Phúc trình hàng năm của Hoa Kỳ về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới ghi nhận những thách đố đối với quyền tự do tín ngưỡng và thờ phượng, tiếp tục diễn ra tại nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng Miến Điện “đặc biệt đáng quan tâm” vì chế độ độc tài tại nước này áp đặt những hạn chế đối với các hoạt động tôn giáo của các nhóm thiểu số, như các cộng đồng Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo.
Nhà cầm quyền cũng theo sát các nỗ lực của các tu sĩ Phật giáo nhằm cổ võ nhân quyền và các quyền tự do chính trị.
Chính phủ quân sự Miến điện thường cho phép các tổ chức tôn giáo có đăng ký với chính phủ, được thờ phượng theo ý của họ.
Tại Trung Quốc, Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng các hoạt động hành đạo của tín đồ Phật Giáo, Lão Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo và Tin Lành bị hạn chế nghiêm ngặt, và một số nhóm hoàn toàn bị cấm hoạt động.
Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ điều được gọi là “những hoạt động tôn giáo bình thường”, tuy nhiên cho phép các quan chức được diễn giải thế nào là “bình thường”.
Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng tình hình nói chung, tốt hơn tại Indonesia và Malaysia, mặc dù các chính quyền tại đây không bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số, chống các hành động kỳ thị cá nhân đến từ các tín đồ Hồi Giáo, vốn chiếm đa số.
Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ nói chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động tôn giáo, và giám sát những hoạt động tôn giáo được họ cho phép.
Vẫn theo phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền cộng sản Việt Nam cũng hạn chế các hoạt động có tổ chức của các nhóm tôn giáo.
Tại Lào, phúc trình nói các quan chức tại vùng thành thị có khuynh hướng khoan dung hơn đối với các hoạt động tôn giáo phi Phật giáo, tuy nhiên thái độ bất bao dung thường phổ biến tại các vùng thôn quê.
Đọc nhiều nhất
1