Đường dẫn truy cập

Quan hệ Philippines – Mỹ có dấu hiệu tốt


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Quan hệ giữa Mỹ và Philippines, một trong những đồng minh lâu đời nhất của Mỹ, đã có dấu hiệu bình thường trở lại sau một khủng hoảng vào tháng 9 khi tổng thống Philippines yêu cầu Washington hãy rút lực lượng quân sự ra khỏi nước này và nêu lên vấn đề cắt đứt quan hệ với Mỹ.

Theo tin từ Philippines, trong một cuộc điện đàm mới đây, Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump đã chúc mừng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về chiến dịch bài trừ buôn lậu ma túy. Chính phủ của Tổng thống Barack Obama đã làm cho ông Duterte, người vừa nhậm chức vào tháng 6, phát giận vì đã chỉ trích hành động trấn áp nghi can tội phạm ma túy.

Ông Trump mời ông Duterte đến thăm Tòa Bạch Ốc, một cử chỉ làm thân với các đồng minh của Mỹ ở châu Á, bao gồm cả Nhật Bản.

Ông Fabrizio Bozzato, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc trường đại học Tamkang Đài Loan nói rằng: “Những gì ông Trump đang làm là cố gắng khôi phục những gì Mỹ đã mất ở cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, và cố gắng tăng cường các quan hệ đối tác và đồng minh mà Hoa Kỳ đã có trong khu vực.”

Theo báo chí Manila, văn phòng Tổng thống Philippines cho biết trong tuần này đã diễn ra một cuộc thảo luận “rất có kết quả” kéo dài một giờ đồng hồ giữa ông Duterte và tân đại sứ Hoa Kỳ, ông Sung Kim.

Trong một video trên Facebook của đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila, ông Kim cho biết cuộc thảo luận rất “tuyệt vời” và đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Ông nói: “Hy vọng của tôi, kế hoạch của tôi, và cũng chính là cam kết của tôi là tăng cường và thắt chặt quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực, do đó các bạn có thể kỳ vọng rằng mối quan hệ sẽ tiếp tục phát triển.”

Vào tháng 9, ông Duterte gọi ông Obama bằng những từ tục tĩu và yêu cầu quân nhân Mỹ rút khỏi Philippines.

Tổng thống Philippines tuyên bố ‘ly khai’ với Mỹ
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:27 0:00

Manila là một trong những đồng minh chính của Washington ở châu Á kể từ khi hai bên ký hiệp định hợp tác quốc phòng vào năm 1951.

Từ năm 2002, có từ 50 đến 100 cố vấn Mỹ làm việc thường xuyên ở tây nam của đảo quốc Philippines để hỗ trợ việc đối phó với phiến quân Hồi giáo. Từ khi hai bên ký hiệp định vào năm 2014, hải quân Hoa Kỳ đã đến hỗ trợ việc theo dõi tàu thuyền của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp.

Các nhà phân tích kỳ vọng rằng mối quan hệ giữa hai bên sẽ tiếp tục được cải thiện. Theo Christian de Guzman, phó chủ tịch quỹ Moody ở Singapore, ông Duterte chưa phá bỏ một hiệp định nào với Hoa Kỳ, và hai nước đã vượt qua được giai đoạn quan hệ xấu nhất là vào đầu những năm 90, khi hai căn cứ quân sự Mỹ bị đóng cửa.

Ông Guzman nói:

“Hai bên đã vượt qua nhiều chặng đường chông gai, và chúng tôi nghĩ rằng chặng đường chông gai giữa ông Duterte và chính quyền ông Obama trong mấy tháng qua là chặng đường chông gai nhất.”

Các nhà phân tích nói, vào tháng Chín, những lời thô giọng nổi tiếng của ông Duterte là nhằm giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ, chứ không phải là cắt đứt hoàn toàn, hay một phần trong chính sách đối ngoại đa quốc gia. Ông đã đến thăm Trung Quốc và Nhật Bản và đã liên lạc với thủ tướng Nga kể từ khi nhậm chức.

Bozzato nói:

"Mục tiêu của ông Duterte là không bao giờ chuyển hoàn toàn sang Trung Quốc và từ bỏ các loại mối quan hệ mà Philippines đã có với Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ. Thay vào đó, ông Duterte đang cố gắng để cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để tối đa hóa các viện trợ hoặc hỗ trợ chính trị mà ông có thể nhận được từ cả hai siêu cường."

Ông Jonathan Ravelas, giám đốc chiến lược thị trường thuộc Banco de Oro UniBank ở Manila nói rằng mối quan hệ khắn khít giữa Philippines và Hoa Kỳ sẽ giúp thu hút vốn đầu tư từ các công ty Mỹ.

Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng Philippines nên thận trọng với chính sách thương mại và đầu tư mang tính bảo hộ nhiều hơn dưới thời ông Trump.

Thương mại tự do thất thế trong chính quyền Trump
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:20 0:00

Khoảng 1,8 triệu người Philippines làm việc tại Hoa Kỳ, mang về một lượng lớn kiều hối, khoảng 20 tỷ đô la cộng với lượng kiều hối từ các nước khác mỗi năm.

Ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại của Philippine bắt đầu vào năm 2004 với một nhà đầu tư Mỹ và sau đó đã mở rộng tuyển dụng khoảng một triệu nhân viên, với doanh thu dự kiến là 25 tỷ đô la trong năm 2016.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG