Ông Nguyễn Xuân Phúc lên thay người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, sau khi được quốc hội thông qua với số phiếu thấp nhất so với hai quan chức khác trong “tam trụ”.
Ông Phúc hôm nay đã được hơn 90% (tức 446 đại biểu) bỏ phiếu đồng ý để ông trở thành người đứng đầu chính phủ Việt Nam. Có tới 44 phiếu không đồng ý với đề xuất ông làm thủ tướng.
Trước đó, một chức danh khác thuộc “tam trụ” là chủ tịch nước đã rơi vào tay ông Trần Đại Quang. Người từng nắm Bộ Công An được trên 91% đại biểu quốc hội tán thành. Có 29 đại biểu không đồng ý.
Quan chức nhận được sự đồng tình nhiều nhất là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, lên nắm vị trí chủ tịch quốc hội. Bà Ngân được 95% đại biểu quốc hội tán thành, và chỉ có 9 người không đồng tình.
Chủ đề toàn vẹn lãnh thổ là nỗi nhức nhối của hàng triệu người dân Việt Nam cho nên việc tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước là một lời tuyên thệ rất đáng ghi nhận...tôi hy vọng ông ta nói đi đôi với làm. Chứ không có chuyện ‘đánh trống bỏ dùi’, nói một đằng, làm một nẻo như ông Nguyễn Tấn Dũng.Blogger Lê Anh Hùng nói.
Hiện chưa rõ vì sao ông Phúc lại được số phiếu ít nhất trong số 3 người nắm giữ vị trí chủ chốt ở Việt Nam phải qua “cửa” tín nhiệm của quốc hội, sau khi đã được đề cử từ kỳ Đại hội Đảng đầu năm. Ông Phúc lên nắm quyền giữa lúc có nhiều tin đồn về gia sản của ông và gia đình.
Trong bài phát biểu dài hơn 3 phút sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Phúc đề cập chung chung tới nhiều vấn đề, trong đó có những chủ đề người Việt quan tâm như chủ quyền và chống tham nhũng. Ông Phúc nói trước quốc hội:
“…Chính phủ và thủ tướng tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đạt được của các chính phủ tiền nhiệm… nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia…”
Về tranh chấp chủ quyền, trước đây, khi còn làm phó cho người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc từng tuyên bố: “Bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, còn nhiều khó khăn, thách thức”.
Còn về tham nhũng, ông từng được trích lời nói rằng tệ nạn này “đang trở thành nguy cơ chính, đe dọa sự ổn định chính trị, sự tồn vong của chế độ, trật tự và an toàn xã hội, xói mòn các thể chế, giá trị đạo đức…”
Cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức cho VOA Việt Ngữ biết bà đã gọi điện cho ông Phúc để chúc mừng tân thủ tướng. Bà nói thêm:
Chính phủ và thủ tướng tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đạt được của các chính phủ tiền nhiệm… nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia…Tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Quốc hội.
“Muốn hợp với lòng dân, thì phải lắng nghe ý kiến của nhân dân vì hiện nay có rất nhiều vấn đề. Tham nhũng nhiều quá. Muốn giải quyết được xã hội, xây dựng được xã hội minh bạch, thì khi lên làm thủ tướng, anh hứa thì anh phải làm được. Đề nghị ông Phúc khi nhậm chức rồi, phải rút kinh nghiệm ông Nguyễn Tấn Dũng trong 10 năm qua đã làm cho đất nước Việt Nam lao đao và lụn bại vì nạn tham nhũng.”
Từ đầu năm ngoái đã xuất hiện các thông tin chưa kiểm chứng độc lập về “khối tài sản lớn” của ông Phúc ở cả Việt Nam và Mỹ.
Dù ông Phúc chưa trực tiếp lên tiếng về những tin đồn này, quan chức trong nước từng nói rằng đó là các thông tin, “bịa đặt”, “xuyên tạc”, và “xấu, độc”.
Còn về quyết tâm “bảo vệ chủ quyền” của ông Phúc, blogger Lê Anh Hùng, người từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc trong những năm vừa qua, nói với VOA Việt Ngữ:
“Chủ đề toàn vẹn lãnh thổ là nỗi nhức nhối của hàng triệu người dân Việt Nam cho nên việc tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước là một lời tuyên thệ rất đáng ghi nhận. Nhưng mà với người cộng sản, chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm rồi, nên tôi hy vọng ông ta nói đi đôi với làm. Chứ không có chuyện ‘đánh trống bỏ dùi’, nói một đằng, làm một nẻo như ông Nguyễn Tấn Dũng."
Nhà hoạt động xã hội này nói thêm rằng việc tân thủ tướng Việt Nam không trực tiếp nhắc tới tên Trung Quốc và biển Đông trong bài phát biểu “là điều không có gì đáng ngạc nhiên” vì đây là “chủ đề nhạy cảm trong giới lãnh đạo cấp cao”.
Muốn hợp lòng dân, thì phải lắng nghe ý kiến của nhân dân vì hiện nay có rất nhiều vấn đề. Tham nhũng nhiều quá. Muốn giải quyết được xã hội, xây dựng được xã hội minh bạch, thì khi lên làm thủ tướng, anh hứa thì anh phải làm được. Đề nghị ông Phúc khi nhậm chức rồi, phải rút kinh nghiệm ông Nguyễn Tấn Dũng trong 10 năm qua đã làm cho đất nước Việt Nam lao đao và lụn bại vì nạn tham nhũng.Cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức nói.
Ông Hùng cũng nói rằng ông Phúc giờ phải đối mặt với “di sản nặng nề” của người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, nhất là “nợ công đã lên mức báo động”, và “nền kinh tế thì phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc”.
Phát biểu trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 của quốc hội sáng 21/3, ông Phúc nói rằng “nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, nợ chính phủ đã vượt giới hạn quy định”.
Báo chí Việt Nam cũng đăng tải nhiều bài viết về chủ đề này. Trong bài viết có tựa đề “ngân sách không đủ tiêu, đầu năm chính phủ lo vay nợ”, báo điện tử VietNamNet viết: “Đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu nên mới đầu năm, để đảm bảo ngân sách nhà nước, chính phủ đã phải tính chuyện đi vay cả trong ngoài nước 116 nghìn tỷ đồng để chi tiêu. Rất có thể, thuế nội địa sẽ tăng để bù đắp cho khoản vay này”.
Còn trong bài viết về “bức tranh ngân sách quốc gia đầy báo động”, tờ Tuổi Trẻ cho rằng “hiện chúng ta cũng có những định chế và những người chịu trách nhiệm, nhưng lại không chịu trách nhiệm cụ thể nên cuối cùng chẳng ai chịu trách nhiệm”.
Ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng Việt Nam kể từ năm 2006, và các nhà quan sát cho rằng sau thất bại trong cuộc đua vào chức tổng bí thư rồi bị miễn nhiệm trước thời hạn, sự nghiệp chính trị của ông coi như đã “chấm hết”.