SEOUL —
Một bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc, công bố hôm nay tại Geneva, lần đầu tiên lên án Bắc Triều Tiên về những vụ vi phạm quyền một cách có hệ thống mà, có thể đi tới mức trở thành các tội ác chống lại loài người, theo như thông tin do hãng Associated Press tiết lộ. Các nhà hoạt động nhân quyền hoan nghênh kết quả điều tra của ủy ban của LHQ nhưng thừa nhận rằng có nhiều phần chắc việc truy tố các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ không thực hiện được trong nay mai. Từ Seoul, thông tín viên VOA Daniel Schearf gửi về bài tường thuật sau đây.
Một Ủy ban Điều tra của Liên Hiệp Quốc nói rằng những vụ vi phạm nhân quyền ở Bắc Triều Tiên mang tính cách lan rộng, có hệ thống và nhắm mục đích duy trì quyền lực chính trị.
Ủy ban nói rằng giới lãnh đạo ở Bắc Triều Tiên phạm các tội ác chống lại loài người và bị kêu gọi truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ngay cả trước khi các chi tiết được được công bố ngày hôm nay về cuộc điều tra mang tính lịch sử kéo dài một năm do một ủy ban gồm ba người thực hiện, các thông tin tiết lộ cho giới truyền thông cho thấy ủy ban này phát hiện các vi phạm nghiêm trọng.
Các vi phạm đó gồm việc xử tử không phán xét, việc hãm hiếp, tra tấn, cưỡng bức phá thai và bắt làm nô lệ.
Phúc trình của LHQ cho biết các nhóm tôn giáo thiểu số và các nhà bất đồng chính kiến phải gánh chịu nặng nề nhất với gần 120 nghìn người bị giam giữ trong các trại tù cỡ một thị trấn.
Ông Lee Jung -hoon là một đặc sứ về nhân quyền của Nam Triều Tiên. Ông nói rằng phúc trình của Liên Hiệp Quốc là bằng chứng pháp lý đáng tin cậy đầu tiên về những tội ác tàn bạo ở Bắc Triều Tiên.
Ông nói rằng phúc trình cũng nói rõ rằng các tội ác của Bắc Triều Tiên có thể bị coi là diệt chủng, và điều đó đồng nghĩa với việc giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên, trong đó có ông Kim Jong Un, sẽ bị quy trách nhiệm về việc gây ra các tội ác đó.
Ông nói rằng sẽ không ai được miễn trừ về tội trạng này. Vì thế, kể cả nếu hai miền Triều Tiên thống nhất trong vòng 5, 10 hay 50 năm nữa, thì ông nói rằng, các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên vẫn có thể bị trừng phạt.
Các phát hiện của ủy ban của Liên Hiệp Quốc dựa trên các hình ảnh vệ tinh cũng như các cuộc phỏng vấn với hơn 80 nhân chứng. Nhiều người trong số họ là những người đào tị đã sống sót khỏi các trại tù và trốn thoát qua biên giới và qua Trung Quốc.
Bắc Triều Tiên từ chối cho phép các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc đến thăm nước này và bác bỏ thông tin của ủy ban LHQ là một sự vu khống nhắm vào nước này.
Dù có lời kêu gọi truy tố, có ít cơ may các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ phải đối mặt với công lý.
Cần phải có một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để đưa vụ việc ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế, trong khi Trung Quốc, nước hậu thuẫn chính của Bắc Triều Tiên lại có quyền phủ quyết.
Trong cuộc điều tra, Bắc Kinh phớt lờ yêu cầu của ủy ban của Liên Hiệp Quốc cho phép họ tới thăm khu vực vùng biên giữa nước này với Bắc Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay nói rằng việc đệ trình phúc trình của Liên Hiệp Quốc tới Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ không giúp giải quyết vấn đề nhân quyền ở Bắc Triều Tiên.
Nhưng bà Lilian Lee của tổ chức Liên minh các công dân vì nhân quyền cho Bắc Triều Tiên vẫn lạc quan. Bà nêu ra rằng Ủy ban Điều tra của Liên Hiệp Quốc (COI) đã có lần bị từ khước là vô hiệu lực .
“Do đó tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể loại trừ bất kỳ cơ chế pháp lý nào chỉ vì một hay hai nước cụ thể. Ta biết rằng dĩ nhiên nó không thể diễn ra ngay lập tức. Và cũng giống như phải mất nhiều năm để COI tự khẳng định vị trí để điều tra về Bắc Triều Tiên, ta có thể giả sử rằng có thể phải mất nhiều năm nữa để bất kỳ hệ thống pháp lý nào đó hành động”.
Ủy ban đã gửi phúc trình tới Bình Nhưỡng hồi tháng Một nhưng chưa hề được hồi đáp.
Các phát hiện của phúc trình sẽ chính thức được trình bày tại Hội đồng Nhân quyền LHQ vào ngày 17/3.
Phúc trình được công bố giữa lúc quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đang cải thiện và chỉ vài ngày trước khi các cuộc đoàn tụ gia đình xuyên biên giới được nối lại.
Seoul hôm thứ Sáu tuần trước đã thuyết phục Bình Nhưỡng tiếp tục các cuộc đoàn tụ bất chấp các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ.
Đặc sứ Lee nói rằng có nhiều phần chắc thời điểm mà Bắc Triều Tiên tính toán để nhượng bộ ngay trước khi công bố phúc trình của Liên Hiệp Quốc không phải là một sự trùng hợp.
Ông Lee nói rằng Bắc Triều Tiển biết rõ về sức mạnh của đề nghị do ủy ban Liên Hiệp Quốc đưa ra. Nói một cách khác, ông đánh giá rằng Bắc Triều Tiên đã không thay đổi một cách thành thực mà đang tiến hành một sách lược nhanh chóng nhằm tìm cách tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Song hai bên cũng đồng ý không vu khống nhau, và vì thế, Bình Nhưỡng sẽ theo dõi sát các bình luận của Seoul về bản phúc trình của LHQ.
Một Ủy ban Điều tra của Liên Hiệp Quốc nói rằng những vụ vi phạm nhân quyền ở Bắc Triều Tiên mang tính cách lan rộng, có hệ thống và nhắm mục đích duy trì quyền lực chính trị.
Ủy ban nói rằng giới lãnh đạo ở Bắc Triều Tiên phạm các tội ác chống lại loài người và bị kêu gọi truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ngay cả trước khi các chi tiết được được công bố ngày hôm nay về cuộc điều tra mang tính lịch sử kéo dài một năm do một ủy ban gồm ba người thực hiện, các thông tin tiết lộ cho giới truyền thông cho thấy ủy ban này phát hiện các vi phạm nghiêm trọng.
Các vi phạm đó gồm việc xử tử không phán xét, việc hãm hiếp, tra tấn, cưỡng bức phá thai và bắt làm nô lệ.
Phúc trình của LHQ cho biết các nhóm tôn giáo thiểu số và các nhà bất đồng chính kiến phải gánh chịu nặng nề nhất với gần 120 nghìn người bị giam giữ trong các trại tù cỡ một thị trấn.
Ông Lee Jung -hoon là một đặc sứ về nhân quyền của Nam Triều Tiên. Ông nói rằng phúc trình của Liên Hiệp Quốc là bằng chứng pháp lý đáng tin cậy đầu tiên về những tội ác tàn bạo ở Bắc Triều Tiên.
Ông nói rằng phúc trình cũng nói rõ rằng các tội ác của Bắc Triều Tiên có thể bị coi là diệt chủng, và điều đó đồng nghĩa với việc giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên, trong đó có ông Kim Jong Un, sẽ bị quy trách nhiệm về việc gây ra các tội ác đó.
Ông nói rằng sẽ không ai được miễn trừ về tội trạng này. Vì thế, kể cả nếu hai miền Triều Tiên thống nhất trong vòng 5, 10 hay 50 năm nữa, thì ông nói rằng, các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên vẫn có thể bị trừng phạt.
Các phát hiện của ủy ban của Liên Hiệp Quốc dựa trên các hình ảnh vệ tinh cũng như các cuộc phỏng vấn với hơn 80 nhân chứng. Nhiều người trong số họ là những người đào tị đã sống sót khỏi các trại tù và trốn thoát qua biên giới và qua Trung Quốc.
Bắc Triều Tiên từ chối cho phép các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc đến thăm nước này và bác bỏ thông tin của ủy ban LHQ là một sự vu khống nhắm vào nước này.
Dù có lời kêu gọi truy tố, có ít cơ may các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ phải đối mặt với công lý.
Cần phải có một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để đưa vụ việc ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế, trong khi Trung Quốc, nước hậu thuẫn chính của Bắc Triều Tiên lại có quyền phủ quyết.
Trong cuộc điều tra, Bắc Kinh phớt lờ yêu cầu của ủy ban của Liên Hiệp Quốc cho phép họ tới thăm khu vực vùng biên giữa nước này với Bắc Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay nói rằng việc đệ trình phúc trình của Liên Hiệp Quốc tới Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ không giúp giải quyết vấn đề nhân quyền ở Bắc Triều Tiên.
Nhưng bà Lilian Lee của tổ chức Liên minh các công dân vì nhân quyền cho Bắc Triều Tiên vẫn lạc quan. Bà nêu ra rằng Ủy ban Điều tra của Liên Hiệp Quốc (COI) đã có lần bị từ khước là vô hiệu lực .
“Do đó tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể loại trừ bất kỳ cơ chế pháp lý nào chỉ vì một hay hai nước cụ thể. Ta biết rằng dĩ nhiên nó không thể diễn ra ngay lập tức. Và cũng giống như phải mất nhiều năm để COI tự khẳng định vị trí để điều tra về Bắc Triều Tiên, ta có thể giả sử rằng có thể phải mất nhiều năm nữa để bất kỳ hệ thống pháp lý nào đó hành động”.
Ủy ban đã gửi phúc trình tới Bình Nhưỡng hồi tháng Một nhưng chưa hề được hồi đáp.
Các phát hiện của phúc trình sẽ chính thức được trình bày tại Hội đồng Nhân quyền LHQ vào ngày 17/3.
Phúc trình được công bố giữa lúc quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đang cải thiện và chỉ vài ngày trước khi các cuộc đoàn tụ gia đình xuyên biên giới được nối lại.
Seoul hôm thứ Sáu tuần trước đã thuyết phục Bình Nhưỡng tiếp tục các cuộc đoàn tụ bất chấp các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ.
Đặc sứ Lee nói rằng có nhiều phần chắc thời điểm mà Bắc Triều Tiên tính toán để nhượng bộ ngay trước khi công bố phúc trình của Liên Hiệp Quốc không phải là một sự trùng hợp.
Ông Lee nói rằng Bắc Triều Tiển biết rõ về sức mạnh của đề nghị do ủy ban Liên Hiệp Quốc đưa ra. Nói một cách khác, ông đánh giá rằng Bắc Triều Tiên đã không thay đổi một cách thành thực mà đang tiến hành một sách lược nhanh chóng nhằm tìm cách tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Song hai bên cũng đồng ý không vu khống nhau, và vì thế, Bình Nhưỡng sẽ theo dõi sát các bình luận của Seoul về bản phúc trình của LHQ.