Sau các vụ xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình chống chính phủ tại Bangkok hôm thứ Năm làm một cảnh sát viên thiệt mạng và hàng chục người bị thương, chính phủ Thái Lan bác bỏ lời yêu cầu hoãn cuộc bầu cử tháng Hai của Ủy ban bầu cử.
Trong một diễn văn truyền hình ngày hôm nay, phó Thủ tướng Pongthep Thepkanjana nói cuộc tổng tuyển cử ngày 2 tháng 2 sang năm vẫn tiến hành như dự trù:
“Ngày 2 tháng 2 năm 2014 đã được ấn định là ngày bầu cử trong chiếu chỉ của Hoàng gia giải tán Quốc hội và không có điều khoản nào trong hiến pháp hay trong luật cho chính phủ quyền được thay đổi ngày này.”
Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã quyết định tổ chức bầu cử trước kỳ hạn như một phương thức để chấm dứt vụ khủng hoảng chính trị. Người biểu tình muốn Thủ tướng từ chức, nói rằng việc này là cần thiết để Thái Lan tránh khỏi nạn tham nhũng và nạn chính trị dùng tiền để mua chuộc cử tri.
Những người biểu tình xem bà Yingluck là bù nhìn của anh bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Các cuộc xung đột ngày thứ Năm bắt đầu khi những người biểu tình làm ngơ trước những cảnh báo của cảnh sát và xông vào một sân vận động tại Bangkok nơi các giới chức đang đăng ký các ứng cử viên của cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 sang năm.
Phát ngôn viên cảnh sát Piya Uthayo nói cảnh sát viên đã bị tấn công.
“Tôi yêu cầu mọi người, đặc biệt là những người đã xúi giục các người biểu tình sử dụng bạo lực và chiếm các toà nhà và tấn công cảnh sát, xin hãy ngưng lại.”
Nhiều tuần lễ biểu tình liên miên đã khiến bà Yingluck kêu gọi bầu cử mới và giải tán Quốc hội, nhưng không từ chức.
Ngày thứ Tư, Thủ tướng đề nghị thành lập một hội đồng cải cách quốc gia độc lập làm việc cùng với chính phủ mới.
Những người biểu tình do cựu PhóThủ tướng Suthep Thaugsuban lãnh đạo lập tức bác bỏ đề nghị này, cho rằng cải cách nên được thực hiện trước bất kỳ cuộc bầu cử nào.
Đảng Dân chủ đối lập chính nói sẽ tẩy chay cuộc bầu cử mà đảng Pheu Thái của Thủ tướng được tiên đoán sẽ thắng.
Cựu Thủ tướng Thaksin, một doanh nhân tỉ phú bị một cuộc đảo chánh quân sự năm 2006 lật đổ. Ông đang tự ý sống lưu vong ở nước ngoài sau khi bị kết án tham nhũng.
Bà Yingluck và anh được sự ủng hộ của những người nghèo vùng quê, phần lớn là nhờ những chính sách của ông Thaksin mang đến chăm sóc sức khoẻ miễn phí, các khoản vay lãi suất thấp và những quyền lợi khác cho vùng quê lâu nay bị bỏ rơi. Nhưng tầng lớp trung lưu thành thị và giới trí thức không thích hai anh em bà Yingluck.
Hầu hết những cuộc biểu tình, đầu tiên nhằm vào việc chiếm cứ các toà nhà của chính phủ, đã diễn ra trong ôn hoà và cảnh sát cũng tự chế. Tuy nhiên trước đây trong tháng, một số người đã thiệt mạng trong những vụ xung đột trên đường phố tại thủ đô Bangkok.
Trong một diễn văn truyền hình ngày hôm nay, phó Thủ tướng Pongthep Thepkanjana nói cuộc tổng tuyển cử ngày 2 tháng 2 sang năm vẫn tiến hành như dự trù:
“Ngày 2 tháng 2 năm 2014 đã được ấn định là ngày bầu cử trong chiếu chỉ của Hoàng gia giải tán Quốc hội và không có điều khoản nào trong hiến pháp hay trong luật cho chính phủ quyền được thay đổi ngày này.”
Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã quyết định tổ chức bầu cử trước kỳ hạn như một phương thức để chấm dứt vụ khủng hoảng chính trị. Người biểu tình muốn Thủ tướng từ chức, nói rằng việc này là cần thiết để Thái Lan tránh khỏi nạn tham nhũng và nạn chính trị dùng tiền để mua chuộc cử tri.
Những người biểu tình xem bà Yingluck là bù nhìn của anh bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Các cuộc xung đột ngày thứ Năm bắt đầu khi những người biểu tình làm ngơ trước những cảnh báo của cảnh sát và xông vào một sân vận động tại Bangkok nơi các giới chức đang đăng ký các ứng cử viên của cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 sang năm.
Phát ngôn viên cảnh sát Piya Uthayo nói cảnh sát viên đã bị tấn công.
“Tôi yêu cầu mọi người, đặc biệt là những người đã xúi giục các người biểu tình sử dụng bạo lực và chiếm các toà nhà và tấn công cảnh sát, xin hãy ngưng lại.”
Nhiều tuần lễ biểu tình liên miên đã khiến bà Yingluck kêu gọi bầu cử mới và giải tán Quốc hội, nhưng không từ chức.
Ngày thứ Tư, Thủ tướng đề nghị thành lập một hội đồng cải cách quốc gia độc lập làm việc cùng với chính phủ mới.
Những người biểu tình do cựu PhóThủ tướng Suthep Thaugsuban lãnh đạo lập tức bác bỏ đề nghị này, cho rằng cải cách nên được thực hiện trước bất kỳ cuộc bầu cử nào.
Đảng Dân chủ đối lập chính nói sẽ tẩy chay cuộc bầu cử mà đảng Pheu Thái của Thủ tướng được tiên đoán sẽ thắng.
Cựu Thủ tướng Thaksin, một doanh nhân tỉ phú bị một cuộc đảo chánh quân sự năm 2006 lật đổ. Ông đang tự ý sống lưu vong ở nước ngoài sau khi bị kết án tham nhũng.
Bà Yingluck và anh được sự ủng hộ của những người nghèo vùng quê, phần lớn là nhờ những chính sách của ông Thaksin mang đến chăm sóc sức khoẻ miễn phí, các khoản vay lãi suất thấp và những quyền lợi khác cho vùng quê lâu nay bị bỏ rơi. Nhưng tầng lớp trung lưu thành thị và giới trí thức không thích hai anh em bà Yingluck.
Hầu hết những cuộc biểu tình, đầu tiên nhằm vào việc chiếm cứ các toà nhà của chính phủ, đã diễn ra trong ôn hoà và cảnh sát cũng tự chế. Tuy nhiên trước đây trong tháng, một số người đã thiệt mạng trong những vụ xung đột trên đường phố tại thủ đô Bangkok.