Hiệp định Paris ký đã được tròn 40 năm. Lẽ ra đây phải là dịp toàn dân ta cùng nhau nhìn lại quãng đường dài vừa qua để rút ra những kinh nghiệm thiết thực quý báu nhất cho chặng đường sắp đến. Làm được như vậy chứng tỏ dân tộc ta đã trưởng thành và khôn ngoan.
Nhưng hình như chúng ta đã không cùng nhau làm như thế. Cuộc tranh luận để xác định ai thắng ai thua trong cuộc chiến tranh thực tế là huynh đệ tương tàn, là Bắc chinh Nam chiến, làm quân cờ phụ cho cuộc chiến tranh ý thức hệ vừa nóng vừa lạnh giữa hai trận tuyến thế giới Dân chủ và Cộng sản, cuộc tranh luận đáng buồn ấy vẩn diễn ra dai dẳng. Kẻ thắng không phát huy được thắng, còn lao đao lo sợ, bị dân khinh ghét, thì thắng cái gì? Mây mù tồn đọng của thế kỷ hỗn loạn vừa qua vẫn phủ mờ, làm lạc hướng nhận thức và tình cảm của cả một dân tộc được coi là có bản chất tinh anh, nhân bản.
Thật ra đây cần phải là dịp để nhìn lại cho minh bạch tình hình 40 năm trước để biết tiếc nuối một thời cơ hiếm có đã bị bỏ qua, từ đó không để vuột mất thời cơ hiếm có trước mắt hiện nay.
Bốn mươi năm trước đã có thời cơ lớn xuất hiện để thể hòa hợp dân tộc, thống nhất lòng dân, khôi phục và phát triển đất nước với tốc độ cao, cải thiện cuộc sống cho toàn dân, bù lại những năm tháng chiến tranh tàn khốc. Nhưng lãnh đạo duy ý chí, chủ quan, bị chiến thắng làm cho đầu óc quay cuồng, sinh ra mù quáng, đã có những chủ trương sai lầm có hệ thống: bỏ tù không phân biệt quân nhân viên chức cũ, cải tạo vội vã công thương nghiệp, sáp nhập vội các tỉnh, quận, huyện, đổi tiền, tiến công chiếm đóng mười năm dài Campuchia, thất bại trong chống giặc nội xâm tham nhũng, lãng phí hàng trăm nghìn tỷ đồng trong quản lý các tổng công ty quốc doanh, kết quả là xã hội bị băng hoại, đảng CS thoái hóa bị khinh miệt và uy tín cầm quyền.
Nếu như lãnh đạo đảng CS hồi ấy tỏ ra thận trọng, sáng suốt, khôn ngoan, biết học tập kinh nghiệm hòa giải dân tộc ở Hoa Kỳ khi chiến tranh Bắc - Nam kết thúc, biết áp dụng bài học liên minh bền chặt giữa những kẻ thù truyền thống như Pháp - Đức hay Mỹ - Nhật… thì tình hình nước ta hiện nay đã khác hẳn, quan hệ quốc tế sớm được mở rộng và thắt chặt với các nước dân chủ, và thế quốc tế của nước ta cũng đã khác hẳn.
Đến những năm 1989, 1990, khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô tan vỡ, nếu như lãnh đạo đảng CS sáng suốt, tỉnh táo, biết nhận ra sai lầm về đường lối, học thuyết đã quá rõ ràng, chủ động từ bỏ ý thức hệ Mác-Lênin đã phá sản, trở về với dân tộc, thì tình hình cũng đã đổi khác hẳn. Lại một dịp tốt bị bỏ lỡ, chỉ vì tất cả Bộ Chính trị bị nhiễm nặng bệnh giáo điều, cổ hủ, không một ai có tư duy đổi mới mạnh mẽ, dân chủ và sáng tạo. Trong hàng ngũ lãnh đạo không có một ai có tư duy độc lập, biết lùi để tiến khi cần, biết rẽ sang trái hay sang phải tùy theo chặng đường, cho nên cứ cắm đầu cắm cổ tiến lên với mục tiêu xã hội chủ nghĩa, dưới lá cờ Cộng sản, trong khi không một ai hình dung được chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản hình thù ra sao, bao năm nữa sẽ đạt, con đường quá độ như thế nào, cũng không ước lượng nổi là qua mấy kế hoạch năm năm, mấy chiến lược mười năm. Nghĩa là mục tiêu lờ mờ, mơ hồ, huyền ảo ở phía trước.
