Đường dẫn truy cập

Quân đội Thái kêu gọi tự chế giữa tình hình chia rẽ chính trị ngày càng tăng


Union leader Ma Moe Wai of the Tai Yi footwear factory workers speaks to her colleagues about their new wage contract. (Steve Herman/VOA)
Union leader Ma Moe Wai of the Tai Yi footwear factory workers speaks to her colleagues about their new wage contract. (Steve Herman/VOA)
Thái Lan đang tính toán số thương vong do bạo động chính trị trong tuần này gây ra ở Bangkok, nơi người biểu tình chống chính phủ tràn vào một địa điểm ghi danh cho cuộc bầu cử sắp tới. Các vụ xung đột đã khiến hai người thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương. Tham mưu trưởng quân đội Thái Lan đã kêu gọi cả hai bên tự chế để tránh đổ máu thêm.

Tướng Prayuth Chan-ocha hôm thứ Sáu đã kêu gọi cả hai bên trong cuộc chia rẽ ngày càng gay gắt hãy tỏ ra tự chế trước cuộc bầu cử sớm dự định vào ngày 2 tháng Hai sắp tới.

Tướng Prayuth nói cần phải chấm dứt bạo động ngoài đường phố, nhưng ông không loại trừ khả năng quân đội can thiệp hay một cuộc đảo chính nếu an ninh quốc gia bị lâm nguy.

Tướng Prayuth nói cánh cửa cho một cuộc đảo chính không đóng cũng không mở và bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra tùy vào tình hình. Ông kêu gọi công chúng Thái ủng hộ quân đội nếu như quân đội tìm cách làm điều phải, và theo đuổi các đường lối hòa bình như thương lượng để giải quyết các vấn đề.

Lãnh tụ đối lập Abhisist Vejjajiva, thuộc đảng Dân chủ đang tẩy chay cuộc bầu cử tháng Hai, nói rằng quân đội đã kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.

Ông Abhisit nói: “Quân đội đã tìm cách giữ vai trò của mình ở mức tối thiểu. Khi tôi nói can thiệp thì quân đội cũng không thích hình thức can thiếp như một cuộc đảo chính mà thay vì thế là đóng một vai trò để bảo đảm có trật tự. Nhưng họ đã bày tỏ rõ ràng là các vấn đề chính trị phải được giải quyết qua các tổ chức chính trị, chứ không phải qua quân đội.”

Bangkok đã đối mặt với nhiều tuần lễ biểu tình chống chính phủ, dưới sự cầm đầu của nhân vật đối lập Suthep Thangsuban, đang kêu gọi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức. Phe đối lập cáo buộc bà là lạm dụng quốc hội và đòi cải cách chính trị trước khi tổ chức các cuộc bầu cử mới.

Nhưng bà Yingluck nói chính phủ của bà sẽ xúc tiến cuộc bầu cử và đã đề xuất một kế hoạch cải tổ chính trị sẽ thành hình sau cuộc bầu cử.

Trong những tuần lễ vừa qua, các cuộc tụ tập đã thu hút hàng ngàn người, và bị châm ngòi bởi luật tổng ân xá của chính phủ được coi là thiên vị người anh của thủ tướng là ông Thaksin Shinawat, đang sống lưu vong để tránh án tù hai năm về tội tham nhũng. Ông Thaksin vẫn còn là một nhân vật then chốt đằng sau đảng Pheu Thai cầm quyền.

Các nỗ lực của người biểu tình buộc chính phủ từ chức, kể cả việc chiếm đóng các công ốc, đã thất bại. Các cuộc bầu cử sớm được đề nghị tổ chức để xoa dịu áp lực chính trị. Nhưng những cuộc biểu tình đã leo thang trong tuần này vào lúc các đảng và các ứng viên đăng ký bầu cử.

Ông Chris Baker, một tác giả và bình luận gia về chính sự Thái, nói rằng phong trào chống chính phủ có nguy cơ tách lìa cơ sở hậu thuẫn của phong trào.

Ông Baker nói: “Ðiều dường như đang xảy ra là đám đông của ông Suthep trở nên tàn bạo hơn, phá hoại và cực đoan hơn, sự kiện đang diễn ra vào lúc này - họ mất đi rất nhiều sự hỗ trợ của những người đứng giữa. Tôi nghi là chính sách của chính phủ là kiên nhẫn phần nào lâu hơn một chút bởi vì có các dấu hiệu cho thấy phong trào của ông Suthep đang tự huỷ hoại.”

Tin tức hôm thứ Sáu trích dẫn lời các thành viên cấp cao trong chính phủ nói rằng có sự ủng hộ việc quân đội can thiệp để ngăn chặn chính phủ sụp đổ.

Ông Sunai Phasuk, một nhà nghiên cứu kỳ cựu làm việc cho tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở Hoa kỳ, nói rằng những lời bình luận cho thấy căng thẳng leo thang. Ông tỏ ý lo ngại rằng những người ủng hộ chính phủ, phần lớn ở các khu vực tỉnh lẻ, có thể tổ chức biểu tình chống phong trào của ông Suthep.

Ông Phasuk nói: “Thái Lan đang bước vào một thời kỳ thao túng chính trị - một trong những thời kỳ tệ hại nhất trong lịch sử hiện đại mà ông Suthep và các ủng hộ viên nói là tập thể quần chúng nhưng chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ dân chúng. Và chúng ta không biết những người đã bỏ phiếu cho phía ông Thaksin lần trước - họ sẽ phản ứng như thế nào đối với phía ông Suthep, họ có thể kiên nhẫn đến mức nào để có phản ứng trước phe của ông Suthep. Ðó là điều đáng ngại.”

Trong cố gắng tránh xảy ra thêm bạo động, các ủy ban bầu cử hôm thứ Sáu loan báo đổi địa điểm ghi danh bầu cử. Nhưng các ủy viên cho hay họ sẽ quyết định trước ngày 2 tháng 1 liệu họ có từ nhiệm vì sợ bạo động trước bầu cử hay không.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG