Đường dẫn truy cập

Làn sóng lật đổ tượng đài ở phương Tây nhắc nhớ tới các tượng đài Xô Viết


Tượng Christopher Columbus bị chặt đầu tại Boston, Massachusetts, trong cuộc biểu tình ngày 10/6/2020 chống bất bình đẳng chủng tộc sau cái chết của ông George Floyd trong tay cảnh sát Minneapolis.
Tượng Christopher Columbus bị chặt đầu tại Boston, Massachusetts, trong cuộc biểu tình ngày 10/6/2020 chống bất bình đẳng chủng tộc sau cái chết của ông George Floyd trong tay cảnh sát Minneapolis.

Việc người biểu tình nhắm phá huỷ một số tượng đài thời thuộc địa tại một số nước phương Tây nhắc nhở các nhà hoạt động tại Nga và Ukraine cách mà các tượng đài thời Xô Viết trong nước của họ được đối xử thế nào, và trong nhiều trường hợp, họ tự hỏi liệu họ đã làm đủ hay chưa.

Người biểu tình đã lật đổ hay vấy bẩn những tượng đài tại Mỹ, Anh, Bỉ và các nơi khác trong những tuần lễ gần đây để tỏ tình đoàn kết với phong trào ‘Coi trọng Mạng sống Người da màu’ chống kỳ thị chủng tộc và nạn bạo hành của cảnh sát.

Tượng của các nhà lãnh đạo Xô Viết như Vladimir Lenin và Josef Stalin trở thành đề tài gây tranh cãi sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991 vì nạn vi phạm nhân quyền quy mô lớn trong nhiều thập niên dưới sự cai trị của Cộng sản.

Nga quyết định vẫn giữ nhiều tượng đài thời Xô Viết, trong khi dời những tượng đài gây nhiều tranh cãi nhất đến một công viên dọc bờ sông ở Moscow.

Được sắp xếp trong một công viên bên cạnh những con đường đi bộ bằng gỗ sạch sẽ là những pho tượng được thu nhập từ các nơi trong thành phố Moscow sau năm 1991, một giai đoạn mà nhiều đường phố được đặt tên lại và những biểu tượng của chế độ cộng sản bị phá bỏ.

“Tôi nghĩ việc lật đổ tượng đài Dzerzhinsky là một trong những điều quan trọng nhất xảy ra tại đất nước chúng tôi,” bà Alexandra Polivanova, một nhà nghiên cứu tại trung tâm Tưởng niệm Nhân quyền nói.

“Không đầy đủ”

Tuy nhiên, với lăng mộ nhà sáng lập quốc gia Xô Viết vẫn còn chiếm một chỗ trang trọng tại Quảng trường Đỏ và hàng ngàn tượng Lenin vẫn còn sừng sững tại Nga, chuyên gia này tin là mọi việc chưa tiến đủ xa.

“Biến cố năm 1991 không đầy đủ,” bà Polivanova nói. “Tiếc thay, tội ác không bị lên án thích đáng ở cấp quốc gia hay cấp xã hội. Phi cộng sản hóa đã không diễn ra.”

Ukraine lật đổ nhiều tượng đài thời Xô Viết hơn Nga, đặc biệt kể từ năm 2014, khi những cuộc biểu tình rầm rộ tại Kyiv lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovich.

Những tượng đài còn lại bị nhắm vào vì có liên hệ với ông Yanukovich, người cố gắng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Moscow, ông Volodymyr Viatrovych, Chủ tịch Viện Tưởng niệm Quốc gia Ukraine nhớ lại.

“Mọi người bắt đầu thảo luận về quá khứ cộng sản, những tội ác của chế độ cộng sản và lý do không nên để cho các tội ác này tái diễn,” ông nói.

“Đặc biệt trong suốt mùa đông năm 2014, hàng trăm tượng đài Lenin bị lật đổ như biểu tượng của tất cả những gì liên hệ đến Xô Viết.”

Sau đó một đạo luật được ban hành cấm những biểu tượng Cộng Sản tại Ukraine.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG