Công tố viên quốc tế tại tòa án xét xử Khmer Ðỏ đầy rắc rối ở Campuchia đã từ nhiệm. Việc ông Andrew Cayley từ chức diễn ra vào lúc toà chuẩn bị các lập luận kết thúc phiên tòa thu hẹp xử hai lãnh tụ Khmer Ðỏ còn sống sót. Ông Cayley được bổ nhiệm vào chức vụ này hồi tháng 12 năm 2009. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Robert Carmichael gửi về bài tường thuật sau đây.
Ông Andrew Cayley mang quốc tịch Anh nói với đài VOA rằng việc ông dự định từ chức trong năm nay không phải là điều bí mật, nhưng ông nói ông ra đi lúc này vì những lý do cá nhân và nghề nghiệp. Ông không nói rõ chi tiết và nói rằng việc ông từ chức sẽ không ảnh hưởng đến các vụ truy tố đang tiếp diễn dưới quyền ông.
Sự ra đi của ông Cayley, bắt đầu có hiệu lực ngày 16 tháng này, diễn ra vào một thời điểm quan trọng trong vụ tòa truy tố 2 lãnh tụ Khmer Ðỏ còn sống sót là Nuon Chea và Khieu Samphan.
Ông Nuon Chea là phụ tá của Pol Pot, trong khi ông Khieu Samphan là người đứng đầu chế độ bị cho là chịu trách nhiệm về cái chết của hai triệu người từ năm 1975 đến năm 1979.
Vụ xử hai bị can lớn tuổi này được gọi là vụ 002 phức tạp đến độ toà án đã phải chia phiên xử ra làm nhiều phiên xử nhỏ hơn. Phiên xử nhỏ đầu tiên kết thúc hồi tháng 7. Kể từ khi đó ban công tố, bên bị và các luật sư đại diện cho các bên dân sự đã chuẩn bị đệ trình lập luận kết thúc.
Tất cả dự kiến sẽ nộp vào cuối tháng này, với phiên toà dự trù sẽ nghe các lập luận vào tháng 10. Một phán quyết dự trù sẽ được đưa ra vào năm tới.
Ông Cayley nói tiến trình này vẫn đi đúng hướng, xét về mặt công tố.
“Ðiều tôi đã làm trong tháng vừa qua – mà tôi được Liên Hiệp Quốc uỷ nhiệm – là tôi đã thiết lập các biện pháp cơ bản rằng vụ này sẽ tiếp tục đi tới một kết luận thích đáng. Các văn bản lập luận sẽ đưọc trình vào ngày 26 tháng 9. Vì thế mà đúng vậy, không phải đây là một tình huống lý tưởng, nhưng chắc chắn chức vụ đã được chuẩn bị tốt cho việc ra đi của tôi. Và chức vụ này không phải chỉ là vì tôi, mà là vì toàn bộ tập thể làm việc chung, và việc tôi ra đi sẽ không ảnh hưởng đến phẩm chất của công việc.”
Sự ra đi của ông Cayley cũng diễn ra vào lúc toà án đang đối phó với một vụ đình công của ban nhân viên Campuchia. Họ đã lãn công cách đây 1 tuần sau khi không được trả luơng từ tháng 5. Vụ đình công có thể gây trì hoãn cho các nỗ lực của tòa trong việc nghe các lập luận kết thúc vụ án vào cuối tháng 10.
Theo các quy định của toà án hỗn hợp này, chính phủ Campuchia có trách nhiệm tìm ra ngân quỹ để trả cho nhân viên trong nước, nhưng chính phủ này nói họ không có đủ khả năng làm việc này.
Vai trò của Liên Hiệp Quốc là tài trợ cho phía quốc tế. Nhưng trong mấy tuần qua, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã cảnh báo rằng toà án có thể sụp đổ, và yêu cầu các nước viện trợ 3 triệu đôla cần thiết để phía Campuchia có thể hoạt động cho đến cuối năm.
Mặc dầu lương bổng của ban nhân viên quốc tế không bị ảnh hưởng, ông Cayley nói cuộc khủng hoảng tài trợ đã gây khó khăn cho sinh hoạt của các bạn đồng sự Campuchia.
“Nhìn vào các đồng nghiệp trong nước, thì không những chỉ cấp thiết cho chức năng của toà án; mà thực ra còn cấp thiết cho đời sống của họ nữa. Ðây là những người đã không được trả lương mấy tháng trờ, và họ có gia đình cần phải nuôi sống. Ðó là lý do vì sao tôi cho rằng cần phải giải quyết càng nhanh càng tốt.”
Bất kể hàng loạt các vấn đề đã tác động đến phiên toà, ông Cayley tin rằng nó sẽ đem lại một mức độ công lý nào đó cho dân chúng Campuchia.
“Thực ra, thẳng thắn mà nói, tôi không thực sự rời khỏi đây một cách thất vọng. Toà án có những thách thức. Nhưng toà vẫn còn đấy, và hy vọng là sẽ ở đây để hoàn thành công tác còn lại. Tôi hy vọng kết cục, toàn thể dân chúng Campuchia sẽ trút được phần nào gánh nặng và hài lòng về những gì toà đã và sẽ đạt được.”
