Cả thế giới vô cùng tiếc thương quý mến nhà hoạt động chính trị da đen Nelson Mandela vừa qua đời.
Hơn 100 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ, kể cả bốn tổng thống và cựu tổng thống Hoa Kỳ, và hơn 70 ngàn quần chúng đã tập trung đưa tiễn ông.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng ông Nelson Mandela là một người “khổng lồ trong lịch sử”( A giant in history), còn ngụ ý rằng có Nelson Mandela là tổng thống da đen ở một nước đa số là người da đen mới đi đến có một tổng thống gốc da đen ở một nước đa số là người da trắng. Một bước tiến dài trong nền văn minh nhân loại khi con người bình đẳng, tự do.
Đến Cộng sản Trung Quốc cũng cử phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều và Cuba có Chủ tịch Raul Castro sang dự.
Còn Việt Nam ư? Một sự lặng im bẽ bàng đến tội nghiệp của bộ máy nhà nước nặng nề và bộ máy truyền thông lề phải vốn ầm ĩ lắm mồm. Báo Nhân dân cầm chịch đưa một tin ngắn, nhạt thếch, không một bài bình luận.
Không một đại diện chính phủ nào được cử sang Nam Phi dự quốc tang này.
Một sự câm lặng và vắng mặt nổi bật.
Rất dễ hiểu. Những gì Mandela chủ trương, kiên trì thực hiện đến cùng trong cuộc đời Ông gần như hoàn toàn trái ngược hẳn với những gì những thế hệ kế tiếp lãnh đạo ở Việt Nam chủ trương và kiên trì đến cùng.
Một bên là hòa bình, hòa giải, hòa hợp trong một đất nước bị chia rẽ, xâu xé, nghèo khổ, tan hoang vì tai họa phân biệt chủng tộc tưởng như họa truyền kiếp. Trong cuốn hồi ký No Easy Walk to Freedom (Đi đến Tự do không dễ dàng), ông kể lại những đắn đo, cân nhắc, băn khoăn dày vò tâm trí ông, những trở ngại trùng điệp về nhận thức tư tưởng của cả phía ta và phía đối phương tưởng như không sao vượt qua nổi, để rồi ông từng bước chinh phục được cả 2 phía, đi vào con đường tuyệt vời của chung sống hòa bình, của hòa giải, hòa hợp dân tộc, kẻ thù thành bạn đối tác, 2 bên cùng thắng.
Xúc động bao nhiêu khi ông tỏ ra quý trọng vô cùng mạng sống của mỗi con người, từ em bé, phụ nữ, người đau yêu, nhất là sinh mạng người lính phần lớn là trẻ măng trong chiến tranh. Ông kể rằng ông sinh ra năm 1918 khi Thế chiến I chấm dứt với hàng triệu người chết thê thảm trên chiến trường, để rồi thời trai trẻ được sống giữa những năm Thế chiến II (1939 / 1945) còn man rợ gấp nhiều lần, tiếp theo lại còn những cuộc chiến ở châu Á và châu Phi, đồng loại đồng bào ăn thịt nhau như loài dã thú. Ông dứt khoát dồn tư duy chống lại những điều vô nhân ấy, bắt đầu từ thuyết phục chính mình, vì chính ông đã bị kết án tù chung thân về tội cầm đầu hệ thống khủng bố ở Nam Phi. Ông nhất quyết chuyển sang con đường của Gandhi.
Một điều tuyệt vời nữa ở Nelson Mandela là nhận thức của ông về giá trị của luật pháp. Hòa bình, hòa giải, tự do, bình đẳng đều phải được thể chế hóa thành luật, luật điều hành mọi mối quan hệ trong xã hội văn minh. Từ trong tù của người tù chung thân, ông dốc sức học ngành Luật có thi cử, chứng chỉ hẳn hoi của Đại học London ( Anh quốc) rất nổi tiếng. Ra tù nhà luật học uyên bác Mandela trực tiếp góp công đầu vào bản Hiến pháp 1996 của Nam Phi,một nền móng vững cho nền pháp trị của một đất nước vừa có độc lập vừa có tự do và dân chủ. Ông cho rằng tự do kinh doanh theo luật là chìa khóa của phát triển, phồn vinh.
