Đường dẫn truy cập

Chính sách đối ngoại của ông Gorbachev góp phần vào sự sụp đổ Liên Xô


Cuaca mendung dan hujan pada Senin (27/8), saat tempat berlangsungnya konvensi di Tampa, Florida, tampak sepi, hanya berisikan media dan petugas keamanan. (J. Featherly/VOA)
Cuaca mendung dan hujan pada Senin (27/8), saat tempat berlangsungnya konvensi di Tampa, Florida, tampak sepi, hanya berisikan media dan petugas keamanan. (J. Featherly/VOA)

Tháng này đánh dấu năm thứ 20 ngày sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Trong bài tường thuật từ Washington, Andre de Nesnera, thông tín viên kỳ cựu của đài VOA, tìm hiểu về chính sách đối ngoại của nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev, đã góp phần vào sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết như thế nào.

Ngày 10/11/1989, dân chúng Berlin, Đức khiêu vũ trên bờ bức tường Berlin, khi bức tường này sụp đổ vì chính sách không can thiệp của ông Gorbachev

Ông Mikhail Gorbavhev trở thành Chủ tịch Liên Xô hồi đầu năm 1985 và đại diện cho một thế hệ mới các nhà lãnh đạo mới, trẻ trung, của Liên Bang Xô Viết.

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Moscow, ông Thomas Pickerin cho biết: “Chuyến viếng thăm nổi tiếng của Thủ Tướng Anh Maggie Thatcher xảy ra tương đối nhanh chóng trong đó bà thuật lại với Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan rằng đây là người mà Anh và Mỹ có thể hợp tác.”

Các nhà phân tích thời cuộc cho biết ông Gorbachev hiểu rằng Liên Bang Xô Viết không còn có thể sử dụng sức mạnh quân sự để gia tăng ảnh hưởng của họ ở thế giới bên ngoài. Ông nhận thức được rằng sẽ phải giảm thiểu quân đội Xô Viết tại một số khu vực.

Một trong những nơi đó là Afghanistan, nơi binh sĩ Xô Viết vẫn phải chống lực lượng du kích mujahedeen từ tháng 12 năm 1979.

Đại sứ Pickering nói quyết định triệt thoái quân đội Xô Viết của ông Gorbachev gởi một thông điệp tới thế giới là Moscow đã thất bại.

Ông nói: ”Tôi nghĩ điều đó cũng cho chúng ta thấy các giải pháp quân sự cho những vấn đề ngoại giao không phải lúc nào cũng đem lại kết quả mong muốn.”

Binh sĩ Xô Viết cuối cùng rời khỏi Afghanistan vào ngày 15 tháng Hai năm 1989.

Các nhà phân tích cho hay chính sách đối ngoại của ông Gorbachev cũng có ảnh hưởng lớn tại Đông Âu nơi dân chúng đang rầm rộ đòi hỏi chấm dứt quyền cai trị của Đảng Cộng Sản.

Ông Gorbachev đã khẳng định ông sẽ không can thiệp bằng võ lực để ngăn chặn những đòi hỏi của dân chúng cho nền độc lập quốc gia.

Đại sứ Pickering nói tiếp: ”Các nhà lãnh đạo Xô Viết không muốn rủi ro thêm trong một cuộc triển khai quân đội trên quy mô lớn nữa để áp đặt toàn bộ tư tưởng Cộng Sản và quyền cai trị của Cộng Sản tại các nước Đông Âu.”

Bức tường Bá Linh sụp đổ vào tháng 11 năm 1989, phần lớn là nhờ chính sách không can thiệp của ông Gorbachev.

Và vẫn theo ông Pickering thì các biến cố tại Đông Âu có những hậu quả khác nữa.

Ông nói thật đáng ghi nhớ là biến cố này đã lan tới chính cửa ngõ của Liên Xô và sau đó đã giúp giải phóng 15 nước cộng hòa thành tố của Liên Bang Xô Viết, mà bằng cách này hay cách khác, đã sẵn sàng tách rời khỏi liên bang.”

Tháng Mười năm 1990, ông Gorbachev được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình. Mười bốn tháng sau đó ông từ chức Chủ tịch Liên Xô – các chuyên gia nói rằng, ông là nạn nhân của những lực lượng mà ông đã giải phóng, nhưng không thể kiểm soát được.

Cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Trung Tướng Brent Scrowcroft nói rằng di sản của ông Gorbachev là sự biến mất của Liên Bang Xô Viết cùng với hệ thống Cộng Sản.

Tướng Scrowcroft nói nếu ông Gorbachev là một loại người khác, chẳng hạn ông là một Brezhnev khác, thì hệ thống này có thể còn tồn tại một thời gian nữa, nhưng cuối cùng cũng sẽ sụp đổ, nhưng sẽ không phải sụp đổ vào thời điểm đó.”

Điều trớ trêu là ông Gorbachev thường hay bị chỉ trích tại nước ông vì đã làm sụp đổ chủ nghĩa Cộng Sản nhưng lại được nhân dân các nước Phương Tây coi như là một anh hùng trong lịch sử thế giới.

Hình ảnh một số diễn biến dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết::

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG