Viễn vọng kính Không gian Hubble đã thay đổi cách chúng ta nhìn thấy vũ trụ. Trong gấn một phần tư thế kỷ, viễn vọng kính này đã gởi về trái đất một số lượng khổng lồ về dữ liệu và hình ảnh từ không gian. Thông tín viên đài VOA Rosanne Skirble tường thuật rằng ,một cuộc triển lãm mới tại Viện Bảo tàng Hàng Không và Không gian Quốc Gia ở Washington cung cấp tài liệu về sự thành công xuất sắc của Viễn vọng kính Hubble liên quan tới khả năng của nó được sửa chữa và phục vụ trên quỹ đạo như thế nào.
Viễn Vọng kính Hubble được Phi thuyền Con Thoi Discovery đưa lên quỹ đạo Trái Đất vào năm 1990, và những hình ảnh đầu tiên của nó không phải là những gì mà cơ quan NASA trông đợi. Chúng mờ nhạt. Quản lý chương trình Viễn vọng kính Không gian Hubble Douglas Broome đã công bố tin tức không vui này:
“Kết luận mà chúng tôi có được là do cầu sai đáng kể trong quang học của hệ thống Viễn vọng kính quang học này.”
Sai lầm là ở chỗ tấm gương chính của Viễn vọng kính Hubble quá phẳng, vào khoảng gần 1 phần 50 bề dầy một sợi tóc của con người. Một phi hành gia nói, "Hãy sửa chữa vấn đề này !"
Các khoa học gia trên Phi thuyền Con Thoi đã sửa chữa sai sót đó bằng việc thay thế một máy thâu hình WFPC2 và một dụng cụ với các thấu kính điều chỉnh được gọi là COSTAR. Việc sửa chữa này cho thấy là những thao tác đó rất khó và rất phức tạp để các phi hành gia trên phi thuyền con thoi đảm trách, giới chức điều hành Viện Bảo tàng David Devorkin cho biết:
“Toàn bộ ý kiến về sống và làm việc trên không gian là làm các công việc hữu ích và điều này chắc chắn là hữu ích. Về mặt thiên văn, và có thể nói trên phương diện kỹ thuật, điều này cho thấy viễn vọng kính được cải thiện nhanh chóng như thế nào. Viễn vọng kính Hubble chỉ được sửa chữa một lần nhưng nó đã được nâng cấp bốn lần.”
COSTAR and WFPC2 được thay thế năm 2009 và hiện nay được trưng bày tại Viện Bảo tàng vừa kể. Hình ảnh của Hubble đã trở nên rõ hơn và sắc nét hơn qua thời gian. Các dữ liệu của nó đã cho phép các nhà thiên văn nhìn lại 14 tỷ năm vào lúc khởi đầu của vũ trụ. Và người ta có thể thấy nó đang mở rộng phạm vi.
Ông Devorkin nói rằng, viễn vọng kính rất hữu hiệu này đã dẫn tới những khai thông quan trọng khác:
“… hiểu biết về những vùng thành lập sao, phương cách các sao thành lập từ khí và bụi, và giờ đây khả năng của Hubble thấy sâu vào tia hồng ngoại xa hơn nhiều so với trước đây, đã cho chúng ta thấy biến chuyển bên trong những đám mây giữa các vì sao mà đúng là thành lập các ngôi sao và sự tương tác của chúng với bụi và khí chung quanh chúng.”
Trong khi Bubble gần tới giai đoạn chót cuộc hành trình của nó trên không gian, ông Devorkin nói nó đã mở đường cho việc thay thế nó. Viễn Vọng kính Không gian James Webb, hy vọng ngày phóng sẽ diễn ra năm 2018, sẽ thăm dò thậm chí còn xa hơn quang phổ của ánh sáng với một tấm gương chính lớn gấp hơn năm lần so với Hubble. Ông giải thích:
“Viễn Vọng kính James Webb được tối ưu hóa bằng tia hồng ngoại bởi vì tất cả những khám phá kỳ diệu nhất về sự thành lập thiên hà, thành lập các ngôi sao và loại những sự kiện mà các nhà thiên văn muốn được biết đều nằm trong sóng hồng ngoại.”