Một nét quý hiếm trong con người của Mandela là cốt cách cao thượng ẩn mình trong đức độ cực kỳ khiêm tốn. Sức thu hút của ông là ở đó. Là tổng thống ông sống hết sức giản dị, thường đi vi hành, không xe mở đường, xe hộ tống ồn ào, chú ý các thôn xóm quạnh hiu, không ưa yến tiệc xa hoa. Mọi người còn nhớ môn thể thao bóng bầu dục rugby trước kia được coi là môn thể thao quý phái chỉ dành cho người da trắng, nên người da đen rất ít chơi, người đi xem đấu thường 95% là da trắng. Do kỳ thị trở lại, dân da đen rất ghét màu áo thể thao màu xanh lá cây của đội Nam Phi, cả khi đội dành được Cúp quán quân thế giới về rugby năm 1995. Tổng thống Mandela liền mời cả đội toàn cầu thủ da trắng đến nhà riêng uống trà thân mật . Tại đây thủ quân Francois Pienaar tặng ông chiếc áo cầu thủ mầu xanh lá cây số 6; ông vui vẻ tiếp nhận với thái độ khiêm tốn chan hòa, mặc luôn vào người. Từ đó đông đảo dân da trắng công nhận và vui vẻ gọi ông là “ My President, Our President ” (Tổng thống của chúng tôi), khác hẳn trước đó. Sự hòa giải hòa hợp thống nhất dân tộc làm giảm đi rất nhanh di sản apartheid nặng nề từng ngự trị suốt 4 thế kỷ tại đây.
Trông người lại ngẫm đến ta. Ông Hồ Chí Minh nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhưng lại đóng cửa trường Luật, ngăn cấm sự hình thành xã hôị dân sự, tự coi đảng là pháp luật. Ông nói “xã hội ta dân chủ công bằng”, nhưng ông lại quay hẳn mặt đi khi bà Nguyễn Thị Năm ân nhân của đảng ông bị đưa ra pháp trường, khi ông Nguyễn Mạnh Tường bị tước hết chức và bị triệt đường sinh kế, khi ông Nguyễn Hữu Đang bị truy tố, tù đày, cả khi người tâm phúc Vũ Đình Huỳnh bị lâm nạn do vu cáo; ông vẫn dửng dưng, ung dung trên ngôi chủ tịch nước suốt 24 năm trời. Một sự vô cảm vô trách nhiệm làm gương xấu cho mọi cán bộ có chức quyền , gây vô vàn tai họa cho dân lành.
Khi đất nước bị chia cắt , hậu quả của thế giới chia làm 2 phe Cộng sản và Dân chủ, theo ý kiến của Chu Ân Lai và Molotov, đại diện cho Trung quốc và Liên Xô tại Hội nghị Geneve 1954 , quy định rõ Bắc Nam có 2 chính quyền riêng, phải tôn trọng nhau, không vi phạm lãnh thổ của nhau, sẽ hiệp thương để đi đến tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình. Các bên cam kết không dùng bạo lực vũ trang. Lúc ấy Liên Xô cũng khuyến cáo 2 miền Nam Bắc VN nên thi đua xây dựng trong hòa bình, lấy nhân dân cả nước làm trọng tài phán xét và lựa chọn. Ông Hồ và Bộ Chính trị hồi ấy sùng bái Mao Trạch Đông, nhân khi chính quyền miền Nam không thực hiện tổng tuyển cử trong cả nước, liền lợi dụng sự việc ấy để công khai thực hiện lời dạy của người cầm lái vĩ đại là “chính quyền đẻ ra từ nòng súng”’ và “ bạo lực là bà đỡ của cách mạng “. Nấp sau cái lý sự “ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” miền Bắc bắt đầu đưa bí mật rồi nửa công khai quân đội và vũ khí vào miền Nam với quy mô ngày càng lớn, dựng lên Mặt trận Giải phóng, quân Giải phóng, đảng Nhân dân Cách mạng, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời với Bộ Quốc phòng , Bộ Ngoại giao, với cả lá cờ nửa đỏ nửa xanh, tất cả là bình phong, mưu mẹo, là đóng kịch, mang bản chất lừa dối để che mắt thế gian việc đảng CS và chính quyền miền Bắc vi phạm có hệ thống và nghiêm trọng Hiệp định Geneve.
Vậy thì so sánh giữa tư duy lãnh đạo thâm sâu cao quý của Mandela quý trọng sinh mạng con người, từ bỏ bạo lực chiến tranh, đặt trọn niềm tin ở con đường hòa giải hòa hợp, 2 bên cùng thắng và cùng nhân dân thực hiện đến cùng niềm tin ấy, với tư duy lãnh đạo của Việt Nam vay mượn từ Lênin, từ Mao, cổ xúy bạo lực, lao vào “cuộc chiến tranh giải phóng, chống Mỹ xâm lược” thực chất là cuộc nội chiến quân ta giết quân mình nhiều nhất, hăng say nhất, ta có thể rút ra điều gì bổ ích nhất? Rõ ràng ở ta đã thiếu một tư duy lãnh đạo thâm sâu mang bản chất nhân bản, yêu thương sinh mạng con người, một tư duy xây dựng nền pháp quyền dân chủ, niềm tin ở tình đoàn kết dân tộc để hòa giải trọn vẹn. Đã đến lúc cần nói thẳng ra rằng tư duy ông Hồ Chí Minh cũng có nhiều sai lầm bất cập, không theo kịp thời đại, rõ rành rành không thể chối cãi khi so với tầm nghĩ, tầm nhìn của Nelson Mandela, cùng sống trong thế kỷ XX đầy biến động.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo đảng CS nên mở cuộc nghiên cứu trung thực về Nelson Mandela trong các cấp ủy đảng, kết hợp kiểm điểm sâu sắc theo đúng tinh thần của cuộc họp Trung ương thứ 6 và thứ 8, tự phê bình cho nghiêm túc , từ đó xây dựng một hệ thống dân chủ pháp trị đích thực, thực hiện hòa giải dân tộc trọn vẹn, chấn chỉnh đảng CS đang suy thoái thê thảm. Đó là con đường cứu dân, cứu nước, cũng là cứu đảng đang lao xuống dốc và lâm nguy vậy.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hơn 100 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ, kể cả bốn tổng thống và cựu tổng thống Hoa Kỳ, và hơn 70 ngàn quần chúng đã tập trung đưa tiễn ông.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng ông Nelson Mandela là một người “khổng lồ trong lịch sử”( A giant in history), còn ngụ ý rằng có Nelson Mandela là tổng thống da đen ở một nước đa số là người da đen mới đi đến có một tổng thống gốc da đen ở một nước đa số là người da trắng. Một bước tiến dài trong nền văn minh nhân loại khi con người bình đẳng, tự do.
Đến Cộng sản Trung Quốc cũng cử phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều và Cuba có Chủ tịch Raul Castro sang dự.
Còn Việt Nam ư? Một sự lặng im bẽ bàng đến tội nghiệp của bộ máy nhà nước nặng nề và bộ máy truyền thông lề phải vốn ầm ĩ lắm mồm. Báo Nhân dân cầm chịch đưa một tin ngắn, nhạt thếch, không một bài bình luận.
Không một đại diện chính phủ nào được cử sang Nam Phi dự quốc tang này.
Một sự câm lặng và vắng mặt nổi bật.
Rất dễ hiểu. Những gì Mandela chủ trương, kiên trì thực hiện đến cùng trong cuộc đời Ông gần như hoàn toàn trái ngược hẳn với những gì những thế hệ kế tiếp lãnh đạo ở Việt Nam chủ trương và kiên trì đến cùng.
Một bên là hòa bình, hòa giải, hòa hợp trong một đất nước bị chia rẽ, xâu xé, nghèo khổ, tan hoang vì tai họa phân biệt chủng tộc tưởng như họa truyền kiếp. Trong cuốn hồi ký No Easy Walk to Freedom (Đi đến Tự do không dễ dàng), ông kể lại những đắn đo, cân nhắc, băn khoăn dày vò tâm trí ông, những trở ngại trùng điệp về nhận thức tư tưởng của cả phía ta và phía đối phương tưởng như không sao vượt qua nổi, để rồi ông từng bước chinh phục được cả 2 phía, đi vào con đường tuyệt vời của chung sống hòa bình, của hòa giải, hòa hợp dân tộc, kẻ thù thành bạn đối tác, 2 bên cùng thắng.
