Năm Nhâm Thìn qua, Tết Quý Tỵ đến. Anh chị em đấu tranh cho dân chủ trong và ngoài nước có những niềm vui mới. Anh Nguyễn Quốc Quân được tự do, anh Lê Công Định ra khỏi nhà tù, blogger Lê Anh Hùng ra khỏi trại bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, những niềm vui đó không được trọn vẹn: 22 anh trong vụ án Bia Sơn bị tuyên án quá nặng, từ chung thân đến hơn 10 năm giam giữ.
Một tin đáng phấn khởi khác trong ngày Tết là Lời kêu gọi thực thi Quyền Con Người đã được hưởng ứng nhanh rộng đến mức kỷ lục, có thể đạt 5.000 người tham gia. Kiến nghị về việc sửa đổi Hiến pháp cũng được hưởng ứng tốt. Mười sáu vị đại diện cho 72 trí thức đầu tầu đã đưa kiến nghị đến tận tay cơ quan dự thảo Hiến pháp, yêu cầu tiếp nhận và xem xét. Còn nhớ, hồi cuối năm 2010, khi Bộ Chính trị kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến vào các văn kiện trình Đại hội Đảng XI, hơn 30 trí thức tiêu biểu đã góp nhiều ý kiến xác đáng nhưng không một ý kiến nào được tiếp nhận. Lần này, người ta hy vọng Bộ Chính trị sẽ không khinh thị trí thức ra mặt như thế.
Năm Quý Tỵ này, có thể sẽ diễn ra một cuộc đụng độ lý luận quyết liệt giữa 2 trận tuyến đối lập - toàn trị và dân chủ, nhất nguyên và đa nguyên. Các vấn đề thay đổi tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cũng đã chín muồi để đưa ra thảo luận. Hiện nay, ngay trong ngôi đền thiêng liêng của giáo điều Mác – Lênin tại Việt Nam là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia cũng vang lên những tiếng nói thẳng thắn, thức thời, đòi đổi tên đảng, tên nước và bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành.
Một điều đáng mừng là lãnh đạo càng cấm và sợ phản biện bao nhiêu thì trí thức, văn nghệ sỹ, thanh niên ta càng tự tin và hăm hở thực thi quyền phản biện bấy nhiêu. Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi vừa đưa ra đã bị phê phán là thiếu trách nhiệm, hời hợt, vụn vặt.
Theo bản dự thảo, thay đổi rõ nhất là đưa vào 2 câu hoàn toàn mới mẻ, không hề có trong cả 4 bản hiến pháp từ trước tới nay, đó là đoạn xác định “Các lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với đảng Cộng sản Việt Nam,Tổ quốc và nhân dân…” và “ có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa…”.
Các nhà quan sát và giới phân tích cho rằng việc thêm vào 2 vế - một là trung thành với đảng CS, lại đặt trước Tổ quốc và nhân dân, vế ở dưới cũng đặt vấn đề nhiệm vụ bảo vệ đảng trước nhà nước và nhân dân, và thêm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa – rõ rang là một mưu đồ đen tối, thâm hiểm nhằm mục đích duy nhất là duy trì quyền lợi và bảo đảm sự sống còn của nhóm thiểu số cầm quyền hiện nay.
Trong cuộc họp Quốc hội vào tháng 5 tới để thảo luận về dự thảo Hiến pháp mới, việc đầu tiên phải đạo là Ban dự thảo phải xin lỗi công khai nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân vì đã phạm sai lầm khi đặt đảng lên trước, lên trên nhân dân trong việc xác định trách nhiệm chính trị và nhiệm vụ của quân đội.
Thực ra chủ tịch Quốc hội phải chịu liên đới chịu trách nhiệm vì đã phê duyệt và tán thành bản dự thảo này. Ông sẽ không làm đúng nhiệm vụ là người lãnh đạo của một cơ quan dân cử nếu ông không dám lên tiếng nhận điều sai lầm đó trước Quốc hội và nhân dân.
Do đó một vấn đề về nguyên tắc được đặt ra là Quốc hội về thực chất là của đảng hay là của dân? Quân đội là của đảng hay của nhân dân? Đã có ý kiến trên một số mạng tự do là như vậy hãy gọi Quốc hội là “Đảng Hội “ - vì đảng viên CS chiếm đến 92 % số đại biểu - và gọi quân đội là “đảng quân” hay “cộng quân” cho xong chuyện. Mọi sự sẽ rõ ràng như họ mong muốn. Để tên Quân đội Nhân dân sẽ thành vô nghĩa.