Trong khi chờ đợi, Hubble vẫn là dụng cụ mà các nhà thiên văn trông cậy vào, và tiếp tục phục vụ niềm vui của công chúng với những hình ảnh tuyệt diệu vời gởi về Trái Đất.
Viễn Vọng kính Hubble được Phi thuyền Con Thoi Discovery đưa lên quỹ đạo Trái Đất vào năm 1990, và những hình ảnh đầu tiên của nó không phải là những gì mà cơ quan NASA trông đợi. Chúng mờ nhạt. Quản lý chương trình Viễn vọng kính Không gian Hubble Douglas Broome đã công bố tin tức không vui này:
“Kết luận mà chúng tôi có được là do cầu sai đáng kể trong quang học của hệ thống Viễn vọng kính quang học này.”
Sai lầm là ở chỗ tấm gương chính của Viễn vọng kính Hubble quá phẳng, vào khoảng gần 1 phần 50 bề dầy một sợi tóc của con người. Một phi hành gia nói, "Hãy sửa chữa vấn đề này !"
Các khoa học gia trên Phi thuyền Con Thoi đã sửa chữa sai sót đó bằng việc thay thế một máy thâu hình WFPC2 và một dụng cụ với các thấu kính điều chỉnh được gọi là COSTAR. Việc sửa chữa này cho thấy là những thao tác đó rất khó và rất phức tạp để các phi hành gia trên phi thuyền con thoi đảm trách, giới chức điều hành Viện Bảo tàng David Devorkin cho biết:
“Toàn bộ ý kiến về sống và làm việc trên không gian là làm các công việc hữu ích và điều này chắc chắn là hữu ích. Về mặt thiên văn, và có thể nói trên phương diện kỹ thuật, điều này cho thấy viễn vọng kính được cải thiện nhanh chóng như thế nào. Viễn vọng kính Hubble chỉ được sửa chữa một lần nhưng nó đã được nâng cấp bốn lần.”
COSTAR and WFPC2 được thay thế năm 2009 và hiện nay được trưng bày tại Viện Bảo tàng vừa kể. Hình ảnh của Hubble đã trở nên rõ hơn và sắc nét hơn qua thời gian. Các dữ liệu của nó đã cho phép các nhà thiên văn nhìn lại 14 tỷ năm vào lúc khởi đầu của vũ trụ. Và người ta có thể thấy nó đang mở rộng phạm vi.
Ông Devorkin nói rằng, viễn vọng kính rất hữu hiệu này đã dẫn tới những khai thông quan trọng khác:
“… hiểu biết về những vùng thành lập sao, phương cách các sao thành lập từ khí và bụi, và giờ đây khả năng của Hubble thấy sâu vào tia hồng ngoại xa hơn nhiều so với trước đây, đã cho chúng ta thấy biến chuyển bên trong những đám mây giữa các vì sao mà đúng là thành lập các ngôi sao và sự tương tác của chúng với bụi và khí chung quanh chúng.”
Trong khi Bubble gần tới giai đoạn chót cuộc hành trình của nó trên không gian, ông Devorkin nói nó đã mở đường cho việc thay thế nó. Viễn Vọng kính Không gian James Webb, hy vọng ngày phóng sẽ diễn ra năm 2018, sẽ thăm dò thậm chí còn xa hơn quang phổ của ánh sáng với một tấm gương chính lớn gấp hơn năm lần so với Hubble. Ông giải thích:
“Viễn Vọng kính James Webb được tối ưu hóa bằng tia hồng ngoại bởi vì tất cả những khám phá kỳ diệu nhất về sự thành lập thiên hà, thành lập các ngôi sao và loại những sự kiện mà các nhà thiên văn muốn được biết đều nằm trong sóng hồng ngoại.”
Trong khi chờ đợi, Hubble vẫn là dụng cụ mà các nhà thiên văn trông cậy vào, và tiếp tục phục vụ niềm vui của công chúng với những hình ảnh tuyệt diệu vời gởi về Trái Đất.