngân để cân bằng thế lực.
Nhóm trong Bộ Chính trị có ý định làm rõ vụ đại án này, điều tra nghiêm minh và phá án theo đúng luật có nhiều khả năng gồm có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương đảng Ngô Văn Dụ, Trưởng ban Tuyên huấn Đinh Thế Huynh… Chỉ riêng ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chưa rõ sẽ ngả về bên nào. Nhân vật quan trọng hàng đầu là thủ tướng cũng đang kín đáo, chưa tỏ thái độ rõ rang. Về lý sự, lẽ ra ông phải bảo vệ các bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ của ông, nhưng ông lại sợ đứng về phía thiểu số, sẽ bị mất điểm khi bênh che những kẻ phạm tội đã quá hiển nhiên, trong một vụ án đã vỡ lở, rất khó ém nhẹm.
Trong khi công luận đồn đoán như trên, 2 bên đã ra quân rõ rệt. Phe muốn cho “chìm xuồng” đã sớm bác bỏ lời “vu cáo của tử tội Dương Chí Dũng” qua lời của Trung tướng Hoàng Công Tư, thủ trưởng cơ quan điều tra ngành công an. Khi trả lời Báo Công an Nhân dân, ông này nói rằng “chúng tôi đã điều tra, Dương Chí Dũng đã khai và đã cải chính, xin lỗi về sự vu cáo này “. Nhà báo Nguyễn Như Phong trên báo PetroTime nhanh nhẩu bênh tướng Ngọ là “nửa triệu đôla nặng đến 5 kilô làm sao ông Dũng có thể mang đến nhà tướng Ngọ được”, liền bị nhà báo Đoan Trang bác bỏ, trên Dân Luận (6/1/2014) coi đó là sự bênh che vụng về thấp kém của kẻ bồi bút vô liêm sỉ.
Trong khi đó phe chủ trương cứ phép nước mà làm tới có vẻ thắng thế. Thái độ ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính Trung ương, tỏ ra cương quyết. Ông vừa được giao quyền hạn và trách nhiệm lớn là đôn đốc, theo dõi, kiểm tra toàn bộ máy cơ chế phòng chống tham nhũng. Ông lẳng lặng đích thân đến dự các phiên tòa vừa qua. Các luật sư am hiểu tình hình như Trần Đình Triển, Trần Quốc Thuận cho rằng do tác động của ông Thanh nên đến phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, tên của tướng Ngọ và tướng Quang mới được công khai tiết lộ ra công luận, và vụ án “tiết lộ bí mật nhà nước “mới được khởi tố một cách nhanh chóng đặc biệt như thế.
Báo Dân Trí còn cho rằng tướng Ngọ khó lòng chạy tội. Vì ngày 17/5/2012 chỉ có tướng Ngọ là trưởng Ban Chuyên án (BCA) Vinalines vừa gặp thủ tướng xong, biết chuyện Dũng sắp bị bắt giữ, và Dũng biết ngay chuyện lâm nguy để bỏ trốn ngay, chỉ có tướng Ngọ là người duy nhất có thể làm được chuyện ấy. Trước đó tướng Ngọ rất tự tin, bình tĩnh do cho rằng cấp trên là bộ trưởng, thủ tướng, thường trực ban bí thư đều trong nhóm lợi ích với mình, sẽ buộc phải bao che cho mình, chỉ cần bị cáo trốn ra nước ngoài là xong chuyện. Nhưng ai ngờ. Hoa Kỳ đã không cho Dương Chí Dũng nhập cảnh, cũng như từng không cho Vương Lập Quân, trùm công an Trùng Khánh (Trung Quốc) tỵ nạn trong tòa lãnh sự Mỹ. Tòa án còn cho biết bằng chứng tham nhũng của tướng Ngọ đã có trong sổ tay của Dương Chí Dũng nộp cho tòa. Đã có ý kiến cần sớm khởi tố đích danh tướng Ngọ vì đã có dấu hiệu phạm pháp, đình chỉ công tác, niêm phong tài sản, trong khi chờ xét xử.
