BANGKOK —
Người biểu tình hy vọng ngăn các cuộc bầu cử ở Thái Lan, được ấn định vào tháng 2, đã kéo đến trung tâm thủ đô Bangkok hôm Chủ nhật, trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatr đang diễn ra. Thông tín viên VOA, Ron Corben tường thuật rằng Thủ tướng Thái đã đi đến khu vực nơi đảng cầm quyền được ủng hộ mạnh mẽ để vận động.
Hàng vạn người biểu tình chống chính phủ đã làm ngưng đọng hoạt động trong trung tâm thủ đô Bangkok hôm Chủ nhật trong chiến dịch buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức và ngừng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 2 tháng 2. Các cuộc biểu tình nói chung là ôn hòa.
Ông Suthep Thangsuban, một nhà cựu lập pháp và là người lãnh đạo cuộc biểu tình nói với các đám đông rằng ông tin vào sự chấm dứt ảnh hưởng trong chính phủ của người anh của Thủ tướng Yingluck,ông Thaksin Shinawatra, người cũng đã từng là thủ tướng Thái Lan, bị người biểu tình tố giác tham nhũng và lạm quyền.
Khun Kitina, một người trong đoàn biểu tình, là nhân viên của công ty công nghệ thông tin toàn cầu và là người ủng hộ ông Suthep kêu gọi hoãn cuộc bầu cử vào tháng 2 vì lo sợ có sự nhũng lạm. Cô nói:
“Chúng tôi không thể chấp nhận hệ thống của ông Thaksin nữa, và như quý vị biết họ không làm gì cho dân. Và nếu chúng tôi mở bầu cử vào ngày 2 tháng 2 thì sẽ vẫn có nhũng lạm và ông Thaksin vẫn có quyền đối với những người thực hiện cuộc bầu cử. Không thể có một cuộc bầu cử trong sạch.”
Ông Thaksin vẫn tự sống lưu vong nhằm tránh một án tù về tội tham nhũng và các tội khác liên quan đến nhiệm kỳ thủ tướng 5 năm của ông trước khi ông bị quân đội lật đổ vào năm 2006. Tuy nhiên các đảng ủng hộ ông Thaksin nhờ vào cử tri nông thôn, đã thắng trong các cuộc bầu cử sau đó, cuộc bầu cử lần cuối là vào tháng 7 năm 2011. Tuy nhiên phần lớn người biểu tình là cư dân đô thị tố cáo chính phủ lạm quyền.
Các cuộc biểu tình ở Bangkok khởi đầu hồi tháng 11 sau khi chính phủ của bà Yingluck thông qua một dự luật ân xá tập thể, gồm các tội tham nhũng, chính trị từ 8 năm trước. Dự luật được sửa đổi phút cuối được xem như thuận lợi cho ông Thaksin để ông có thể trở về Thái Lan như một người tự do.
Anh Khun Nat, một nghiên cứu sinh tham gia biểu tình, nói rằng anh ủng hộ lời kêu gọi hoãn cuộc bầu cử cho đến khi nào cải cách chính trị được thực hiện. Anh nói:
“Tôi muốn thấy sự thay đổi đúng đắn, trong tinh thần đó chúng tôi sẽ cởi mở và cùng nói chuyện. Chúng tôi có nền dân chủ, chúng tôi tôn trọng dân chủ nhưng có điều không hay phía sau nền dân chủ đó. Chúng tôi là người Thái, chúng tôi có quyền đòi nó lại cho dân tộc chúng tôi.”
Đề cương cải cách vẫn chưa rõ ràng. Thủ tướng Yingluck nói rằng sau bầu cử, một hội đồng cải cách quốc gia sẽ được thành lập để làm việc theo hướng cải cách rộng rãi. Người biểu tình thì nói rằng nên cải cách trước khi bầu cử.
Hôm Chủ nhật, Thủ tướng Yingluck đã đi đến các tỉnh miền bắc, một thành trì của đảng đương quyền Pheu Thai, trong khi những người chống chính phủ biểu tình bên ngoài dinh thủ tướng ở Bangkok, và đã xảy ra xô xát với cảnh sát trong một khoảng thời gian ngắn.
Đảng cầm quyền dường như chuẩn bị củng cố kiểm soát ở quốc hội sau khi Đảng Dân chủ đối lập loan báo, hôm thứ Bảy, tẩy chay cuộc bầu cử cho đến khi cải cách được thực hiện.