Đến nay lại một thời cơ mới được mở ra, nhân việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 được đặt ra, dự định hoàn thành trong năm nay, có thể gọi là Hiến pháp 2013, Hiến pháp của thế kỷ XXI. Bản dự thảo được đưa ra có 95 điều khoản được sửa đổi viết lại, 13 điều hoàn toàn mới, chỉ giữ nguyên 18 điều. Ban dự thảo cho rằng đã làm được nhiều việc, thay đổi đến 108 điều khoản, nhưng thật ra chỉ sửa những vấn đề thứ yếu, có thể nói là lặt vặt.
Thay đổi lớn nhất là Điều 70 trong bản dự thảo mới nói về Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 ghi ‘’Lực lượng vũ trang nhân dân là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc …‘’, và ‘’ lực lượng vũ trang nhân dân trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu…”, không có chỗ nào nói trung thành với đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và có nhiệm vụ bảo vệ đảng CS cả. Trong dự thảo hiện nay ghi rõ: ’’Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với đảng CS Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc , an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế ‘’. Những chữ gạch dưới không hề có trong cả 4 bản hiến pháp cũ. Vì sao vậy? có thể hiểu là lãnh đạo đảng CSVN đang sợ quân đội và công an khi có khủng hoảng chính trị gay gắt xảy ra, như ở Rumania, Liên Xô, Tunisia, Ai Cập… quân đội và an ninh đã đứng hẳn về phía nhân dân xuống đường và nổi dậy. Trong lo sợ họ đang đặt đảng của họ lên trước Tổ quốc và nhân dân.
Hiện đang có chuyện hệ trọng hơn nhiều. Đó là nhân việc tu sửa Hiến pháp, một nhóm trí thức có uy tín xã hội cao đã đưa ra kiến nghị chuyển từ chế độ duy nhất một đảng sang chế độ đa đảng. Sáng kiến đưa ra vài ngày đã có hàng ngàn người đồng tình nhiệt liệt. Đây là một đề nghị mạnh dạn, đúng đắn, khoa học, thiết thực, hoàn toàn trong sáng, vì dân vì nước, với những lý lẽ rất rõ ràng, rất khó bác bỏ.
Chưa có một chế độ độc đảng độc quyền đảng trị nào mang lại tự do no ấm cho nhân dân cả. Một nền “dân chủ độc đảng” là một nền dân chủ không thể có, một nền dân chủ mơ hồ, hoang tưởng. Chẳng lẽ thiên hạ ngu ngốc, điên dại cả chăng khi tất cả các nước giàu có, văn minh, phát triển cao đều theo chế độ dân chủ đa đảng? Họ lầm lẫn, mê muội dại dột cả chăng? Họ muốn tự sát cả chăng?
Ở nước ta, rõ ràng những yếu kém, sai lầm trong quản lý kinh tế - tài chính, quản lý xã hội, trong lựa chọn nhân tài, thất bại trong chống quan liêu lãng phí tham nhũng đều có nguyên nhân thiếu vắng dân chủ, thiếu lực lượng chính trị ganh đua với đảng cầm quyền, thiếu thế lực kiểm soát làm đối trọng với đảng Cộng sản.
Nguyên nhân cơ bản làm Liên Xô, các nước CS Đông Âu sụp đổ là gì nếu không phải là chế độ độc tài đảng trị phi dân chủ kiểu Mác-Lênin? Nguyên nhân sụp đổ của chế độ độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Libya là gì nếu không phải là chế độ độc đoán đàn áp và tham nhũng, gây nên sự phẫn nộ, khinh ghét, căm thù của quần chúng đông đảo, tạo nên cuộc xuống đường hùng hậu do một bộ phận trí thức và thanh niên tiên phong lãnh đạo và làm lực lượng xung kích?
Nhất nguyên và đa nguyên, độc đảng và đa đảng, độc tài và dân chủ đang là hai quan điểm đối lập, hai trận tuyến lý luận và thực tiễn đối kháng nhau gay gắt, khi cần rất nên đặt ra trong một cuộc trưng cầu dân ý có quan sát của truyền thông quốc tế, của Liên Hiệp Quốc, trong không khí bình tĩnh tự tin của một dân tộc đã trưởng thành.