Trong năm Quý Tỵ, có khả năng sẽ hình thành hai trận tuyến đối lập - độc đoán và dân chủ - trong cuộc đấu tranh chính trị bất bạo động nhưng quyết liệt. Nhân dân ta đang có thời cơ để trưởng thành, già dặn trong đấu tranh. Nông dân đang thức tỉnh từng mảng lớn, từ Văn Giang, Vụ Bản đến Tiên Lãng, Cần Thơ. Sinh viên, thanh niên chiếm số đông cử tri cũng đang sốt sắng tham gia việc nước. Việc các bạn trẻ ở thủ đô đã rủ nhau đi quyên giúp bà con dân oan nghèo khổ đói rét ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng và Hà Đông là một nét đẹp. Hàng chục vạn nhà kinh doanh nhỏ và vừa bị o ép, hà hiếp, đang đòi quyền bình đẳng trong cạnh tranh. Giới luật sư và giới truyền thông - báo chí bị bịt mồm, mất tự do nghề nghiệp, hạ xuống công dân loại hai, đang vùng dậy. Cả một xã hội bị đè nén mấy chục năm ròng nhìn ra thế giới bỗng thấy không thể sống như thế này được nữa. Cả một xã hội đang vẫy gọi nhau liên kết lại, coi thay đổi Hiến pháp là đột phá khẩu mở cửa cho tương lai.
Khi Quốc hội của đảng không đáp ứng đòi hỏi chính đáng của nhân dân, thì có nhu cầu phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý theo nguyện vọng của toàn dân để lựa chọn giữa “dân chủ đa đảng hay dân chủ ảo một đảng”. Nếu chế độ không chịu tổ chức trưng cầu dân ý, nhân dân vẫn có cơ hội để đấu tranh ôn hòa giành thắng lợi quyết định. Đó là những cuộc xuống đường rộng lớn, đã được tập dượt 2 năm nay qua hàng chục Chủ nhật xuống đường liên tiếp, cũng như hàng mấy ngàn người ghi tên trong các tuyên ngôn, tuyên bố, kiến nghị, gián tiếp biểu thị ý chí và quyết tâm ghi tên trong đội tinh binh tay không nhưng kiên cường quả đoán.
Ở nước ta các cuộc xuống đường chống Trung Quốc bành trướng và xâm lược bao giờ cũng gắn liền với đấu tranh cho dân chủ, và các chiến sỹ dân chủ luôn luôn đi đầu trong cuộc vận động chống bành trướng. Chúng ta đã có không ít kinh nghiệm và nhiều sáng kiến trong kiểu đấu tranh bất bạo động nhưng quyết liệt bền bỉ này.
Nhân dân Ấn Độ và Nam Phi đã toàn thắng như thế. Nhân dân Tunisia, Ai Cập đã toàn thắng như thế. Nhân dân Miến Điện cũng đang thắng lợi qua đấu tranh bất bạo động, không đổ máu như thế.
Đón Tết Quý Tỵ, chúng ta có quyền tin tưởng rằng nhân dân ta rồi cũng sẽ toàn thắng như thế.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Một tin đáng phấn khởi khác trong ngày Tết là Lời kêu gọi thực thi Quyền Con Người đã được hưởng ứng nhanh rộng đến mức kỷ lục, có thể đạt 5.000 người tham gia. Kiến nghị về việc sửa đổi Hiến pháp cũng được hưởng ứng tốt. Mười sáu vị đại diện cho 72 trí thức đầu tầu đã đưa kiến nghị đến tận tay cơ quan dự thảo Hiến pháp, yêu cầu tiếp nhận và xem xét. Còn nhớ, hồi cuối năm 2010, khi Bộ Chính trị kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến vào các văn kiện trình Đại hội Đảng XI, hơn 30 trí thức tiêu biểu đã góp nhiều ý kiến xác đáng nhưng không một ý kiến nào được tiếp nhận. Lần này, người ta hy vọng Bộ Chính trị sẽ không khinh thị trí thức ra mặt như thế.
Năm Quý Tỵ này, có thể sẽ diễn ra một cuộc đụng độ lý luận quyết liệt giữa 2 trận tuyến đối lập - toàn trị và dân chủ, nhất nguyên và đa nguyên. Các vấn đề thay đổi tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cũng đã chín muồi để đưa ra thảo luận. Hiện nay, ngay trong ngôi đền thiêng liêng của giáo điều Mác – Lênin tại Việt Nam là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia cũng vang lên những tiếng nói thẳng thắn, thức thời, đòi đổi tên đảng, tên nước và bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành.
Một điều đáng mừng là lãnh đạo càng cấm và sợ phản biện bao nhiêu thì trí thức, văn nghệ sỹ, thanh niên ta càng tự tin và hăm hở thực thi quyền phản biện bấy nhiêu. Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi vừa đưa ra đã bị phê phán là thiếu trách nhiệm, hời hợt, vụn vặt.
Theo bản dự thảo, thay đổi rõ nhất là đưa vào 2 câu hoàn toàn mới mẻ, không hề có trong cả 4 bản hiến pháp từ trước tới nay, đó là đoạn xác định “Các lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với đảng Cộng sản Việt Nam,Tổ quốc và nhân dân…” và “ có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa…”.
