BANGKOK —
Thái Lan từ chối cho lãnh tụ đối lập Campuchia Sam Rainsy nhập cảnh vì lo ngại sẽ làm mất lòng nhà chức trách Campuchia trước cuộc bầu cử tháng 7. Ông Rainsy dự kiến tổ chức một buổi ra mắt sách ở Bangkok, nhưng nhà chức trách Thái nói thời điểm quá nhạy cảm. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf gởi về bài tường thuật như sau.
Lãnh tụ đối lập Campuchia Sam Rainsy đang sống ở Pháp, dự kiến sẽ ra mắt cuốn tự thuật của ông ở Câu lạc bộ Ký giả nước Ngoài của Thái Lan FCCT, nhưng Bộ Ngoại giao Thái nói với sở di trú rằng ông không được phép vào Thái Lan.
Ông Manasvi Srisodapol là tổng giám đốc cục thông tin của bộ Ngoại giao. Ông thừa nhận rằng ông Rainsy đã được phép vào Thái Lan trước đây. Nhà lãnh đạo đối lập đã nói chuyện với FCCT hồi năm 2009 tại một cuộc họp có đề tài là “Môi trường Yếu kém của Campuchia về Dân chủ và Tự do Phát biểu.” Nhưng ông nói với thời biểu của cuộc bầu cử ở Campuchia, Thái Lan không muốn “bị lôi cuốn vào cuộc vận động chính trị” tại nước láng giềng.
Ông Manasvi nói: “Giới hữu quan Thái coi một chuyến thăm như vậy với hoạt động như vậy là có một động cơ chính trị chống lại một nước láng giềng và đặc biệt diễn ra vào một thời điểm sắp bầu cử ở nước láng giềng đó. Vì vậy mà Bộ Ngoại giao Thái đã yêu cầu bộ di trú cấm ông Sam Rainsy vào Thái Lan.”
Ông Manasvi nói họ đã thông báo cho ông Rainsy vài tháng trước là ông sẽ không được phép tiến hành các sinh hoạt chính trị ở Thái Lan. Ông liệt kê cả vụ ra mắt sách lẫn các kế hoạch gặp giới ký giả là mang bản chất chính trị.
Cuốn sách có nhan đề là “CHÚNG TÔI KHÔNG KHƠI RA ÐÁM CHÁY: Cuộc Tranh đấu cho Dân chủ của tôi ở Campuchia.” Sách kể lại câu chuyện về cuộc đấu tranh kéo dài nhiều thập niên của ông Rainsy chống lại việc lạm dụng quyền thế và tham nhũng ở nước ông.
Ông bị cấm không cho tham gia bầu cử vào tháng 7 này, nhưng Ðảng Cứu Nguy toàn quốc Campuchia của ông sẽ tham gia.
Thủ tướng Hun Sen đã đe dọa nước này sẽ lâm vào cảnh nội chiếu nếu đảng Nhân dân Campuchia của ông thất cử.
Giới tranh đấu Campuchia nói Uỷ ban Bầu cử toàn quốc đang thông qua nhưng luật lệ bất công và cảnh báo nếu cuộc bầu cử không khả tín chính phủ có thế mất lòng tin của dân chúng.
Ông Manasvi bác bỏ những gợi ý cho rằng nhà cầm quyền Campuchia có thể đã hối thúc việc cấm nhập cảnh và nói rằng Thái Lan tôn trọng quyền của các cá nhân.
Ông Manasvi nói: “Nhưng đồng thời không thể cho phép các cá nhân có bất kỳ hoạt động nào bị cho là gây thiệt hại cho một nước bạn hay có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Thái Lan cũng như gây phương hại cho các cá nhân khác.”
Các chính phủ Thái Lan theo chủ nghĩa dân tộc trước đây đã có quan hệ không tốt với Campuchia, nhất là về lãnh thổ biên giới có tranh chấp.
Thủ tướng Thái Yingluck Shinawat đã hồi phục lại quan hệ nồng ấm với Campuchia do anh của bà là cựu thủ tướng Thaksin Shinawat thiết lập.
Nhưng ông Manasvi nói bang giao cải thiện không có liên quan gì đến quyết định vừa kể, mà ông gọi là một chính sách sẵn có và theo đúng hiến chương của Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á.
Ông Manasvi nói tiếp: “Và quyết định này cũng phản ánh trên nguyên tắc, một trong các nguyên tắc chính của ASEAN, đó là các nước thành viên không nên để cho các bên thứ ba dùng nước thành viên đó như một địa điểm để thực hiện các hoạt động chính trị đe dọa đến ổn định xã hội hay ổn định kinh tế của một nước thành viên khác.”
Ông Manasvi nói ông hoan nghênh việc ông Rainsy đến thăm Thái Lan với tư cách riêng vào bất cứ lúc nào, nhưng giới hữu trách sẽ không cứu xét việc cho phép ông đến ra mắt sách, hay có các sinh hoạt tương tự, cho đến sau cuộc bầu cử tháng 7 ở Campuchia.
Lãnh tụ đối lập Campuchia Sam Rainsy đang sống ở Pháp, dự kiến sẽ ra mắt cuốn tự thuật của ông ở Câu lạc bộ Ký giả nước Ngoài của Thái Lan FCCT, nhưng Bộ Ngoại giao Thái nói với sở di trú rằng ông không được phép vào Thái Lan.
Ông Manasvi Srisodapol là tổng giám đốc cục thông tin của bộ Ngoại giao. Ông thừa nhận rằng ông Rainsy đã được phép vào Thái Lan trước đây. Nhà lãnh đạo đối lập đã nói chuyện với FCCT hồi năm 2009 tại một cuộc họp có đề tài là “Môi trường Yếu kém của Campuchia về Dân chủ và Tự do Phát biểu.” Nhưng ông nói với thời biểu của cuộc bầu cử ở Campuchia, Thái Lan không muốn “bị lôi cuốn vào cuộc vận động chính trị” tại nước láng giềng.
Ông Manasvi nói: “Giới hữu quan Thái coi một chuyến thăm như vậy với hoạt động như vậy là có một động cơ chính trị chống lại một nước láng giềng và đặc biệt diễn ra vào một thời điểm sắp bầu cử ở nước láng giềng đó. Vì vậy mà Bộ Ngoại giao Thái đã yêu cầu bộ di trú cấm ông Sam Rainsy vào Thái Lan.”
Ông Manasvi nói họ đã thông báo cho ông Rainsy vài tháng trước là ông sẽ không được phép tiến hành các sinh hoạt chính trị ở Thái Lan. Ông liệt kê cả vụ ra mắt sách lẫn các kế hoạch gặp giới ký giả là mang bản chất chính trị.
Cuốn sách có nhan đề là “CHÚNG TÔI KHÔNG KHƠI RA ÐÁM CHÁY: Cuộc Tranh đấu cho Dân chủ của tôi ở Campuchia.” Sách kể lại câu chuyện về cuộc đấu tranh kéo dài nhiều thập niên của ông Rainsy chống lại việc lạm dụng quyền thế và tham nhũng ở nước ông.
Ông bị cấm không cho tham gia bầu cử vào tháng 7 này, nhưng Ðảng Cứu Nguy toàn quốc Campuchia của ông sẽ tham gia.
Thủ tướng Hun Sen đã đe dọa nước này sẽ lâm vào cảnh nội chiếu nếu đảng Nhân dân Campuchia của ông thất cử.
Giới tranh đấu Campuchia nói Uỷ ban Bầu cử toàn quốc đang thông qua nhưng luật lệ bất công và cảnh báo nếu cuộc bầu cử không khả tín chính phủ có thế mất lòng tin của dân chúng.
Ông Manasvi bác bỏ những gợi ý cho rằng nhà cầm quyền Campuchia có thể đã hối thúc việc cấm nhập cảnh và nói rằng Thái Lan tôn trọng quyền của các cá nhân.
Ông Manasvi nói: “Nhưng đồng thời không thể cho phép các cá nhân có bất kỳ hoạt động nào bị cho là gây thiệt hại cho một nước bạn hay có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Thái Lan cũng như gây phương hại cho các cá nhân khác.”
Các chính phủ Thái Lan theo chủ nghĩa dân tộc trước đây đã có quan hệ không tốt với Campuchia, nhất là về lãnh thổ biên giới có tranh chấp.
Thủ tướng Thái Yingluck Shinawat đã hồi phục lại quan hệ nồng ấm với Campuchia do anh của bà là cựu thủ tướng Thaksin Shinawat thiết lập.
Nhưng ông Manasvi nói bang giao cải thiện không có liên quan gì đến quyết định vừa kể, mà ông gọi là một chính sách sẵn có và theo đúng hiến chương của Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á.
Ông Manasvi nói tiếp: “Và quyết định này cũng phản ánh trên nguyên tắc, một trong các nguyên tắc chính của ASEAN, đó là các nước thành viên không nên để cho các bên thứ ba dùng nước thành viên đó như một địa điểm để thực hiện các hoạt động chính trị đe dọa đến ổn định xã hội hay ổn định kinh tế của một nước thành viên khác.”
Ông Manasvi nói ông hoan nghênh việc ông Rainsy đến thăm Thái Lan với tư cách riêng vào bất cứ lúc nào, nhưng giới hữu trách sẽ không cứu xét việc cho phép ông đến ra mắt sách, hay có các sinh hoạt tương tự, cho đến sau cuộc bầu cử tháng 7 ở Campuchia.