MANILA —
Một nhóm nhỏ các tàu hải quân Trung Quốc mới đây đã kết thúc cuộc thao dượt tại một khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, cách bờ biển Malaysia chỉ có 80 kilomét. Theo tường thuật của thông tín viên Simone Orendain của đài VOA tại Manila, đây là lần đầu tiên trong lịch sử cận đại hải quân của Trung Quốc tiến sâu như thế về phía nam.
Đoàn tàu 4 chiếc của hải quân Trung Quốc đã đi qua quần đảo Trường Sa và tiến xuống bãi đá ngầm James, cách bờ biển Malaysia chưa đầy 100 kilomét, để tiến hành các cuộc diễn tập. Hạm đội này bao gồm 2 chiếc hộ tống hạm có phi đạn điều hướng và một chiếc khu trục hạm có phi đạn điều hướng.
Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc cho biết các chiến hạm này đã thao dượt về biên đội với một số chiến đấu cơ và oanh tạc cơ đặt căn cứ trên đất liền.
Giáo sư Ian Storey của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết con số các chiến hạm tham gia cuộc diễn tập không phải là một yếu tố quan trọng.
Ông Storey nói: "Cuộc thao dượt này, một lần nữa, được thiết kế để đánh đi một thông điệp là Trung Quốc có khả năng hoạt động ở những nơi cách xa lục địa Trung Quốc và cũng có thể đổ bộ lên các hòn đảo và chiếm các hòn đảo để giải quyết vụ tranh chấp, trong trường hợp họ muốn làm như vậy."
Tài nguyên thiên nhiên là trọng tâm của những vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Khu vực này có nhiều cá và được cho là có những trữ lượng dầu lửa và khí đốt rất lớn. Vùng biển này cũng là nơi có những thủy lộ quan trọng nhất trên thế giới. Trung Quốc, Malaysia, Brunei, Philippines, Việt Nam và Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ khu vực này.
Bãi đá ngầm James nằm cách tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc gần 2.000 kilomét về hướng nam và cách Brunei chừng 100 kilomét. Nhưng lâu nay, Việt Nam, Philippines và Đài Loan là những nước thường lên tiếng mạnh mẽ hơn so với Malaysia và Brunei để phản đối sự hiện diện của các tàu bè Trung Quốc trong vùng biển mà mỗi nước có đòi hỏi chủ quyền.
Khi những cuộc diễn tập của Trung Quốc bắt đầu, Philippines tuyên bố họ “mạnh mẽ phản đối” sự hiện diện của các chiếc tàu của quân đội Trung Quốc trong vùng biển của Philippines.
Giáo sư Storey cho biết ông dự kiến là Malaysia và Brunei sẽ giữ im lặng về những cuộc tập trận này. Ông cũng cho rằng không phải tình cờ mà tàu của hải quân Trung Quốc tiến tới gần Brunei, là nước giữ chức chủ tịch của tất cả các hội nghị trong năm nay của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN.
Ông Romney Banlaoi, Giám đốc Viện Nghiên cứu hòa bình, bạo động và khủng bố ở Philippines, cũng nêu lên vai trò quan trọng mà Brunei sẽ nắm giữ tại diễn đàn an ninh ASEAN vào tháng tới.
Ông Banlaoi nói: "Tôi nghĩ là Trung Quốc đang gởi tới cho ASEAN một thông điệp là Trung Quốc không những chỉ muốn khẳng định đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông mà còn muốn trắc nghiệm khả năng bảo vệ các yêu sách về lãnh thổ của mình."
Ông Banlaoi cho biết vụ tranh chấp Biển Đông nằm cao trong nghị trình thảo luận của hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng tư tới đây.
Trong lúc một số nước trong khối ASEAN, như Philippines, muốn giải quyết những vụ tranh chấp này với sự tham gia của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc lại nhất mực đòi tiến hành các cuộc đàm phán tay đôi với từng nước đòi chủ quyền.
Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lại một lần nữa nhắc tới lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.
Ông Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và Trung Quốc đang hành xử các quyền hợp pháp của mình qua việc thực hiện những cuộc thao dượt này.
Đoàn tàu 4 chiếc của hải quân Trung Quốc đã đi qua quần đảo Trường Sa và tiến xuống bãi đá ngầm James, cách bờ biển Malaysia chưa đầy 100 kilomét, để tiến hành các cuộc diễn tập. Hạm đội này bao gồm 2 chiếc hộ tống hạm có phi đạn điều hướng và một chiếc khu trục hạm có phi đạn điều hướng.
Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc cho biết các chiến hạm này đã thao dượt về biên đội với một số chiến đấu cơ và oanh tạc cơ đặt căn cứ trên đất liền.
Giáo sư Ian Storey của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết con số các chiến hạm tham gia cuộc diễn tập không phải là một yếu tố quan trọng.
Ông Storey nói: "Cuộc thao dượt này, một lần nữa, được thiết kế để đánh đi một thông điệp là Trung Quốc có khả năng hoạt động ở những nơi cách xa lục địa Trung Quốc và cũng có thể đổ bộ lên các hòn đảo và chiếm các hòn đảo để giải quyết vụ tranh chấp, trong trường hợp họ muốn làm như vậy."
Tài nguyên thiên nhiên là trọng tâm của những vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Khu vực này có nhiều cá và được cho là có những trữ lượng dầu lửa và khí đốt rất lớn. Vùng biển này cũng là nơi có những thủy lộ quan trọng nhất trên thế giới. Trung Quốc, Malaysia, Brunei, Philippines, Việt Nam và Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ khu vực này.
Bãi đá ngầm James nằm cách tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc gần 2.000 kilomét về hướng nam và cách Brunei chừng 100 kilomét. Nhưng lâu nay, Việt Nam, Philippines và Đài Loan là những nước thường lên tiếng mạnh mẽ hơn so với Malaysia và Brunei để phản đối sự hiện diện của các tàu bè Trung Quốc trong vùng biển mà mỗi nước có đòi hỏi chủ quyền.
Khi những cuộc diễn tập của Trung Quốc bắt đầu, Philippines tuyên bố họ “mạnh mẽ phản đối” sự hiện diện của các chiếc tàu của quân đội Trung Quốc trong vùng biển của Philippines.
Giáo sư Storey cho biết ông dự kiến là Malaysia và Brunei sẽ giữ im lặng về những cuộc tập trận này. Ông cũng cho rằng không phải tình cờ mà tàu của hải quân Trung Quốc tiến tới gần Brunei, là nước giữ chức chủ tịch của tất cả các hội nghị trong năm nay của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN.
Ông Romney Banlaoi, Giám đốc Viện Nghiên cứu hòa bình, bạo động và khủng bố ở Philippines, cũng nêu lên vai trò quan trọng mà Brunei sẽ nắm giữ tại diễn đàn an ninh ASEAN vào tháng tới.
Ông Banlaoi nói: "Tôi nghĩ là Trung Quốc đang gởi tới cho ASEAN một thông điệp là Trung Quốc không những chỉ muốn khẳng định đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông mà còn muốn trắc nghiệm khả năng bảo vệ các yêu sách về lãnh thổ của mình."
Ông Banlaoi cho biết vụ tranh chấp Biển Đông nằm cao trong nghị trình thảo luận của hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng tư tới đây.
Trong lúc một số nước trong khối ASEAN, như Philippines, muốn giải quyết những vụ tranh chấp này với sự tham gia của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc lại nhất mực đòi tiến hành các cuộc đàm phán tay đôi với từng nước đòi chủ quyền.
Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lại một lần nữa nhắc tới lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.
Ông Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và Trung Quốc đang hành xử các quyền hợp pháp của mình qua việc thực hiện những cuộc thao dượt này.