Một nét các báo trong nước nêu bật là mới tháng trước ông Nguyễn Bá Thanh sang Bắc Kinh để học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng của Trung Quốc, khi dư âm vụ đại án Bạc Hy Lai và vợ còn sôi nổi, với bản án tử hình cho bà Cốc Lai Lai và tù chung thân cho ông Bạc Hy Lai. Đặc biệt là vụ án lớn hơn mà tội phạm là ông Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương đảng CS Trung Quốc, đang trong thời kỳ điều tra. Ông Khang còn là Trưởng ban Chính trị - Pháp luật Trung ương đảng, trùm lên trên các ngành chuyên chính là an ninh - công an - tòa án và kiểm sát đầy thế lực và đặc quyền, bị điều tra về những tội hình sự còn nặng hơn ông Bạc Hy Lai. Ông Nguyễn Bá Thanh mang về nước phương châm quyết liệt của Tổng Bí thư Tập Cận Bình “diệt cả ruồi và hổ“, ngụ ý quyết diệt tham nhũng mọi cỡ từ nhỏ đến lớn nhất, không chừa một ai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đưa ra Thông điệp đầu năm hứa hẹn cải cách thể chế và thực thi dân chủ. Mong ông giữ lời hứa, đi hàng đầu trong xử lý vụ án đã khởi tố theo đúng luật pháp nghiêm minh, tôn trọng nguyện vọng của nhân dân, trong sạch hóa bộ máy toàn ngành công an, thành thanh “Bảo kiếm an dân“, diệt mọi đàn sâu bọ tham nhũng, tham quan ô lại kết thành phe nhóm lợi ích riêng, chống bành trướng và tay sai của chúng ngay trong dịp Tết Giáp Ngọ này. Mong ông góp sức tạo nên đa số trong Bộ Chính trị và Trung ương để kiến lập thể chế mới như ông đã hứa, giảm đặc quyền của các công ty quốc doanh, mở rộng tự do cạnh tranh trong kinh doanh theo luật pháp, cải cách ngành tư pháp được công minh, ngăn ngừa những vụ án tệ hại như 2 vụ đại án Vinashin và Vinalines vừa qua, làm tiêu tan hơn 10 tỷ đôla tiền bạc của dân, làm mất lòng tin của đồng bào khắp nơi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Vụ đại án Dương Chí Dũng làm xôn xao công luận, với biết bao phân tích, đồn đoán khác nhau, đụng chạm đến cung đình Cộng sản. Bị cáo Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng hàng hải, chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Vinalines, khi bị tuyên án tử hình vẫn tủm tỉm cười, còn đọc thơ:
28 năm qua lại trở về, với ngành hàng hải lời thề nước non
Dưới cờ ta nguyện cùng đưa, con tàu hàng hải tới bờ vinh quang!
Cứ như đùa cợt rất không đúng chỗ với tòa. Thì ra bị cáo vẫn đinh ninh rằng sẽ có cấp trên cùng hội cùng thuyền ứng cứu, nếu không anh ta vẫn còn vốn, là sẽ tố cáo một kẻ tội phạm cỡ bự hơn để được khoan hồng. Quả nhiên khi được gọi ra làm nhân chứng cho phiên tòa xử em ruột Dũng là Trung tá Dương Tự Trọng, nguyên giám đốc Công an Hải Phòng, về tội “tổ chức cho người khác vượt biên“, Dũng mới lật ngửa lá bài, khai ra 3 lần đút lót hàng triệu đôla cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng thường trực Bộ Công an, ủy viên Trung ương đảng, người đang cầm đầu Ban Chuyên án của vụ đại án này. Dũng còn khai rằng có người của mình tên là Tiệp “đã gặp anh Quang ở cấp trên”, liền bị quan tòa ngăn lại và bịt miệng :”Thôi, không nói thêm nữa, đủ rồi!”, vì ai nấy đều biết “anh Quang ” đây là đại tướng bộ trưởng Công an, ủy viên Bộ Chính trị của đảng CS Trần Đại Quang.
Công luận suốt tuần qua bàn tán không phải chỉ về vụ đại án Vinalines, còn bàn nhiều hơn đến tình trạng xuống cấp đến cùng cực của ngành công an, nơi đang có những con sâu bự nhất, lẽ ra phải là “bạn dân” thì ở nhiều nơi là “tai họa cho dân “.Công luận hết sức bất bình bàn tán chuyện sỹ quan và nhân viên công an chuyên cầm dùi cui, súng ngắn súng dài, hơi cay, xe hòm kín đi đàn áp bà con dân oan và các chiến sỹ dân chủ, la hét chửi bới dân, “mày tao” với các cụ già, xàm xỡ với phụ nữ, đạp giày vào mặt thanh niên, tra tấn đến chết nhiều công dân trong trụ sở công an và trong trại giam. Các báo Dân Trí, Thanh Niên online nhận xét công an đã trở thành "lũ kiêu binh được nuông chiều đặc biệt", lên cấp rất nhanh, khen thưởng rất hậu - hiện có đến 300 viên tướng, gần 1.000 sỹ quan cấp cao, từ thượng tá trở lên đại tướng – nhiều gấp 100 lần trong thời chiến (đầu năm 1975 chỉ có 4 viên tướng và 36 sĩ quan công an cấp cao từ thượng tá, đại tá trở lên).