Ai cũng thấy lãnh đạo của đảng CS hiện nay là trở ngại chính cho việc chuyển đổi lịch sử theo hướng tiến bộ này. Họ sẽ viện ra đủ cớ, nhưng ai cũng thấy cái nguyên cớ thật sự là ở những đặc quyền đặc lợi quá lớn nhưng phi pháp mà họ đã thu được đang nuôi dưỡng lòng tham không đáy của họ. Mong rằng số người đặt tiền bạc cao hơn nhân dân ấy hãy ngẫm nghĩ về chữ “đủ ”. Họ đã giàu gấp trăm ngàn lần người dân bình thường rồi. Hãy tự coi là quá đủ, để còn biết lẽ phải và trí khôn, lấy nền dân chủ đích thực, tân tiến của toàn dân làm trọng.
Về nhiệm vụ thuyết phục những đồ đệ trung kiên của học thuyết nhất nguyên độc đảng nên tự nguyện đi theo con đường cách mạng chân chính của nhân dân, không gì bằng xin để cho trong nội bộ đảng khuyên bảo, thuyết phục nhau, sẽ có hiệu quả hơn. Tôi mạn phép kể ra không ít cán bộ lãnh đạo cấp cao của đảng đã sẵn sàng chủ trương thực hiện nền dân chủ đa đảng trong trật tự theo một đạo “Luật về các chính đảng” sẽ được xây dựng. Ví dụ như ông Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch Quốc hội; ông Trần Phương và ông Vũ Khoan, nguyên phó thủ tướng; ông Nguyễn Đình Hương, nguyên ủy viên Ban Bí thư Trung ương; các tướng lãnh quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quốc Thước, Đặng Quốc Bảo; tướng Anh hùng Công an Nguyễn Tài; các giáo sư tiến sỹ Phan Đình Diệu, Hoàng Tụy, Chu Hảo,Tương Lai, Việt Phương, Nguyễn Quang A, Ngô Bảo Châu, Lê Đăng Doanh, Trần Đình Thiên, Đào Công Tiến, Đào Xuân Sâm; các nhà nghiên cứu Phạm Chi Lan, Dương Thu Hương, Nguyễn Trung; các nhà văn hóa Nguyên Ngọc, Phạm Toàn, Phạm Xuân Nguyên; các luật sư Lê Hiếu Đằng, Trần Quốc Thuận…
Sẽ được hoan nghênh nếu như báo Nhân Dân mở một chuyên mục “ Nên độc đảng hay đa đảng ?” để cho cuộc tranh luận được công khai, ngay thật, sôi nổi, vừa mang tính lý luận, hàn lâm, vừa mang tính quần chúng rộng rãi.
Bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh của Tổ Quốc, cuộc sống có nhân phẩm và nhân quyền của toàn dân không thể bỏ qua thời cơ hiếm có hiện nay để nước ta có một hiến pháp tiến bộ xứng đáng với biết bao hy sinh gian khổ đã qua.
Phương án thuận lơị nhất có thể gọi là “ Sự chuyển đổi có điều khiển trong luật pháp từ độc đảng sang đa đảng”,vừa từ dưới toàn dân đồng thuận đòi hỏi bằng được quyền tự do của mình đưa lên trên, vừa từ trên chủ động thấu hiểu nguyện vọng của bên dưới để có phương án lãnh đạo cụ thể có hiệu quả cao.
Đảng CS cùng toàn dân hợp sức chuyển đổi cả hệ thống chế độ chính trị là một cuộc cách mạng ôn hòa mà sâu sắc nhất, là thắng lợi thật sự vĩ đại mang tính chất dân chủ đầy đủ và trọn vẹn, mở ra kỷ nguyên Dân Chủ trong lịch sử nước ta. Làm như thế, đảng CS sẽ được ghi nhận có công lao và vinh dự to lớn trong sự nghiệp cao quý này.
Nếu như lãnh đạo đảng vẫn một mực nhắm mắt bịt tai trước nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ chối phương án “Chuyển đổi có điều khiển“, cùng nhân dân làm trọn cuộc cách mạng dân chủ dân quyền, thì nhân dân quyết không cam tâm thất bại.
Lực lượng của cuộc cách mạng dân chủ sẽ đòi một cuộc trưng cầu dân ý công khai về vấn đề này. Nếu không đạt phương án này, nhiều cuộc xuống đường ôn hòa nhưng cực kỳ rộng lớn sẽ được đặt ra, hòa bình nhưng bền bỉ và quyết liệt để giành bằng được Quyền Con Người, quyền Tự do khao khát suốt mấy thế kỷ dồn nén lại. Tại sao nhân dân Liên Xô và Đông âu làm được, nhân dân Tunisia, Ai Cập, Libya làm được, nhân dân Miến Điện cũng làm được, mà nhân dân và sỹ phu Việt Nam ta lại không làm được?