Ủy ban Bầu cử Thái Lan đang cân nhắc đến khả năng dời địa điểm đăng ký ứng cử viên quốc hội ở Bangkok,được dự trù khởi sự vào thứ Hai, giữa những lo ngại rằng người biểu tình có thể tìm cách ngăn việc đăng ký.
Hàng vạn người biểu tình chống chính phủ đã làm ngưng đọng hoạt động trong trung tâm thủ đô Bangkok hôm Chủ nhật trong chiến dịch buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức và ngừng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 2 tháng 2. Các cuộc biểu tình nói chung là ôn hòa.
Ông Suthep Thangsuban, một nhà cựu lập pháp và là người lãnh đạo cuộc biểu tình nói với các đám đông rằng ông tin vào sự chấm dứt ảnh hưởng trong chính phủ của người anh của Thủ tướng Yingluck,ông Thaksin Shinawatra, người cũng đã từng là thủ tướng Thái Lan, bị người biểu tình tố giác tham nhũng và lạm quyền.
Khun Kitina, một người trong đoàn biểu tình, là nhân viên của công ty công nghệ thông tin toàn cầu và là người ủng hộ ông Suthep kêu gọi hoãn cuộc bầu cử vào tháng 2 vì lo sợ có sự nhũng lạm. Cô nói:
“Chúng tôi không thể chấp nhận hệ thống của ông Thaksin nữa, và như quý vị biết họ không làm gì cho dân. Và nếu chúng tôi mở bầu cử vào ngày 2 tháng 2 thì sẽ vẫn có nhũng lạm và ông Thaksin vẫn có quyền đối với những người thực hiện cuộc bầu cử. Không thể có một cuộc bầu cử trong sạch.”
Ông Thaksin vẫn tự sống lưu vong nhằm tránh một án tù về tội tham nhũng và các tội khác liên quan đến nhiệm kỳ thủ tướng 5 năm của ông trước khi ông bị quân đội lật đổ vào năm 2006. Tuy nhiên các đảng ủng hộ ông Thaksin nhờ vào cử tri nông thôn, đã thắng trong các cuộc bầu cử sau đó, cuộc bầu cử lần cuối là vào tháng 7 năm 2011. Tuy nhiên phần lớn người biểu tình là cư dân đô thị tố cáo chính phủ lạm quyền.
Các cuộc biểu tình ở Bangkok khởi đầu hồi tháng 11 sau khi chính phủ của bà Yingluck thông qua một dự luật ân xá tập thể, gồm các tội tham nhũng, chính trị từ 8 năm trước. Dự luật được sửa đổi phút cuối được xem như thuận lợi cho ông Thaksin để ông có thể trở về Thái Lan như một người tự do.
Anh Khun Nat, một nghiên cứu sinh tham gia biểu tình, nói rằng anh ủng hộ lời kêu gọi hoãn cuộc bầu cử cho đến khi nào cải cách chính trị được thực hiện. Anh nói:
“Tôi muốn thấy sự thay đổi đúng đắn, trong tinh thần đó chúng tôi sẽ cởi mở và cùng nói chuyện. Chúng tôi có nền dân chủ, chúng tôi tôn trọng dân chủ nhưng có điều không hay phía sau nền dân chủ đó. Chúng tôi là người Thái, chúng tôi có quyền đòi nó lại cho dân tộc chúng tôi.”
Đề cương cải cách vẫn chưa rõ ràng. Thủ tướng Yingluck nói rằng sau bầu cử, một hội đồng cải cách quốc gia sẽ được thành lập để làm việc theo hướng cải cách rộng rãi. Người biểu tình thì nói rằng nên cải cách trước khi bầu cử.
Hôm Chủ nhật, Thủ tướng Yingluck đã đi đến các tỉnh miền bắc, một thành trì của đảng đương quyền Pheu Thai, trong khi những người chống chính phủ biểu tình bên ngoài dinh thủ tướng ở Bangkok, và đã xảy ra xô xát với cảnh sát trong một khoảng thời gian ngắn.
Đảng cầm quyền dường như chuẩn bị củng cố kiểm soát ở quốc hội sau khi Đảng Dân chủ đối lập loan báo, hôm thứ Bảy, tẩy chay cuộc bầu cử cho đến khi cải cách được thực hiện.
Ủy ban Bầu cử Thái Lan đang cân nhắc đến khả năng dời địa điểm đăng ký ứng cử viên quốc hội ở Bangkok,được dự trù khởi sự vào thứ Hai, giữa những lo ngại rằng người biểu tình có thể tìm cách ngăn việc đăng ký.