Hàng ngàn sỹ quan công an cấp cao làm gì trong thời bình, để cho an ninh sa sút đi một cách thảm hại so với thời chiến, họ nhận lương cao, bổng lộc nhiều, nhà cao cửa rộng, xe cộ sang trọng, thành nhóm lợi ích béo bở nhất , quyền hành không giới hạn, túi tham không đáy, chi ngân sách đặc biệt, bị tiết lộ là không kém ngân sách bộ quốc phòng.
Mạng Dân Làm Báo và báo Dân Trí ngày (4/1 và 7/1/2014) cho rằng công an được ca ngợi là “Thanh Bảo Kiếm” sắc bén nhằm tấn công bọn tội phạm quấy nhiễu dân, canh gác cho dân yên ngủ, trên thực tế đang tự biến thành nhũng lũ tội phạm nguy hiểm tàn bạo nhất, liên minh với bọn xã hội đen để đánh đập tàn nhẫn các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền cũng như bà con dân oan. Họ đánh dân rất hiểm độc không phải bằng dùi cui cao su mềm, mà bằng gậy gỗ cứng, gậy sắt, dao nhọn và bằng những cú đấm của kẻ luyện võ thuật công phu.
Vụ án làm lộ bí mật nhà nước liên quan đến Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ và cả Đại tướng Trần Đại Quang đã được ngành tư pháp khởi tố để điều tra truy cứu trách nhiệm, nhưng chưa khởi tố đích danh ai. Tuy vậy cả ngành công an bị lên mâm trước công luận và cả triều đình bị chấn động như giữa một cơn bão lớn đang gia tăng tốc độ. Vụ án sẽ đi đến đâu? Sẽ được giải quyết sòng phẳng, minh bạch theo đúng pháp luật như Bộ Chính trị cam kết với dân, không có khu vực hay cá nhân nào cấm chạm đến, hay là lại là chuyện các nhóm lợi ích thương lượng bênh che nhau, cho chìm xuồng, sau khi thí mạng vài kẻ bộ hạ để “giữ gìn sự ổn định”?.
Các nhà bình luận trên mạng Dân Làm Báo và báo Dân Trí cho rằng trong Bộ Chính trị có 2 nhóm đối lập; Thanh niên online còn nói rõ có 4 vị có ý kiến phải khoanh vụ án lại, không mở rộng thêm để tránh nguy cơ đổ vỡ lớn, còn 10 ý kiến còn lại là phải giải quyết theo pháp luật, hoặc còn do dự. Một số mạng và blogger tự do đoán rằng 4 vị muốn khoanh vụ án rất có thể là các ông Trần Đại Quang, người cầm đầu ngành công an; ông Lê Hồng Anh, thường trực ban bí thư; ông Tô Huy Rứa, trưởng Ban Tổ chức Trung ương; và ông Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy Sài Gòn. Nhóm này ráo riết lôi kéo những người do dự như ông Nguyễn Thiện Nhân, bà Nguyễn Thị Kim Ngân để cân bằng thế lực.
Nhóm trong Bộ Chính trị có ý định làm rõ vụ đại án này, điều tra nghiêm minh và phá án theo đúng luật có nhiều khả năng gồm có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương đảng Ngô Văn Dụ, Trưởng ban Tuyên huấn Đinh Thế Huynh… Chỉ riêng ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chưa rõ sẽ ngả về bên nào. Nhân vật quan trọng hàng đầu là thủ tướng cũng đang kín đáo, chưa tỏ thái độ rõ rang. Về lý sự, lẽ ra ông phải bảo vệ các bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ của ông, nhưng ông lại sợ đứng về phía thiểu số, sẽ bị mất điểm khi bênh che những kẻ phạm tội đã quá hiển nhiên, trong một vụ án đã vỡ lở, rất khó ém nhẹm.
Trong khi công luận đồn đoán như trên, 2 bên đã ra quân rõ rệt. Phe muốn cho “chìm xuồng” đã sớm bác bỏ lời “vu cáo của tử tội Dương Chí Dũng” qua lời của Trung tướng Hoàng Công Tư, thủ trưởng cơ quan điều tra ngành công an. Khi trả lời Báo Công an Nhân dân, ông này nói rằng “chúng tôi đã điều tra, Dương Chí Dũng đã khai và đã cải chính, xin lỗi về sự vu cáo này “. Nhà báo Nguyễn Như Phong trên báo PetroTime nhanh nhẩu bênh tướng Ngọ là “nửa triệu đôla nặng đến 5 kilô làm sao ông Dũng có thể mang đến nhà tướng Ngọ được”, liền bị nhà báo Đoan Trang bác bỏ, trên Dân Luận (6/1/2014) coi đó là sự bênh che vụng về thấp kém của kẻ bồi bút vô liêm sỉ.
