Không lâu sau cái chết của người sáng lập Liên Xô năm 1924, một nhà thơ nổi tiếng đã xoa dịu nỗi đau và làm rung động cả đất nước với câu thơ đại ý rằng “Lenin đã, đang và sẽ sống mãi với chúng ta.”
Một thế kỷ sau, hình ảnh một thời có mặt ở khắp mọi nơi của Vladimir Lenin phần lớn chỉ còn là một suy nghĩ muộn màng ở nước Nga hiện đại, bất chấp những dòng thơ nổi tiếng của nhà văn cách mạng Vladimir Mayakovsky.
Lăng Quảng trường Đỏ, nơi xác ướp của ông nằm trong quan tài mở, không còn là một địa điểm thăm viếng gần như bắt buộc nữa, mà là một nơi ma quái vô giá trị, chỉ mở cửa 15 giờ một tuần và thu hút ít du khách hơn nhiều so với Vườn thú Moscow.
Khuôn mặt có râu cằm với cái nhìn chăm chăm từng nhan nhản trước đây vẫn toát ra ánh nhìn chằm chằm từ các bức tượng, nhưng nhiều bức tượng trong số đó đã trở thành mục tiêu của những kẻ chơi khăm và phá hoại. Bức tượng ở Nhà ga Phần Lan ở St. Petersburg kỷ niệm sự trở về của ông sau cuộc sống lưu vong đã bị trúng một quả bom khiến phần lưng của ông bị thủng một lỗ lớn. Nhiều đường phố và địa phương mang tên ông đã được đặt tên lại.
Hệ tư tưởng mà Lenin ủng hộ và truyền bá trên một lãnh thổ rộng lớn chỉ là thứ gì đó mang tính biểu tượng ở nước Nga hiện đại. Đảng Cộng sản, mặc dù là nhóm đối lập lớn nhất trong quốc hội, chỉ nắm giữ 16% số ghế, bị áp đảo bởi Nước Nga Thống nhất, cơ sở quyền lực chính trị của Tổng thống Vladimir Putin.
Nhà sử học Konstantin Morozov của Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói với AP: “Lenin hóa ra hoàn toàn thừa thãi và không cần thiết ở nước Nga hiện đại”.
Còn lãnh đạo Đảng Cộng sản Gennady Zyuganov thì nói như thể Lenin vẫn nắm quyền: “100 năm kể từ ngày trái tim to lớn và nhân hậu của ông ngừng đập, thế kỷ thứ hai của sự bất tử của Lenin bắt đầu.”
Bản thân ông Putin dường như có xu hướng giữ khoảng cách với Lenin, thậm chí còn chỉ trích ông.
Trong bài phát biểu ba ngày trước cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, Putin đã bác bỏ tình trạng chủ quyền của Ukraine như một sự nắm giữ bất hợp pháp từ thời Lenin, khi nước này là một nước cộng hòa riêng biệt trong Liên Xô.
Ông Putin nói: “Do chính sách của Bolshevik, Ukraine thuộc Liên Xô đã hình thành, mà thậm chí ngày nay có lý do chính đáng để gọi là ‘Ukraine của Vladimir Ilyich Lenin.’ Ông ấy là tác giả và là kiến trúc sư”.
Trong bài phát biểu một năm trước đó, ông Putin nói rằng việc cho phép Ukraine và các nước cộng hòa khác có quyền ly khai trên danh nghĩa đã gài “quả bom nổ chậm nguy hiểm nhất”.
Dù phản đối những chính sách đó, ông Putin cũng nhận thức rõ ràng về tình cảm với Lenin vẫn còn trong nhiều người Nga, và ông không ủng hộ các sáng kiến muốn đưa thi hài Lenin ra khỏi lăng.
“Tôi tin rằng nên được giữ nguyên như vậy, ít nhất là cho đến khi còn những người, và có khá nhiều người, đã gắn kết cuộc đời, số phận của họ cũng như những thành tựu nhất định... của thời kỳ Xô Viết với điều đó”, ông nói vào năm 2019.
Những liên kết như vậy có thể tồn tại trong nhiều thập niên. Một cuộc khảo sát ý kiến năm 2022 của cơ quan thăm dò nhà nước VTsIOM cho thấy 29% người Nga tin rằng ảnh hưởng của Lenin sẽ mờ nhạt đến mức trong 50 năm nữa ông sẽ chỉ được các nhà sử học nhớ đến. Nhưng câu trả lời đó chỉ thấp hơn 10 điểm phần trăm cho cùng câu hỏi một thập niên trước đó, cho thấy Lenin vẫn còn quan trọng.