Người thay thế ông Cayley là luật sư Nicholas Koumjian của Hoa Kỳ, đã từng làm việc trước đây tại Toà án Ðặc biệt về Sierra Leone và Tòa án Tội phạm Quốc tế về Nam Tư cũ. Ông Koumjian dự trù đến Campuchia vào tháng tới.
Ông Andrew Cayley mang quốc tịch Anh nói với đài VOA rằng việc ông dự định từ chức trong năm nay không phải là điều bí mật, nhưng ông nói ông ra đi lúc này vì những lý do cá nhân và nghề nghiệp. Ông không nói rõ chi tiết và nói rằng việc ông từ chức sẽ không ảnh hưởng đến các vụ truy tố đang tiếp diễn dưới quyền ông.
Sự ra đi của ông Cayley, bắt đầu có hiệu lực ngày 16 tháng này, diễn ra vào một thời điểm quan trọng trong vụ tòa truy tố 2 lãnh tụ Khmer Ðỏ còn sống sót là Nuon Chea và Khieu Samphan.
Ông Nuon Chea là phụ tá của Pol Pot, trong khi ông Khieu Samphan là người đứng đầu chế độ bị cho là chịu trách nhiệm về cái chết của hai triệu người từ năm 1975 đến năm 1979.
Vụ xử hai bị can lớn tuổi này được gọi là vụ 002 phức tạp đến độ toà án đã phải chia phiên xử ra làm nhiều phiên xử nhỏ hơn. Phiên xử nhỏ đầu tiên kết thúc hồi tháng 7. Kể từ khi đó ban công tố, bên bị và các luật sư đại diện cho các bên dân sự đã chuẩn bị đệ trình lập luận kết thúc.
Tất cả dự kiến sẽ nộp vào cuối tháng này, với phiên toà dự trù sẽ nghe các lập luận vào tháng 10. Một phán quyết dự trù sẽ được đưa ra vào năm tới.
Ông Cayley nói tiến trình này vẫn đi đúng hướng, xét về mặt công tố.
“Ðiều tôi đã làm trong tháng vừa qua – mà tôi được Liên Hiệp Quốc uỷ nhiệm – là tôi đã thiết lập các biện pháp cơ bản rằng vụ này sẽ tiếp tục đi tới một kết luận thích đáng. Các văn bản lập luận sẽ đưọc trình vào ngày 26 tháng 9. Vì thế mà đúng vậy, không phải đây là một tình huống lý tưởng, nhưng chắc chắn chức vụ đã được chuẩn bị tốt cho việc ra đi của tôi. Và chức vụ này không phải chỉ là vì tôi, mà là vì toàn bộ tập thể làm việc chung, và việc tôi ra đi sẽ không ảnh hưởng đến phẩm chất của công việc.”
Sự ra đi của ông Cayley cũng diễn ra vào lúc toà án đang đối phó với một vụ đình công của ban nhân viên Campuchia. Họ đã lãn công cách đây 1 tuần sau khi không được trả luơng từ tháng 5. Vụ đình công có thể gây trì hoãn cho các nỗ lực của tòa trong việc nghe các lập luận kết thúc vụ án vào cuối tháng 10.
Theo các quy định của toà án hỗn hợp này, chính phủ Campuchia có trách nhiệm tìm ra ngân quỹ để trả cho nhân viên trong nước, nhưng chính phủ này nói họ không có đủ khả năng làm việc này.
Vai trò của Liên Hiệp Quốc là tài trợ cho phía quốc tế. Nhưng trong mấy tuần qua, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã cảnh báo rằng toà án có thể sụp đổ, và yêu cầu các nước viện trợ 3 triệu đôla cần thiết để phía Campuchia có thể hoạt động cho đến cuối năm.
Mặc dầu lương bổng của ban nhân viên quốc tế không bị ảnh hưởng, ông Cayley nói cuộc khủng hoảng tài trợ đã gây khó khăn cho sinh hoạt của các bạn đồng sự Campuchia.
“Nhìn vào các đồng nghiệp trong nước, thì không những chỉ cấp thiết cho chức năng của toà án; mà thực ra còn cấp thiết cho đời sống của họ nữa. Ðây là những người đã không được trả lương mấy tháng trờ, và họ có gia đình cần phải nuôi sống. Ðó là lý do vì sao tôi cho rằng cần phải giải quyết càng nhanh càng tốt.”
Bất kể hàng loạt các vấn đề đã tác động đến phiên toà, ông Cayley tin rằng nó sẽ đem lại một mức độ công lý nào đó cho dân chúng Campuchia.
“Thực ra, thẳng thắn mà nói, tôi không thực sự rời khỏi đây một cách thất vọng. Toà án có những thách thức. Nhưng toà vẫn còn đấy, và hy vọng là sẽ ở đây để hoàn thành công tác còn lại. Tôi hy vọng kết cục, toàn thể dân chúng Campuchia sẽ trút được phần nào gánh nặng và hài lòng về những gì toà đã và sẽ đạt được.”
Người thay thế ông Cayley là luật sư Nicholas Koumjian của Hoa Kỳ, đã từng làm việc trước đây tại Toà án Ðặc biệt về Sierra Leone và Tòa án Tội phạm Quốc tế về Nam Tư cũ. Ông Koumjian dự trù đến Campuchia vào tháng tới.