Trong khi đó phe chủ trương cứ phép nước mà làm tới có vẻ thắng thế. Thái độ ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính Trung ương, tỏ ra cương quyết. Ông vừa được giao quyền hạn và trách nhiệm lớn là đôn đốc, theo dõi, kiểm tra toàn bộ máy cơ chế phòng chống tham nhũng. Ông lẳng lặng đích thân đến dự các phiên tòa vừa qua. Các luật sư am hiểu tình hình như Trần Đình Triển, Trần Quốc Thuận cho rằng do tác động của ông Thanh nên đến phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, tên của tướng Ngọ và tướng Quang mới được công khai tiết lộ ra công luận, và vụ án “tiết lộ bí mật nhà nước “mới được khởi tố một cách nhanh chóng đặc biệt như thế.
Báo Dân Trí còn cho rằng tướng Ngọ khó lòng chạy tội. Vì ngày 17/5/2012 chỉ có tướng Ngọ là trưởng Ban Chuyên án (BCA) Vinalines vừa gặp thủ tướng xong, biết chuyện Dũng sắp bị bắt giữ, và Dũng biết ngay chuyện lâm nguy để bỏ trốn ngay, chỉ có tướng Ngọ là người duy nhất có thể làm được chuyện ấy. Trước đó tướng Ngọ rất tự tin, bình tĩnh do cho rằng cấp trên là bộ trưởng, thủ tướng, thường trực ban bí thư đều trong nhóm lợi ích với mình, sẽ buộc phải bao che cho mình, chỉ cần bị cáo trốn ra nước ngoài là xong chuyện. Nhưng ai ngờ. Hoa Kỳ đã không cho Dương Chí Dũng nhập cảnh, cũng như từng không cho Vương Lập Quân, trùm công an Trùng Khánh (Trung Quốc) tỵ nạn trong tòa lãnh sự Mỹ. Tòa án còn cho biết bằng chứng tham nhũng của tướng Ngọ đã có trong sổ tay của Dương Chí Dũng nộp cho tòa. Đã có ý kiến cần sớm khởi tố đích danh tướng Ngọ vì đã có dấu hiệu phạm pháp, đình chỉ công tác, niêm phong tài sản, trong khi chờ xét xử.
Một nét các báo trong nước nêu bật là mới tháng trước ông Nguyễn Bá Thanh sang Bắc Kinh để học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng của Trung Quốc, khi dư âm vụ đại án Bạc Hy Lai và vợ còn sôi nổi, với bản án tử hình cho bà Cốc Lai Lai và tù chung thân cho ông Bạc Hy Lai. Đặc biệt là vụ án lớn hơn mà tội phạm là ông Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương đảng CS Trung Quốc, đang trong thời kỳ điều tra. Ông Khang còn là Trưởng ban Chính trị - Pháp luật Trung ương đảng, trùm lên trên các ngành chuyên chính là an ninh - công an - tòa án và kiểm sát đầy thế lực và đặc quyền, bị điều tra về những tội hình sự còn nặng hơn ông Bạc Hy Lai. Ông Nguyễn Bá Thanh mang về nước phương châm quyết liệt của Tổng Bí thư Tập Cận Bình “diệt cả ruồi và hổ“, ngụ ý quyết diệt tham nhũng mọi cỡ từ nhỏ đến lớn nhất, không chừa một ai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đưa ra Thông điệp đầu năm hứa hẹn cải cách thể chế và thực thi dân chủ. Mong ông giữ lời hứa, đi hàng đầu trong xử lý vụ án đã khởi tố theo đúng luật pháp nghiêm minh, tôn trọng nguyện vọng của nhân dân, trong sạch hóa bộ máy toàn ngành công an, thành thanh “Bảo kiếm an dân“, diệt mọi đàn sâu bọ tham nhũng, tham quan ô lại kết thành phe nhóm lợi ích riêng, chống bành trướng và tay sai của chúng ngay trong dịp Tết Giáp Ngọ này. Mong ông góp sức tạo nên đa số trong Bộ Chính trị và Trung ương để kiến lập thể chế mới như ông đã hứa, giảm đặc quyền của các công ty quốc doanh, mở rộng tự do cạnh tranh trong kinh doanh theo luật pháp, cải cách ngành tư pháp được công minh, ngăn ngừa những vụ án tệ hại như 2 vụ đại án Vinashin và Vinalines vừa qua, làm tiêu tan hơn 10 tỷ đôla tiền bạc của dân, làm mất lòng tin của đồng bào khắp nơi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.