BẮC KINH —
Venezuela là một nguồn nhiên liệu ngày càng quan trọng hơn đối với Trung Quốc, và cái chết của ông Chavez có thể tác động đến quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai nước.
Sự khao khát tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc và việc Venezuela cần có các khoản vay nợ đã kéo hai nước lại gần nhau trong những năm gần đây.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hứa Xuân Anh bày tỏ sự thương tiếc sau cái chết của ông Chavez.
Phát ngôn viên Hứa nói rằng Tổng thống Chavez là một nhà lãnh đạo vĩ đại và một người bạn tốt của nhân dân Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào bang giao giữa Trung Quốc và Venezuela.
Trung Quốc đã thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo thẳng thắn theo xã hội chủ nghĩa và là đối tác thương mại lớn thứ nhì của Venezuela. Trung Quốc cũng đã trở thành nguồn tài trợ nước ngoài to lớn duy nhất cho chính phủ Venezuela.
Ðổi lại, Venezuela mỗi ngày xuất khẩu nửa triệu thùng dầu cho Trung Quốc và cho biết dự tính sẽ tăng gấp đôi số dầu xuất khẩu qua Trung Quốc vào năm 2015.
Ông Matt Ferchen, một học giả thỉnh giảng tại Trung tâm Chính sách Toàn Cầu Carnegie-Thanh Hoa, nhận định:
“Trung Quốc tự nhận thấy mình đã xây dựng một mối quan hệ chủ yếu với chính nhà lãnh đạo rất nhiều thế lực này, và nay khi người đó không còn nữa, thì mọi thứ đều bị đảo lộn.”
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc do nhà nước điều hành, dành các nguồn tín dụng cho nhiều nước khắp thế giới đã đi tiên phong trong việc Trung Quốc đầu tư vào Venezuela.
Venezuela đã trả lại 36 tỷ đôla tiền nợ của Trung Quốc của Trung Quốc bằng dầu hỏa, và trở thành nguồn cung cấp dầu lớn thứ tư cho Trung Quốc, sau Ả Rập Sê-út, Angola và Nga.
Ông Ferchen nói Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã nắm lấy một thời cơ:
“Tôi thấy cơ bản là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc có nhiều lý do để vào Venezuela mà thực ra không có ý đồ chính trị nào mà chỉ rất hài lòng là cánh cửa được ông Chavez mở ra cho họ.”
Cấp lãnh đạo ở Venezuela trong thời kỳ hậu - Chavez có thể thay đổi các thỏa thuận đổi dầu lấy các khoản vay nợ này với các ảnh hưởng kèm theo cho cả hai nước, tuy ông Ferchen tin rằng các nhà lãnh đạo kế tiếp của Venezuela có nhiều phần chắc sẽ duy trì hiện trạng. Ông nói:
“Tôi bớt bi quan về vấn đề đó. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và một số doanh nghiệp quốc doanh ở đó đã thực hiện một công tác khá đầy đủ là hạn chế được sự phơi bầy truớc bất kỳ thay đổi thuộc loại nào trong các thỏa thuận hiện thời.”
Ðầu tư của Trung Quốc ở khắp châu Mỹ Latin đã tăng vọt lên tới trên 10 tỷ đôla. Phần lớn khoản đầu tư đó tập trung vào việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Năm ngoái, các giới chức Trung Quốc thuộc Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia nói rằng với thời gian, quan hệ giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latinh còn trở nên quan trọng hơn nữa.
Sự khao khát tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc và việc Venezuela cần có các khoản vay nợ đã kéo hai nước lại gần nhau trong những năm gần đây.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hứa Xuân Anh bày tỏ sự thương tiếc sau cái chết của ông Chavez.
Phát ngôn viên Hứa nói rằng Tổng thống Chavez là một nhà lãnh đạo vĩ đại và một người bạn tốt của nhân dân Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào bang giao giữa Trung Quốc và Venezuela.
Trung Quốc đã thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo thẳng thắn theo xã hội chủ nghĩa và là đối tác thương mại lớn thứ nhì của Venezuela. Trung Quốc cũng đã trở thành nguồn tài trợ nước ngoài to lớn duy nhất cho chính phủ Venezuela.
Ðổi lại, Venezuela mỗi ngày xuất khẩu nửa triệu thùng dầu cho Trung Quốc và cho biết dự tính sẽ tăng gấp đôi số dầu xuất khẩu qua Trung Quốc vào năm 2015.
Ông Matt Ferchen, một học giả thỉnh giảng tại Trung tâm Chính sách Toàn Cầu Carnegie-Thanh Hoa, nhận định:
“Trung Quốc tự nhận thấy mình đã xây dựng một mối quan hệ chủ yếu với chính nhà lãnh đạo rất nhiều thế lực này, và nay khi người đó không còn nữa, thì mọi thứ đều bị đảo lộn.”
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc do nhà nước điều hành, dành các nguồn tín dụng cho nhiều nước khắp thế giới đã đi tiên phong trong việc Trung Quốc đầu tư vào Venezuela.
Venezuela đã trả lại 36 tỷ đôla tiền nợ của Trung Quốc của Trung Quốc bằng dầu hỏa, và trở thành nguồn cung cấp dầu lớn thứ tư cho Trung Quốc, sau Ả Rập Sê-út, Angola và Nga.
Ông Ferchen nói Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã nắm lấy một thời cơ:
“Tôi thấy cơ bản là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc có nhiều lý do để vào Venezuela mà thực ra không có ý đồ chính trị nào mà chỉ rất hài lòng là cánh cửa được ông Chavez mở ra cho họ.”
Cấp lãnh đạo ở Venezuela trong thời kỳ hậu - Chavez có thể thay đổi các thỏa thuận đổi dầu lấy các khoản vay nợ này với các ảnh hưởng kèm theo cho cả hai nước, tuy ông Ferchen tin rằng các nhà lãnh đạo kế tiếp của Venezuela có nhiều phần chắc sẽ duy trì hiện trạng. Ông nói:
“Tôi bớt bi quan về vấn đề đó. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và một số doanh nghiệp quốc doanh ở đó đã thực hiện một công tác khá đầy đủ là hạn chế được sự phơi bầy truớc bất kỳ thay đổi thuộc loại nào trong các thỏa thuận hiện thời.”
Ðầu tư của Trung Quốc ở khắp châu Mỹ Latin đã tăng vọt lên tới trên 10 tỷ đôla. Phần lớn khoản đầu tư đó tập trung vào việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Năm ngoái, các giới chức Trung Quốc thuộc Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia nói rằng với thời gian, quan hệ giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latinh còn trở nên quan trọng hơn nữa.