Cuộc thao dượt của hải quân dài 2 ngày diễn ra trong vùng biển gần thành phố Busan của Nam Triều Tiên.
Các giới chức quốc phòng Nam triều Tiên nhấn mạnh rằng cuộc thao dượt không nhắm đặïc biệt vào một nước nào. Nhưng Ông Carl Baker, Giám đốc các chương trình tại Diễn đàn Trung Tâm Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược quốc tế tại tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ, nói rằng theo ông thì chương trình có nhắm vào một nước.
Ông Baker nói: “Trong trường hợp này, rõ ràng là Nam Triều Tiên nhắm vào Bắc Triều Tiên, để gửi cho họ một thông điệp, và rõ ràng Bắc Triều Tiên từng là một trong những quốc gia đã can dự vào các hoạt độïng phổ biến vũ khí.”
Bắc Triều Tiên nói rằng việc miền Nam tham gia vào cuộc thao dượt vi phạm bản hiệp định đình chiến năm 1953 vì hành độïng này tương đương với việc ngăn chặn các tuyến đường biển. Sau khi Seoul tham gia PSI hồi năm ngoái, Bình Nhưỡng đã giận dữ tuyên bố đó là một lời tuyên chiến.
Quân đội Nam Triều Tiên lần đầu tiên hướng dẫn một cuộc thao dượt PSI với hai tàu phá ngư lôi, hai tàu đổ bộ và 4 tàu ngầm.
Hải quân Hoa Kỳ đã đưa tới một tàu khu trục chở phi đạn dẫn đường. Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật phái một tàu khu trục và các máy bay trực thăng. Một máy bay tuần duyên của Australia cũng tham gia cuộc thao dượt trong khi các nước khác gửi các quan sát viên tới tham dự.
Gần 100 nước tham gia liên minh cơ động PSI, kể từ lúc khởi đầu cách đây 7 năm. Mục tiêu của liên minh là phát hiện và ngăn chận những cuộc vận chuyển bất hợp pháp vũ khí có sức tàn sát hàng loạt và các bộ phận hoặc các loại hàng lậu khác.
Thoạt đầu Seoul tỏ ra lưỡng lự tham gia chương trình vì chính sách của Nam Triều Tiên là giao tiếp thân thiện hơn với Bắc Triều Tiên.
Seoul đã tham gia đầy đủ vào PSI sau khi Bắc Triều Tiên cho nổ một thiết bị hạt nhân thứ nhì hồi năm ngoái. Các chuyên gia về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân nói rằng Bình Nhưỡng đã từng mua và bán các loại vũ khí bị cấm trong quá khứ.
Theo ông Baker thì vụ một tàu chiến của Nam Triều Tiên bị chìm năm nay, mà Bắc Triều Tiên đã bị qui trách nhiệm, đã đưa đến cuộc thao dượt này.
Ông Baker nói: “Thái độ khiêu khích của Bắc Triều Tiên trong vụ đánh chìm chiếc tàu, theo tôi, khiến Nam Triều Tiên tin rằng đã đến lúc họ phải cương quyết hơn và sẵn sàng hơn để hợp tác trong một khuôn khổ đa phương nhằm chứng tỏ sự mong muốn đối phó với hoạt động phổ biến vũ khí.”
Ngày mai, các giới chức của nhiều nước thuộc chương trình PSI, trong đó có Argentina, Canada, Chile, Pháp, Italy, New Zealand, Nam Triều Tiên, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ sẽ thảo luận việc hợp tác trong việc ngăn chặn các tàu bè.
Nam Triều Tiên lần đầu tiên hướng dẫn một cuộc thao dượt của hải quân đa quốc trong khuôn khổ Kế hoạch An ninh về Phổ biến Vũ khí gọi tắt là PSI. Kế hoạch có mục đích chặn bắt vũ khí và các chất liệu trái phép dùng để chế tạo vũ khí có sức tàn sát hàng loạt. Thoạt đầu Seoul đã do dự không muốn tham gia vào các cuộc thao dượt như thế để tránh tạo ra đối kháng với Bình Nhưỡng. Từ thủ đô Nam Triều Tiên, Thông tín viên đài VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.