Nhất định cuộc tranh đấu chính nghĩa này sẽ toàn thắng khi lòng dân đã đồng, lại đúng thời cơ, hợp thời đại.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhưng hình như chúng ta đã không cùng nhau làm như thế. Cuộc tranh luận để xác định ai thắng ai thua trong cuộc chiến tranh thực tế là huynh đệ tương tàn, là Bắc chinh Nam chiến, làm quân cờ phụ cho cuộc chiến tranh ý thức hệ vừa nóng vừa lạnh giữa hai trận tuyến thế giới Dân chủ và Cộng sản, cuộc tranh luận đáng buồn ấy vẩn diễn ra dai dẳng. Kẻ thắng không phát huy được thắng, còn lao đao lo sợ, bị dân khinh ghét, thì thắng cái gì? Mây mù tồn đọng của thế kỷ hỗn loạn vừa qua vẫn phủ mờ, làm lạc hướng nhận thức và tình cảm của cả một dân tộc được coi là có bản chất tinh anh, nhân bản.
Thật ra đây cần phải là dịp để nhìn lại cho minh bạch tình hình 40 năm trước để biết tiếc nuối một thời cơ hiếm có đã bị bỏ qua, từ đó không để vuột mất thời cơ hiếm có trước mắt hiện nay.
Bốn mươi năm trước đã có thời cơ lớn xuất hiện để thể hòa hợp dân tộc, thống nhất lòng dân, khôi phục và phát triển đất nước với tốc độ cao, cải thiện cuộc sống cho toàn dân, bù lại những năm tháng chiến tranh tàn khốc. Nhưng lãnh đạo duy ý chí, chủ quan, bị chiến thắng làm cho đầu óc quay cuồng, sinh ra mù quáng, đã có những chủ trương sai lầm có hệ thống: bỏ tù không phân biệt quân nhân viên chức cũ, cải tạo vội vã công thương nghiệp, sáp nhập vội các tỉnh, quận, huyện, đổi tiền, tiến công chiếm đóng mười năm dài Campuchia, thất bại trong chống giặc nội xâm tham nhũng, lãng phí hàng trăm nghìn tỷ đồng trong quản lý các tổng công ty quốc doanh, kết quả là xã hội bị băng hoại, đảng CS thoái hóa bị khinh miệt và uy tín cầm quyền.
Nếu như lãnh đạo đảng CS hồi ấy tỏ ra thận trọng, sáng suốt, khôn ngoan, biết học tập kinh nghiệm hòa giải dân tộc ở Hoa Kỳ khi chiến tranh Bắc - Nam kết thúc, biết áp dụng bài học liên minh bền chặt giữa những kẻ thù truyền thống như Pháp - Đức hay Mỹ - Nhật… thì tình hình nước ta hiện nay đã khác hẳn, quan hệ quốc tế sớm được mở rộng và thắt chặt với các nước dân chủ, và thế quốc tế của nước ta cũng đã khác hẳn.
Đến những năm 1989, 1990, khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô tan vỡ, nếu như lãnh đạo đảng CS sáng suốt, tỉnh táo, biết nhận ra sai lầm về đường lối, học thuyết đã quá rõ ràng, chủ động từ bỏ ý thức hệ Mác-Lênin đã phá sản, trở về với dân tộc, thì tình hình cũng đã đổi khác hẳn. Lại một dịp tốt bị bỏ lỡ, chỉ vì tất cả Bộ Chính trị bị nhiễm nặng bệnh giáo điều, cổ hủ, không một ai có tư duy đổi mới mạnh mẽ, dân chủ và sáng tạo. Trong hàng ngũ lãnh đạo không có một ai có tư duy độc lập, biết lùi để tiến khi cần, biết rẽ sang trái hay sang phải tùy theo chặng đường, cho nên cứ cắm đầu cắm cổ tiến lên với mục tiêu xã hội chủ nghĩa, dưới lá cờ Cộng sản, trong khi không một ai hình dung được chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản hình thù ra sao, bao năm nữa sẽ đạt, con đường quá độ như thế nào, cũng không ước lượng nổi là qua mấy kế hoạch năm năm, mấy chiến lược mười năm. Nghĩa là mục tiêu lờ mờ, mơ hồ, huyền ảo ở phía trước.
Đến nay lại một thời cơ mới được mở ra, nhân việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 được đặt ra, dự định hoàn thành trong năm nay, có thể gọi là Hiến pháp 2013, Hiến pháp của thế kỷ XXI. Bản dự thảo được đưa ra có 95 điều khoản được sửa đổi viết lại, 13 điều hoàn toàn mới, chỉ giữ nguyên 18 điều. Ban dự thảo cho rằng đã làm được nhiều việc, thay đổi đến 108 điều khoản, nhưng thật ra chỉ sửa những vấn đề thứ yếu, có thể nói là lặt vặt.
Thay đổi lớn nhất là Điều 70 trong bản dự thảo mới nói về Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 ghi ‘’Lực lượng vũ trang nhân dân là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc …‘’, và ‘’ lực lượng vũ trang nhân dân trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu…”, không có chỗ nào nói trung thành với đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và có nhiệm vụ bảo vệ đảng CS cả. Trong dự thảo hiện nay ghi rõ: ’’Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với đảng CS Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc , an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế ‘’. Những chữ gạch dưới không hề có trong cả 4 bản hiến pháp cũ. Vì sao vậy? có thể hiểu là lãnh đạo đảng CSVN đang sợ quân đội và công an khi có khủng hoảng chính trị gay gắt xảy ra, như ở Rumania, Liên Xô, Tunisia, Ai Cập… quân đội và an ninh đã đứng hẳn về phía nhân dân xuống đường và nổi dậy. Trong lo sợ họ đang đặt đảng của họ lên trước Tổ quốc và nhân dân.
Hiện đang có chuyện hệ trọng hơn nhiều. Đó là nhân việc tu sửa Hiến pháp, một nhóm trí thức có uy tín xã hội cao đã đưa ra kiến nghị chuyển từ chế độ duy nhất một đảng sang chế độ đa đảng. Sáng kiến đưa ra vài ngày đã có hàng ngàn người đồng tình nhiệt liệt. Đây là một đề nghị mạnh dạn, đúng đắn, khoa học, thiết thực, hoàn toàn trong sáng, vì dân vì nước, với những lý lẽ rất rõ ràng, rất khó bác bỏ.
Chưa có một chế độ độc đảng độc quyền đảng trị nào mang lại tự do no ấm cho nhân dân cả. Một nền “dân chủ độc đảng” là một nền dân chủ không thể có, một nền dân chủ mơ hồ, hoang tưởng. Chẳng lẽ thiên hạ ngu ngốc, điên dại cả chăng khi tất cả các nước giàu có, văn minh, phát triển cao đều theo chế độ dân chủ đa đảng? Họ lầm lẫn, mê muội dại dột cả chăng? Họ muốn tự sát cả chăng?
Ở nước ta, rõ ràng những yếu kém, sai lầm trong quản lý kinh tế - tài chính, quản lý xã hội, trong lựa chọn nhân tài, thất bại trong chống quan liêu lãng phí tham nhũng đều có nguyên nhân thiếu vắng dân chủ, thiếu lực lượng chính trị ganh đua với đảng cầm quyền, thiếu thế lực kiểm soát làm đối trọng với đảng Cộng sản.
Nguyên nhân cơ bản làm Liên Xô, các nước CS Đông Âu sụp đổ là gì nếu không phải là chế độ độc tài đảng trị phi dân chủ kiểu Mác-Lênin? Nguyên nhân sụp đổ của chế độ độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Libya là gì nếu không phải là chế độ độc đoán đàn áp và tham nhũng, gây nên sự phẫn nộ, khinh ghét, căm thù của quần chúng đông đảo, tạo nên cuộc xuống đường hùng hậu do một bộ phận trí thức và thanh niên tiên phong lãnh đạo và làm lực lượng xung kích?
Nhất nguyên và đa nguyên, độc đảng và đa đảng, độc tài và dân chủ đang là hai quan điểm đối lập, hai trận tuyến lý luận và thực tiễn đối kháng nhau gay gắt, khi cần rất nên đặt ra trong một cuộc trưng cầu dân ý có quan sát của truyền thông quốc tế, của Liên Hiệp Quốc, trong không khí bình tĩnh tự tin của một dân tộc đã trưởng thành.
Ai cũng thấy lãnh đạo của đảng CS hiện nay là trở ngại chính cho việc chuyển đổi lịch sử theo hướng tiến bộ này. Họ sẽ viện ra đủ cớ, nhưng ai cũng thấy cái nguyên cớ thật sự là ở những đặc quyền đặc lợi quá lớn nhưng phi pháp mà họ đã thu được đang nuôi dưỡng lòng tham không đáy của họ. Mong rằng số người đặt tiền bạc cao hơn nhân dân ấy hãy ngẫm nghĩ về chữ “đủ ”. Họ đã giàu gấp trăm ngàn lần người dân bình thường rồi. Hãy tự coi là quá đủ, để còn biết lẽ phải và trí khôn, lấy nền dân chủ đích thực, tân tiến của toàn dân làm trọng.
Về nhiệm vụ thuyết phục những đồ đệ trung kiên của học thuyết nhất nguyên độc đảng nên tự nguyện đi theo con đường cách mạng chân chính của nhân dân, không gì bằng xin để cho trong nội bộ đảng khuyên bảo, thuyết phục nhau, sẽ có hiệu quả hơn. Tôi mạn phép kể ra không ít cán bộ lãnh đạo cấp cao của đảng đã sẵn sàng chủ trương thực hiện nền dân chủ đa đảng trong trật tự theo một đạo “Luật về các chính đảng” sẽ được xây dựng. Ví dụ như ông Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch Quốc hội; ông Trần Phương và ông Vũ Khoan, nguyên phó thủ tướng; ông Nguyễn Đình Hương, nguyên ủy viên Ban Bí thư Trung ương; các tướng lãnh quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quốc Thước, Đặng Quốc Bảo; tướng Anh hùng Công an Nguyễn Tài; các giáo sư tiến sỹ Phan Đình Diệu, Hoàng Tụy, Chu Hảo,Tương Lai, Việt Phương, Nguyễn Quang A, Ngô Bảo Châu, Lê Đăng Doanh, Trần Đình Thiên, Đào Công Tiến, Đào Xuân Sâm; các nhà nghiên cứu Phạm Chi Lan, Dương Thu Hương, Nguyễn Trung; các nhà văn hóa Nguyên Ngọc, Phạm Toàn, Phạm Xuân Nguyên; các luật sư Lê Hiếu Đằng, Trần Quốc Thuận…
Sẽ được hoan nghênh nếu như báo Nhân Dân mở một chuyên mục “ Nên độc đảng hay đa đảng ?” để cho cuộc tranh luận được công khai, ngay thật, sôi nổi, vừa mang tính lý luận, hàn lâm, vừa mang tính quần chúng rộng rãi.
Bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh của Tổ Quốc, cuộc sống có nhân phẩm và nhân quyền của toàn dân không thể bỏ qua thời cơ hiếm có hiện nay để nước ta có một hiến pháp tiến bộ xứng đáng với biết bao hy sinh gian khổ đã qua.
Phương án thuận lơị nhất có thể gọi là “ Sự chuyển đổi có điều khiển trong luật pháp từ độc đảng sang đa đảng”,vừa từ dưới toàn dân đồng thuận đòi hỏi bằng được quyền tự do của mình đưa lên trên, vừa từ trên chủ động thấu hiểu nguyện vọng của bên dưới để có phương án lãnh đạo cụ thể có hiệu quả cao.
Đảng CS cùng toàn dân hợp sức chuyển đổi cả hệ thống chế độ chính trị là một cuộc cách mạng ôn hòa mà sâu sắc nhất, là thắng lợi thật sự vĩ đại mang tính chất dân chủ đầy đủ và trọn vẹn, mở ra kỷ nguyên Dân Chủ trong lịch sử nước ta. Làm như thế, đảng CS sẽ được ghi nhận có công lao và vinh dự to lớn trong sự nghiệp cao quý này.
Nếu như lãnh đạo đảng vẫn một mực nhắm mắt bịt tai trước nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ chối phương án “Chuyển đổi có điều khiển“, cùng nhân dân làm trọn cuộc cách mạng dân chủ dân quyền, thì nhân dân quyết không cam tâm thất bại.
Lực lượng của cuộc cách mạng dân chủ sẽ đòi một cuộc trưng cầu dân ý công khai về vấn đề này. Nếu không đạt phương án này, nhiều cuộc xuống đường ôn hòa nhưng cực kỳ rộng lớn sẽ được đặt ra, hòa bình nhưng bền bỉ và quyết liệt để giành bằng được Quyền Con Người, quyền Tự do khao khát suốt mấy thế kỷ dồn nén lại. Tại sao nhân dân Liên Xô và Đông âu làm được, nhân dân Tunisia, Ai Cập, Libya làm được, nhân dân Miến Điện cũng làm được, mà nhân dân và sỹ phu Việt Nam ta lại không làm được?
Nhất định cuộc tranh đấu chính nghĩa này sẽ toàn thắng khi lòng dân đã đồng, lại đúng thời cơ, hợp thời đại.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.