Đường dẫn truy cập

Tàu vũ trụ ESA sẽ sớm hạ cánh trên một sao chổi


Phi thuyền đổ bộ Philae (màu xanh) của phi thuyền Rosetta
Phi thuyền đổ bộ Philae (màu xanh) của phi thuyền Rosetta

Sau một chuyến bay dài sâu vào vũ trụ, một phi thuyền thám hiểm của Cơ Quan Vũ Trụ Châu Âu cuối cùng đang tiếp cận mục tiêu của nó – đó là một sao chổi cách trái đất hàng triệu cây số. Các nhà khoa học nói sứ mạng của nó có thể dẫn tới một số khám phá bất ngờ về các nguồn gốc của nước trên mặt đất.

Cách đây 10 năm, một hỏa tiễn của Cơ Quan Không Gian Châu Âu đã được phóng đi cùng với một phi thuyền có tên là Rosetta, với nhiệm vụ thực hiện một cuộc nghiên cứu chi tiết nhất về một sao chổi.

Trong khi các thiên thạch là những tảng đá lớn, gần giống như các hành tinh nhỏ, thì sao chổi chủ yếu được tạo nên bằng băng đá, theo ông Ralph Cordey, giám đốc kinh doanh của công ty Phòng Thủ và Không Gian Airbus – là cơ quan chế tạo phi thuyền Rosetta nói:

“Ngày nay chúng ta biết được rằng trái đất của chúng ta có rất nhiều nước nhưng chúng ta không biết chính xác nguồn gốc của nước và có nhiều phần chắc là các sao chổi liên quan nhiều đến quá trình này.”

Phải mất hơn 10 năm, Rosetta mới đi được ba vòng quanh trái đất và một vòng quanh Sao Hỏa để đạt đủ tốc độ đến được một sao chổi có tên 67P/Churyumov-Gerasimenko cách trái đất 400.000 kilomet.

Trong vòng hai năm rưỡi gần đây, nhiều hệ thống trên khoang tàu nằm trong chế độ ngủ để tiết kiệm năng lượng, theo kỹ sư của Airbus, ông Simon Barraclough:

“Khi chúng tôi đến gần mặt trời, nhiều thứ được bật lên. Khi chúng tôi ra xa mặt trời hơn, nhiều thứ được tắt đi.”

Một “hồi chuông đánh thức” hồi tháng Một đã đem lại vui mừng cho trụ sở của phi vụ ở Darmstadt bên Đức khi một tín hiệu từ Rosetta cho thấy máy tính của nó lại bừng tỉnh dậy.

Phi thuyền này sẽ sớm bắt đầu bay trong quỹ đạo sao chổi ở khoảng cách chừng 10 kilomet để đo đạc và vẽ bản đồ bề mặt của nó.

Vào tháng 11, phi thuyền dự định nhả một phi thuyền nhỏ hơn có tên là Philae để hạ cánh trên sao chổi.

Ông Cordey cho biết cả Rosetta và Philae sẽ đo lường khí và bụi trên sao chổi và gửi đi các hình ảnh về bề mặt của nó. Ông nói:

“Nó cũng sẽ có một hệ thống radar rất tốt để liên lạc với phi thuyền đang bay trong quỹ đạo sao chổi – cũng là phi thuyền mẹ – và sử dụng những tín hiệu radar để thăm dò tâm của sao chổi. Vì vậy nó không chỉ xem xét bề mặt hay môi trường bao quanh nó mà nó còn nghiên cứu những gì nằm bên dưới bề mặt sao chổi.”

Các phi thuyền sẽ bay theo sao chổi trong vòng một năm.

Rosetta sẽ tiếp tục theo dõi mức độ thay đổi của sao chổi này khi tiến gần đến mặt trời và bắt đầu ấm lên như thế nào, trong khi Philae sẽ phân tích các mẫu vật trên bề mặt và bên dưới bề mặt của nó.

Tàu vũ trụ châu Âu sẽ sớm hạ cánh trên một sao chổi
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:34 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG