Khi giá lương thực trên toàn cầu lên đến cao điểm vào năm 2008, thế giới đã thụt lùi so với mức đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, là giảm nạn đói xuống còn một nửa vào năm 2015. Cuộc khủng hoảng lương thực làm cho tình trạng từ xấu thành tồi tệ hơn, theo như nhận xét của ông Garry Smith, điều phối viên của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc phụ trách ứng phó với cuộc khủng hoảng:
“Trên một phương diện nào đó, đây là một tai họa vì con số những người nghèo đói trên toàn thế giới tăng thêm 150 triệu.”
Con số này đã lên đến 1 tỉ người vào năm 2009.
Động lực khiến cho giá cả tăng cao bao gồm mức dự trữ lương thực xuống đến mức thấp bất thường, sự cạnh tranh từ những dầu sinh học và ảnh hưởng của những nhà đầu cơ trên thị trường các hàng hóa cần thiết. Tuy nhiên cũng có những yếu tố lâu dài ảnh hưởng vào đó nữa, theo như nhận xét của ông Gawain Kripke, giám đốc về chính sách của tổ chức Oxfam America:
“Trong vòng 3 thập niên qua, những nhà tài trợ quốc tế cung cấp viện trợ đã cắt giảm số tiền dành cho phát triển nông nghiệp.”
Viện trợ cho nông nghiệp giảm từ khoảng 17% ngân sách của các quốc gia tài trợ cách đây 3 thập niên xuống còn ít hơn 5% trước cơn khủng hoảng. Rồi lại xảy ra những vụ cướp bóc lương thực. Ông Kripke nói tiếp:
“Khi giá lương thực vượt khỏi tầm kiểm soát vào năm 2007 và 2008, các nhà lãnh đạo trên thế giới mới chú ý đến. Và tại hội nghị G8 tại Ý, họ đã đưa ra cam kết tài trợ mới.”
Theo lời kêu gọi của chính quyền Obama, những nước này hứa tài trợ 22 tỉ đô la tại hội nghị vào tháng 7 năm 2009. Một số quốc gia cũng đã lập quỹ tài trợ tại Ngân hàng Thế giới để giúp các quốc gia có những kế hoạch tốt nhất. Năm 2008 cũng ghi nhận nhiều lãnh đạo các nước đang phát triển chú ý nhiều hơn đến nông dân của họ. Kết quả số quốc gia tăng gia ngân sách để hỗ trợ cho nông nghiệp ngày càng tăng.
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới cũng tìm cách làm cho các nhà tài trợ chú ý đến ngành nông nghiệp trở lại. Họ cùng nhau đưa ra những kế họach toàn diện để gia tăng mức cung cấp lương thực. 5 quốc gia đủ điều kiện nhận được vòng tài trợ đầu tiên của Ngân hàng Thế giới trị giá 230 triệu đô la. Nhiều đề nghị khác đang được xúc tiến. Tuy nhiên theo ông Delgado thuộc Ngân hàng Thế giới thì việc này có thể tạo ra một vấn đề:
“Có một nỗ lực lớn lao của các quốc gia để xét lại những kế hoạch chiến lược tổng quát. Nhưng tôi và các bạn đồng nghiệp lo ngại chúng ta sẽ có rất nhiều đề nghị rất tốt mà không có đủ tiền để tài trợ.”
Đó là vì hiện nay các quỹ chỉ có không đến 1 tỉ đô la. Và 22 tỉ đô la các quốc gia G8 hứa tài trợ hóa ra chỉ là những số tiền tài trợ cũ. Chỉ có khoảng 4 đến 6 tỉ đô la là những đóng góp mới. Ông Garry Smith thuộc Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc cho biết những nhà tài trợ cũng không cho biết nhiều thông tin về những số tiền đó sẽ đi đâu:
“Chúng ta phải chấp nhận những lời hứa của họ theo phương cách tiền được chi tiêu và những điều tốt đang xảy ra. Tuy nhiên khó nhận biết được những điều đó là gì.”
Ngay cả việc càng ngày càng có nhiều nhà tài trợ chú tâm đến nông nghiệp, hầu hết đều ước tính là cần đến hàng chục tỉ đô la mỗi năm để giảm bớt nạn đói trên toàn thế giới. Ông Chris Gelgado thuộc Ngân hàng Thế giới nói nhiều nước đang phát triển sẵn sàng để đạt đến tiến bộ:
“Khả năng sử dụng hiệu quả viện trợ đã tăng tiến đáng kể. Còn có nhiều việc phải làm nhưng điều thiếu sót ở đây trong thời điểm đặc biệt này không phải là ý kiến hay tổ chức mà là ngân quỹ.”
Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ gặp nhau tại New York tuần tới để đánh giá những tiến triển đối với Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trước con số những người nghèo đói trên thế giới vẫn còn chung quanh một tỉ người, các chuyên gia nói cần phải có một sự đầu tư quan trọng mới để thu ngắn khoảng cách này vào năm 2015.
Tiếp theo giá lương thực cao vọt trong năm 2008 và những vụ cướp bóc do giá lương thực cao gây ra, các quốc gia đã và đang phát triển hứa hỗ trợ cho ngành nông nghiệp. Thông tín viên VOA Steve Baragona xem xét những sự tiến triển về những lời hứa này.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1