Liên hiệp quốc mới đây đã bổ nhiệm một vị thẩm phán thứ nhì cho tòa án trọng tài sẽ xét xử đơn kiện của Philippines chống lại Trung Quốc trong vụ tranh chấp Biển Đông, là vùng biển có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm thứ hai nói rằng Chánh án Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Thẩm phán Shunji Yanai, người Nhật, đã bổ nhiệm Thẩm phán Stanislaw Pawlak, người Ba Lan, hồi tuần trước.
Ông Pawlak sẽ cùng với Thẩm phán Rudiegr Wolfrum, người Đức, và 3 thẩm phán đang chờ được bổ nhiệm, xét xử đơn kiện mà Philippines đệ nạp hồi đầu năm nay.
Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, khi một bên trong vụ kiện không chịu tham gia phiên tòa trọng tài, Chánh án Tòa án Trọng tài Luật Biển có quyền bổ nhiệm các thành viên của tòa án.
Trung Quốc đã từ bỏ quyền chỉ định người đại diện cho họ tại tòa này khi Bắc Kinh chính thức bác bỏ vụ kiện.
Hôm 21 tháng 1 chính phủ ở Manila đã khởi động tiến trình trọng tài dựa theo Công ước Quốc tế về Luật Biển nhằm ngăn không cho Trung Quốc thực thi yêu sách đường chín đoạn đứt khúc, thường được gọi là đường lưỡi bò, bao gồm hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông.
Bắc Kinh phản đối vụ kiện của Philippines vì nhất mực cho rằng vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương.
Nguồn: Philippine Daily Inquirer, Malaya Business Insight
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm thứ hai nói rằng Chánh án Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Thẩm phán Shunji Yanai, người Nhật, đã bổ nhiệm Thẩm phán Stanislaw Pawlak, người Ba Lan, hồi tuần trước.
Ông Pawlak sẽ cùng với Thẩm phán Rudiegr Wolfrum, người Đức, và 3 thẩm phán đang chờ được bổ nhiệm, xét xử đơn kiện mà Philippines đệ nạp hồi đầu năm nay.
Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, khi một bên trong vụ kiện không chịu tham gia phiên tòa trọng tài, Chánh án Tòa án Trọng tài Luật Biển có quyền bổ nhiệm các thành viên của tòa án.
Trung Quốc đã từ bỏ quyền chỉ định người đại diện cho họ tại tòa này khi Bắc Kinh chính thức bác bỏ vụ kiện.
Hôm 21 tháng 1 chính phủ ở Manila đã khởi động tiến trình trọng tài dựa theo Công ước Quốc tế về Luật Biển nhằm ngăn không cho Trung Quốc thực thi yêu sách đường chín đoạn đứt khúc, thường được gọi là đường lưỡi bò, bao gồm hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông.
Bắc Kinh phản đối vụ kiện của Philippines vì nhất mực cho rằng vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương.
Nguồn: Philippine Daily Inquirer, Malaya Business Insight