Xúc động bao nhiêu khi ông tỏ ra quý trọng vô cùng mạng sống của mỗi con người, từ em bé, phụ nữ, người đau yêu, nhất là sinh mạng người lính phần lớn là trẻ măng trong chiến tranh. Ông kể rằng ông sinh ra năm 1918 khi Thế chiến I chấm dứt với hàng triệu người chết thê thảm trên chiến trường, để rồi thời trai trẻ được sống giữa những năm Thế chiến II (1939 / 1945) còn man rợ gấp nhiều lần, tiếp theo lại còn những cuộc chiến ở châu Á và châu Phi, đồng loại đồng bào ăn thịt nhau như loài dã thú. Ông dứt khoát dồn tư duy chống lại những điều vô nhân ấy, bắt đầu từ thuyết phục chính mình, vì chính ông đã bị kết án tù chung thân về tội cầm đầu hệ thống khủng bố ở Nam Phi. Ông nhất quyết chuyển sang con đường của Gandhi.
Một điều tuyệt vời nữa ở Nelson Mandela là nhận thức của ông về giá trị của luật pháp. Hòa bình, hòa giải, tự do, bình đẳng đều phải được thể chế hóa thành luật, luật điều hành mọi mối quan hệ trong xã hội văn minh. Từ trong tù của người tù chung thân, ông dốc sức học ngành Luật có thi cử, chứng chỉ hẳn hoi của Đại học London ( Anh quốc) rất nổi tiếng. Ra tù nhà luật học uyên bác Mandela trực tiếp góp công đầu vào bản Hiến pháp 1996 của Nam Phi,một nền móng vững cho nền pháp trị của một đất nước vừa có độc lập vừa có tự do và dân chủ. Ông cho rằng tự do kinh doanh theo luật là chìa khóa của phát triển, phồn vinh.
Một nét quý hiếm trong con người của Mandela là cốt cách cao thượng ẩn mình trong đức độ cực kỳ khiêm tốn. Sức thu hút của ông là ở đó. Là tổng thống ông sống hết sức giản dị, thường đi vi hành, không xe mở đường, xe hộ tống ồn ào, chú ý các thôn xóm quạnh hiu, không ưa yến tiệc xa hoa. Mọi người còn nhớ môn thể thao bóng bầu dục rugby trước kia được coi là môn thể thao quý phái chỉ dành cho người da trắng, nên người da đen rất ít chơi, người đi xem đấu thường 95% là da trắng. Do kỳ thị trở lại, dân da đen rất ghét màu áo thể thao màu xanh lá cây của đội Nam Phi, cả khi đội dành được Cúp quán quân thế giới về rugby năm 1995. Tổng thống Mandela liền mời cả đội toàn cầu thủ da trắng đến nhà riêng uống trà thân mật . Tại đây thủ quân Francois Pienaar tặng ông chiếc áo cầu thủ mầu xanh lá cây số 6; ông vui vẻ tiếp nhận với thái độ khiêm tốn chan hòa, mặc luôn vào người. Từ đó đông đảo dân da trắng công nhận và vui vẻ gọi ông là “ My President, Our President ” (Tổng thống của chúng tôi), khác hẳn trước đó. Sự hòa giải hòa hợp thống nhất dân tộc làm giảm đi rất nhanh di sản apartheid nặng nề từng ngự trị suốt 4 thế kỷ tại đây.
Trông người lại ngẫm đến ta. Ông Hồ Chí Minh nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhưng lại đóng cửa trường Luật, ngăn cấm sự hình thành xã hôị dân sự, tự coi đảng là pháp luật. Ông nói “xã hội ta dân chủ công bằng”, nhưng ông lại quay hẳn mặt đi khi bà Nguyễn Thị Năm ân nhân của đảng ông bị đưa ra pháp trường, khi ông Nguyễn Mạnh Tường bị tước hết chức và bị triệt đường sinh kế, khi ông Nguyễn Hữu Đang bị truy tố, tù đày, cả khi người tâm phúc Vũ Đình Huỳnh bị lâm nạn do vu cáo; ông vẫn dửng dưng, ung dung trên ngôi chủ tịch nước suốt 24 năm trời. Một sự vô cảm vô trách nhiệm làm gương xấu cho mọi cán bộ có chức quyền , gây vô vàn tai họa cho dân lành.