Các nhà quan sát và giới phân tích cho rằng việc thêm vào 2 vế - một là trung thành với đảng CS, lại đặt trước Tổ quốc và nhân dân, vế ở dưới cũng đặt vấn đề nhiệm vụ bảo vệ đảng trước nhà nước và nhân dân, và thêm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa – rõ rang là một mưu đồ đen tối, thâm hiểm nhằm mục đích duy nhất là duy trì quyền lợi và bảo đảm sự sống còn của nhóm thiểu số cầm quyền hiện nay.
Trong cuộc họp Quốc hội vào tháng 5 tới để thảo luận về dự thảo Hiến pháp mới, việc đầu tiên phải đạo là Ban dự thảo phải xin lỗi công khai nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân vì đã phạm sai lầm khi đặt đảng lên trước, lên trên nhân dân trong việc xác định trách nhiệm chính trị và nhiệm vụ của quân đội.
Thực ra chủ tịch Quốc hội phải chịu liên đới chịu trách nhiệm vì đã phê duyệt và tán thành bản dự thảo này. Ông sẽ không làm đúng nhiệm vụ là người lãnh đạo của một cơ quan dân cử nếu ông không dám lên tiếng nhận điều sai lầm đó trước Quốc hội và nhân dân.
Do đó một vấn đề về nguyên tắc được đặt ra là Quốc hội về thực chất là của đảng hay là của dân? Quân đội là của đảng hay của nhân dân? Đã có ý kiến trên một số mạng tự do là như vậy hãy gọi Quốc hội là “Đảng Hội “ - vì đảng viên CS chiếm đến 92 % số đại biểu - và gọi quân đội là “đảng quân” hay “cộng quân” cho xong chuyện. Mọi sự sẽ rõ ràng như họ mong muốn. Để tên Quân đội Nhân dân sẽ thành vô nghĩa.
Trong năm Quý Tỵ, có khả năng sẽ hình thành hai trận tuyến đối lập - độc đoán và dân chủ - trong cuộc đấu tranh chính trị bất bạo động nhưng quyết liệt. Nhân dân ta đang có thời cơ để trưởng thành, già dặn trong đấu tranh. Nông dân đang thức tỉnh từng mảng lớn, từ Văn Giang, Vụ Bản đến Tiên Lãng, Cần Thơ. Sinh viên, thanh niên chiếm số đông cử tri cũng đang sốt sắng tham gia việc nước. Việc các bạn trẻ ở thủ đô đã rủ nhau đi quyên giúp bà con dân oan nghèo khổ đói rét ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng và Hà Đông là một nét đẹp. Hàng chục vạn nhà kinh doanh nhỏ và vừa bị o ép, hà hiếp, đang đòi quyền bình đẳng trong cạnh tranh. Giới luật sư và giới truyền thông - báo chí bị bịt mồm, mất tự do nghề nghiệp, hạ xuống công dân loại hai, đang vùng dậy. Cả một xã hội bị đè nén mấy chục năm ròng nhìn ra thế giới bỗng thấy không thể sống như thế này được nữa. Cả một xã hội đang vẫy gọi nhau liên kết lại, coi thay đổi Hiến pháp là đột phá khẩu mở cửa cho tương lai.
Khi Quốc hội của đảng không đáp ứng đòi hỏi chính đáng của nhân dân, thì có nhu cầu phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý theo nguyện vọng của toàn dân để lựa chọn giữa “dân chủ đa đảng hay dân chủ ảo một đảng”. Nếu chế độ không chịu tổ chức trưng cầu dân ý, nhân dân vẫn có cơ hội để đấu tranh ôn hòa giành thắng lợi quyết định. Đó là những cuộc xuống đường rộng lớn, đã được tập dượt 2 năm nay qua hàng chục Chủ nhật xuống đường liên tiếp, cũng như hàng mấy ngàn người ghi tên trong các tuyên ngôn, tuyên bố, kiến nghị, gián tiếp biểu thị ý chí và quyết tâm ghi tên trong đội tinh binh tay không nhưng kiên cường quả đoán.
Ở nước ta các cuộc xuống đường chống Trung Quốc bành trướng và xâm lược bao giờ cũng gắn liền với đấu tranh cho dân chủ, và các chiến sỹ dân chủ luôn luôn đi đầu trong cuộc vận động chống bành trướng. Chúng ta đã có không ít kinh nghiệm và nhiều sáng kiến trong kiểu đấu tranh bất bạo động nhưng quyết liệt bền bỉ này.
Nhân dân Ấn Độ và Nam Phi đã toàn thắng như thế. Nhân dân Tunisia, Ai Cập đã toàn thắng như thế. Nhân dân Miến Điện cũng đang thắng lợi qua đấu tranh bất bạo động, không đổ máu như thế.
Đón Tết Quý Tỵ, chúng ta có quyền tin tưởng rằng nhân dân ta rồi cũng sẽ toàn thắng như thế.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.