CORDILLERA, PHILIPPINES —
Ước chừng 80% các con sông ở châu Á bị coi là “bệnh hoạn,” vì rơi vào tình trạng ô nhiễm và phát triển nguồn nước thiếu phối hợp. Vào lúc các nhà bảo vệ môi trường xét lại các sách lược để cứu vãn các dòng sông, các nhà khảo cứu trẻ tuổi ở Manila đang tìm thấy sự hứa hẹn trong một phương pháp bảo vệ vùng lưu vực sông đã có từ lâu đời. Từ Cordillera ở Philippines, thông tín viên Pros Laput ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật cho đài VOA.
Người bộ tộc Ifugao ở vùng Cordillera thuộc bắc bộ Philippines nổi tiếng là những người đã xây dựng lên những bậc thang ruộng lúa được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Các nông trại ở triền núi này đã sống sót hơn 900 năm, một phần nhờ dân địa phương duy trì các khu rừng gần đó và bảo vệ các lưu vực sông nuôi sống các cánh đồng.
Ở vùng đất thấp, những khối dân mở rộng và phát triển công nghiệp đã gây sức ép cho những dòng sông và các lưu vực bất chấp các kế hoạch phát triển chính do các kỹ sư thiết kế.
Chuyên gia về nước của Ngân hàng Phát triển Á Châu Wouter Lindklaen Arriens cho rằng các tập tục cổ xưa của các cộng đồng địa phương nên đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc quản lý vùng chứa nước hiện đại.
“Chính các cộng đồng, chính các xã hội đã bắt đầu phải ứng phó với tình trạng thiếu hay thừa nước. Vì thế sức mạnh thực sự nằm trong tay dân chúng và cộng đồng.”
Jae Woo Jang là học sinh lớp 7 của một trường quốc tế ở Manila. Cùng với nhà nghiên cứu Scott Platt-Salcedo, Jang đang đi tìm các giải pháp cho các vấn nạn về nước của Philippines.
Anh nói chìa khóa thành công của người Ifugaos dường như là sự cam kết của họ đối với sự đa dạng sinh học – những loại cây cỏ khác nhau và các sinh vật khác làm cho rừng lành mạnh và nhờ vậy mà dự trữ được nhiều nước hơn.
“Dân chúng không cần phải được dạy rằng đa dạng sinh học là quan trọng. Họ nhận thức được rằng ừng lành mạnh được xây dựng là do nhu cầu trồng các cây cỏ khác nhau. Chẳng hạn như họ đã trồng 171 loại cây khác nhau ... trong đó có 121 loại được sử dụng cho các mục đích cụ thể.”
Nhà nông bô lão Ifugao Jose Pinay-an ở thị trấn Hungduan trong vùng Cordillera nói các kỹ thuật bảo tồn rừng đuợc truyền lại từ đời này qua đời khác.
“Chúng tôi có nước bởi vì cha mẹ chúng tôi dậy chúng tôi rằng khi ta đốn cây thì ta phải trồng nhiều hơn phần ta đã đốn. Đó chính là tập tục của chúng tôi.”
Nhưng đó là một tập tục đang phải chật vật để liên hệ với thế hệ sắp tới người Ifugaos, ngày càng bỏ lại những cánh đồng để theo đuổi công ăn việc làm ở vùng bình nguyên.
Đó là một thời điểm gây nhiều xúc động cho cộng đồng. Vừa lúc các kỹ thuật bảo tồn của họ được thừa nhận, thì người Ifugaos đang phải chật vật để truyền lại các kỹ thuật này cho thế hệ nông gia kế tiếp.
Người bộ tộc Ifugao ở vùng Cordillera thuộc bắc bộ Philippines nổi tiếng là những người đã xây dựng lên những bậc thang ruộng lúa được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Các nông trại ở triền núi này đã sống sót hơn 900 năm, một phần nhờ dân địa phương duy trì các khu rừng gần đó và bảo vệ các lưu vực sông nuôi sống các cánh đồng.
Ở vùng đất thấp, những khối dân mở rộng và phát triển công nghiệp đã gây sức ép cho những dòng sông và các lưu vực bất chấp các kế hoạch phát triển chính do các kỹ sư thiết kế.
Chuyên gia về nước của Ngân hàng Phát triển Á Châu Wouter Lindklaen Arriens cho rằng các tập tục cổ xưa của các cộng đồng địa phương nên đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc quản lý vùng chứa nước hiện đại.
“Chính các cộng đồng, chính các xã hội đã bắt đầu phải ứng phó với tình trạng thiếu hay thừa nước. Vì thế sức mạnh thực sự nằm trong tay dân chúng và cộng đồng.”
Jae Woo Jang là học sinh lớp 7 của một trường quốc tế ở Manila. Cùng với nhà nghiên cứu Scott Platt-Salcedo, Jang đang đi tìm các giải pháp cho các vấn nạn về nước của Philippines.
Anh nói chìa khóa thành công của người Ifugaos dường như là sự cam kết của họ đối với sự đa dạng sinh học – những loại cây cỏ khác nhau và các sinh vật khác làm cho rừng lành mạnh và nhờ vậy mà dự trữ được nhiều nước hơn.
“Dân chúng không cần phải được dạy rằng đa dạng sinh học là quan trọng. Họ nhận thức được rằng ừng lành mạnh được xây dựng là do nhu cầu trồng các cây cỏ khác nhau. Chẳng hạn như họ đã trồng 171 loại cây khác nhau ... trong đó có 121 loại được sử dụng cho các mục đích cụ thể.”
Nhà nông bô lão Ifugao Jose Pinay-an ở thị trấn Hungduan trong vùng Cordillera nói các kỹ thuật bảo tồn rừng đuợc truyền lại từ đời này qua đời khác.
“Chúng tôi có nước bởi vì cha mẹ chúng tôi dậy chúng tôi rằng khi ta đốn cây thì ta phải trồng nhiều hơn phần ta đã đốn. Đó chính là tập tục của chúng tôi.”
Nhưng đó là một tập tục đang phải chật vật để liên hệ với thế hệ sắp tới người Ifugaos, ngày càng bỏ lại những cánh đồng để theo đuổi công ăn việc làm ở vùng bình nguyên.
Đó là một thời điểm gây nhiều xúc động cho cộng đồng. Vừa lúc các kỹ thuật bảo tồn của họ được thừa nhận, thì người Ifugaos đang phải chật vật để truyền lại các kỹ thuật này cho thế hệ nông gia kế tiếp.