Sự tồn tại của Lenin trong trái tim nước Nga vẫn đủ mạnh đến mức ba năm trước, Liên minh Kiến trúc sư Nga đã phải chịu thua trước sự phản đối kịch liệt của công chúng và đã hủy bỏ một cuộc thi kêu gọi các đề nghị cho việc tái sử dụng lăng Quảng trường Đỏ. Cuộc thi đó thậm chí còn không kêu gọi cụ thể việc di dời thi hài Lenin.
Lenin qua đời ngày 21/1/1924, thọ 53 tuổi, bị suy yếu nặng do ba cơn đột quỵ. Người vợ góa của ông, Nadezhda Krupskaya, muốn ông được chôn cất trong một ngôi mộ thông thường.
Những cộng sự thân cận của Lenin đã lo sợ cái chết của ông trong nhiều tháng. Nghệ sĩ Yury Annenkov, người được triệu tập để vẽ bức chân dung của ông tại căn nhà gỗ nơi ông dưỡng bệnh, cho biết ông có “nụ cười bất lực, méo mó, trẻ thơ của một người đàn ông đã rơi vào tuổi thơ”.
Giữa những lo ngại đó, Josef Stalin đã phát biểu trong một cuộc họp Bộ Chính trị về đề nghị của “một số đồng chí” nhằm bảo quản thi hài của Lenin trong nhiều thế kỷ, theo câu chuyện của hãng thông tấn Nga Tass. Ý tưởng này đã xúc phạm Leon Trotsky, phụ tá thân cận nhất của Lenin, người đã ví thi hài như thánh tích được trưng bày bởi Nhà thờ Chính thống Nga - một đối thủ mạnh mẽ của những người Bolshevik – nói rằng “không có gì chung với khoa học của chủ nghĩa Marx”.
Nhưng Stalin, từng là học sinh trường thần học, hiểu được giá trị của việc thế tục tương đương với một vị thánh.
Thời tiết có thể đã làm thay đổi quy mô. Nhiệt độ được báo cáo là thấp tới âm 30 độ C khi thi thể của Lenin được trưng bày trong lễ tang ở Moscow, khiến quá trình phân hủy bị đình trệ và khiến chính quyền phải vội vàng xây dựng một lăng mộ nhỏ bằng gỗ ở Quảng trường Đỏ và nỗ lực hơn nữa để bảo quản thi thể.
Một phiên bản lăng mộ sau này, một phiên bản hiện đại hơn dựa trên những kim tự tháp cổ có bậc được ốp bằng đá đỏ thẫm u ám, mở cửa vào năm 1930. Vào thời điểm đó, Trotsky bị buộc phải lưu vong và Stalin nắm toàn quyền kiểm soát, được củng cố bởi quyết tâm thể hiện mình là người tuyệt đối trung thành theo lý tưởng của Lenin.
Theo quan điểm của một số nhà sử học, cuối cùng, sự sùng bái “Lenin sau Lenin” có thể đã chống lại Liên Xô thay vì củng cố nó bằng cách áp đặt một tư duy cứng nhắc.
“Theo nhiều cách, bi kịch của Liên Xô nằm ở chỗ tất cả các thế hệ lãnh đạo tiếp theo đều cố gắng dựa vào một số ‘di chúc của Lenin’,” ông Vladimir Rudkov, biên tập viên tạp chí Istorik, viết trong số ra tháng này.
Bài thơ của ông Mayakovsky tuyên bố sự bất tử của Lenin là “một lời chia tay, một câu thần chú hoặc một lời nguyền,” ông Rudkov nói.
Theo Tass, khoảng 450.000 người đi ngang qua thi hài của Lenin mỗi năm, bằng khoảng một phần ba số lượng du khách đến thăm Sở thú Moscow. Đây là một sự tương phản rõ rệt so với thời Xô Viết khi những dòng người dường như vô tận đi trên Quảng trường Đỏ.
Những nhân viên bảo vệ danh dự có những bước quay như người thép mê hoặc du khách đã bị đưa ra khỏi bên ngoài lăng mộ cách đây ba thập niên. Tại cuộc duyệt binh hàng năm qua Quảng trường Đỏ, công trình này bị che khuất bởi một khán đài nơi các quan chức quan trọng theo dõi lễ hội.
Lenin vẫn còn đó - chỉ là khó nhìn thấy hơn mà thôi.
Diễn đàn