Khi đất nước bị chia cắt , hậu quả của thế giới chia làm 2 phe Cộng sản và Dân chủ, theo ý kiến của Chu Ân Lai và Molotov, đại diện cho Trung quốc và Liên Xô tại Hội nghị Geneve 1954 , quy định rõ Bắc Nam có 2 chính quyền riêng, phải tôn trọng nhau, không vi phạm lãnh thổ của nhau, sẽ hiệp thương để đi đến tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình. Các bên cam kết không dùng bạo lực vũ trang. Lúc ấy Liên Xô cũng khuyến cáo 2 miền Nam Bắc VN nên thi đua xây dựng trong hòa bình, lấy nhân dân cả nước làm trọng tài phán xét và lựa chọn. Ông Hồ và Bộ Chính trị hồi ấy sùng bái Mao Trạch Đông, nhân khi chính quyền miền Nam không thực hiện tổng tuyển cử trong cả nước, liền lợi dụng sự việc ấy để công khai thực hiện lời dạy của người cầm lái vĩ đại là “chính quyền đẻ ra từ nòng súng”’ và “ bạo lực là bà đỡ của cách mạng “. Nấp sau cái lý sự “ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” miền Bắc bắt đầu đưa bí mật rồi nửa công khai quân đội và vũ khí vào miền Nam với quy mô ngày càng lớn, dựng lên Mặt trận Giải phóng, quân Giải phóng, đảng Nhân dân Cách mạng, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời với Bộ Quốc phòng , Bộ Ngoại giao, với cả lá cờ nửa đỏ nửa xanh, tất cả là bình phong, mưu mẹo, là đóng kịch, mang bản chất lừa dối để che mắt thế gian việc đảng CS và chính quyền miền Bắc vi phạm có hệ thống và nghiêm trọng Hiệp định Geneve.
Vậy thì so sánh giữa tư duy lãnh đạo thâm sâu cao quý của Mandela quý trọng sinh mạng con người, từ bỏ bạo lực chiến tranh, đặt trọn niềm tin ở con đường hòa giải hòa hợp, 2 bên cùng thắng và cùng nhân dân thực hiện đến cùng niềm tin ấy, với tư duy lãnh đạo của Việt Nam vay mượn từ Lênin, từ Mao, cổ xúy bạo lực, lao vào “cuộc chiến tranh giải phóng, chống Mỹ xâm lược” thực chất là cuộc nội chiến quân ta giết quân mình nhiều nhất, hăng say nhất, ta có thể rút ra điều gì bổ ích nhất? Rõ ràng ở ta đã thiếu một tư duy lãnh đạo thâm sâu mang bản chất nhân bản, yêu thương sinh mạng con người, một tư duy xây dựng nền pháp quyền dân chủ, niềm tin ở tình đoàn kết dân tộc để hòa giải trọn vẹn. Đã đến lúc cần nói thẳng ra rằng tư duy ông Hồ Chí Minh cũng có nhiều sai lầm bất cập, không theo kịp thời đại, rõ rành rành không thể chối cãi khi so với tầm nghĩ, tầm nhìn của Nelson Mandela, cùng sống trong thế kỷ XX đầy biến động.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo đảng CS nên mở cuộc nghiên cứu trung thực về Nelson Mandela trong các cấp ủy đảng, kết hợp kiểm điểm sâu sắc theo đúng tinh thần của cuộc họp Trung ương thứ 6 và thứ 8, tự phê bình cho nghiêm túc , từ đó xây dựng một hệ thống dân chủ pháp trị đích thực, thực hiện hòa giải dân tộc trọn vẹn, chấn chỉnh đảng CS đang suy thoái thê thảm. Đó là con đường cứu dân, cứu nước, cũng là cứu đảng đang lao xuống dốc và lâm nguy vậy.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.